Trong khi tư bản Nam Hàn vào Hà Nội và Sài Gòn xây nhiều khách sạn 5 sao dễ dàng để đầu tư, thì Việt Kiều hồi hương tìm mua nhà lại gặp nhiều trắc trở.
Có phải vì tư bản Nam Hàn đưa các phong bì nặng tiền đô hơn" Và vì sao nhà nước dễ dàng trao các khoảnh đất dễ kinh doanh nhất cho tư bản Nam Hàn mà vẫn còn làm khó dễ các Việt Kiều muốn tìm một căn nhà dưỡng già"
Trong khi đaì VOA cho biết Việt Kiều được hứa hẹn mua nhà dễ dàng tại VN, thì đài BBC cho biết “Việt kiều cư trú tại Việt Nam vẫn chưa mua được nhà mặc dù luật Nhà ở năm 2006 cho phép họ làm điều đó.” Nhưng bản tin trước đó của VnExpress cho biết tư bản Nam Hàn vào xây khách sạn là dễ nhất, không trở ngại gì.
Bản tin đài VOA hôm 8-5-2007 cho biết như sau:
“Người nước ngoài đang ở Việt Nam sẽ được phép mua nhà đất...
Việt Nam sẽ cho phép người nước ngoài đang ở Việt Nam mua nhà đất. Theo một chương trình do Bộ Xây Dựng soạn thảo và đệ trình lên chính phủ để phê duyệt, những người được quyền mua nhà gồm có những ai tới Việt Nam để đầu tư trực tiếp hay có đóng góp cho đất nước và nhận được huân chương, hoặc những nhà khoa học được trao tặng học hàm, học vị, các chuyên gia trong các lĩnh vự kinh tế - xã hội, những công nhân có tay nghề cao, và những người lập gia đình với công dân Việt Nam.
Bản tin hôm thứ ba của Tân Hoa Xã cho biết để mua nhà ở Việt Nam, những người nước ngoài này phải đạt đủ 3 tiêu chuẩn: Thứ nhất: họ đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam. Thứ hai: họ đã nhập cảnh Việt Nam và đã được phép cư trú tại Việt Nam trong vòng ít nhất 1 năm, và thứ ba: họ sẽ mua nhà cho chính họ và cho các thành viên trong gia đình họ.
Cũng theo chương trình này thì các cơ quan nước ngoài ở Việt Nam có thể mua nhà để cho nhân viên nước ngoài của họ thuê.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Vụ trưởng Vụ quản lý nhà ở cho biết theo đề xuất của Bộ Xây Dựng thì trong ngắn hạn, chương trình sẽ được thực hiện ở thủ đô Hà Nội, thành phố Sài Gòn và một số tỉnh và thành phố dưới sự quản lý của trung ương, nơi có nhiều dự án đầu tư nước ngoài và nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang làm việc.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối tháng 3, Việt Nam có 7.067 dự án đầu tư nước ngoài đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký đạt gần 63,6 tỉ đô la.”
Bản tin BBC hôm Thứ Ba 8-5-2007 lại cho biết, trích:
“Tình trạng thủ tục nhiêu khê khiến cho các Việt kiều cư trú tại Việt Nam vẫn chưa mua được nhà mặc dù luật Nhà ở năm 2006 cho phép họ làm điều đó.
Theo Luật Nhà ở này, những Việt kiều cư trú tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên có quyền sở hữu một căn nhà.
Tuy nhiên, được biết trong gần một năm thi hành luật, giới chức vẫn chưa giải quyết được trường hợp nào, vì các cơ quan công chứng không dám xác nhận hợp đồng mua bán nhà do họ chưa nhận được hướng dẫn cụ thể.
Các cơ quan công chứng nói hướng dẫn mà họ cần có là về thời hạn cư trú của Việt kiều, do Bộ Ngoại giao và Bộ Công an phối hợp xử lý, nhưng cho đến nay họ vẫn chưa nhận được văn bản hướng dẫn thực hiện từ hai Bộ trên...”
Cũng nên nhắc, bản tin báo nhà nứơc VNExpress hôm 12/3/2007, ghi nhận rằng tư bản Nam Hàn trên đà chiếm gọn các khu đất vàng, đất bạc mà không bị khó dễ như Việt Kiều, trích:
“Đất vàng Hà Nội hút hồn nhà đầu tư...
Charmvit, Keangnam (Hàn Quốc), Riviera (Nhật Bản), Antara Koh Development Pte.Ltd (Singapore) đều tha thiết với các dự án xây dựng khách sạn tại Hà Nội. Bất động sản thủ đô được giới kinh doanh ví như cô gái đẹp ngủ trong rừng nay đã tỉnh giấc.
Khách sạn 5 sao của tập đoàn Charmvit (Hàn Quốc) tọa lạc tại Khu đô thị Đông Nam (đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy), diện tích 1,98 ha. Vốn đầu tư dự án là 80 triệu USD với quy mô 564 phòng. Hiện nhà đầu tư đã nộp tiền bảo lãnh thực hiện dự án, tiến hành khoan khảo sát địa chất và đang triển khai thiết kế kiến trúc để xin giấy chứng nhận đầu tư. Bản thiết kế sơ bộ đã được chủ đầu tư trình Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội.
Với vị trí đắc địa, gần Trung tâm Hội nghị Quốc gia, đối diện với siêu thị Big C, liền kề với nhiều khu đô thị mới, chủ đầu tư không bỏ lỡ cơ hội tận dụng tấc đất tấc vàng bằng việc xin thành phố cho nâng cao tầng khách sạn từ 18 lên 30 tầng...
Không xuôi chèo mát mái như ông bạn đồng hương, tập đoàn Keangnam (Hàn Quốc) đang chạy đua vất vả với Hiệp hội Kanagawa/Tập đoàn Riviera (Nhật Bản) để giành quyền đầu tư một khách sạn 5 sao khác trên đường Phạm Hùng. Khu đất này có diện tích dự kiến 4-6 ha.
Nhà đầu tư Hàn Quốc cam kết bỏ vốn 500 triệu USD với quy mô khách sạn 500 phòng, cam kết hoàn thành dự án vào tháng 1/2010 và đầu tư bằng nguồn vốn tự có, vốn vay. Thế mạnh của Keangnam là đã tham gia lựa chọn chủ đầu tư khách sạn 5 sao của thành phố, được Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc và Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam ủng hộ, vốn chủ sở hữu của tập đoàn năm 2005 đạt 302 triệu USD. Để khẳng định quyết tâm thực hiện dự án, Keangnam cam kết hỗ trợ không hoàn lại cho Hà Nội 5 triệu USD, nộp tiền bảo lãnh thực hiện dự án bằng 10% tổng mức đầu tư.
Thế nhưng "đối thủ" đến từ Nhật Bản cũng chẳng vừa. Được Đại sứ quán Nhật Bản tại VN và Đại sứ quán VN tại Nhật Bản ủng hộ, Riviera cũng cam kết đầu tư 500 triệu USD với 550 phòng khách sạn. Tập đoàn này cam kết hỗ trợ 3 triệu USD cho thành phố, hoàn thành dự án vào cuối năm 2009, đầu tư bằng vốn góp của các đối tác Ngân hàng tín dụng thương mại Trung Quốc và Công ty tài chính CSK...”