Cương Lĩnh Nói Một Đường Đảng Làm Một Nẻo
Phạm Trần
Cương lĩnh "Xây Dựng Đất Nước Trong Thời kỳ Qúa độ lên Chủ nghĩa Xã hội" (bổ sung, phát triển năm 2011) phổ biến ngày 15 tháng 9 cho nhân dân vạch lá tìm sâu đến ngày 31 tháng 10 năm 2010 có gì mới không mà báo chí đảng đã vội khóac cho Văn kiện này chiếc áo đơm vàng kết bạc như là " tuyên ngôn chính trị của Đảng" để " xác lập con đường xây dựng, lãnh đạo đất nước trong 10 năm tới" "
Nêu câu hỏi như thế có qúa đáng không " Nhất định không, bởi vì Văn kiện quan trọng này dù đã được một Ban nghiên cứu bàn qua tán lại từ năm 2006 trước khi nạp cho Bộ Chính trị (15 người) họp 2 lần và 3 lần Hội nghị thảo luận của Ban Chấp hành Trung ương đảng trong 2 năm 2009 và 2010 cùng hàng chục các cuộc họp nghiên cứu, góp ý của các Nhà tư tưởng, khoa học, học gỉa, cựu lãnh đạo, lão thành cách mạng v.v... thế mà có đốt đuốc mà tìm cũng chả thấy gì mới hơn nội dung của Cương lĩnh nguyên thủy năm 1991.
Hãy nghe Ông Nguyễn Đình Lộc, cựu Bộ trưởng Tư pháp nói với báo Tuần Việt Nam ngày 30-8-2010 :" Tôi có tham gia một số hội thảo bàn về văn kiện đại hội XI, lúc đầu nói sẽ sửa đổi cương lĩnh, anh em chờ đợi, hi vọng rất nhiều nhưng bây giờ đọc lại dự thảo sửa đổi thì có thấy sửa gì nhiều đâu. Có người nói đó là bước lùi chứ không phải là cải tiến.
Giải thích vì sao cũng khó. Phải chăng trước hết vì nhận thức của chúng ta" Cũng có thể do ta thỏa mãn với những gì đã đạt được. Có người thấy cương lĩnh như thế là cơ bản lắm rồi."
Không phải chỉ có ông Lộc mới chán nản như thế mà ai đọc Cương lĩnh mới rồi đem so với những điều đảng nói trong Cương lĩnh ra đời từ 19 năm trước, cộng thêm với những việc đảng đã và còn đang làm, nhất là về mặt tự do, dân chủ thì ai cũng muốn đảng trả lại dân những khỏan tiền và thời gian các cấp lãnh đạo đã hoang phí để nặn ra Văn kiện đầu Ngô mình Sở này.
CƯƠNG LĨNH NÓI CHO AI "
Trước nhất, đảng viết : "Với những thắng lợi đã giành được trong hơn 80 năm qua, nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; đất nước ta đã thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu."
Ngay trong đọan ngắn ngủi này, đảng đã nói không thật 3 điều bởi vì : 1) Nước Việt Nam làm gì đã có tự do. 2) Dân ta chưa được làm chủ đất nước, làm chủ xã hội vì nếu đã là chủ nhân thì phải được cán bộ, đảng viên là những người tự nhận mình là "đầy tớ của nhân dân" phục vụ chứ đâu có dám hành hạ dân, sa sút phẩm chất, đạo đức cách mạng, tham nhũng, lãng phí, thối nát và ăn chơi trác táng ngay trước mặt dân như bây giờ " 3) Sau cùng nếu đất nước đã "thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu" thì tại sao xã hội vẫn còn qúa nhiều bất công, vẫn còn hàng trăm người dân kéo nhau đi khiếu kiện cán bộ cướp đất, cướp nhà, cướp ruộng, cướp vườn của dân. Vẫn còn cách biệt giầu nghèo giữa thành phố và nông thôn, vẫn còn có các cán bộ, đảng viên Tư bản đỏ giầu nứt mắt mà người dân lại chưa ăn bữa sáng đã lo bữa tối "
Cương lĩnh cũng viết : " Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo."
Chiếc bánh vẽ này thật là vĩ đại, nhưng cũng rất nhiều lừa dối bởi vì người dân Việt Nam chưa bao giờ nói với ai rằng "đi lên chủ nghĩa xã hội" là "khát vọng" của chúng tôi. Xã hội lý tưởng "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ, có Nhà nước pháp quyền, có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc" đến bao giờ mới có, hay sẽ chẳng bao giờ có "
Bởi vì Cương lĩnh đã viết mập mờ rằng: "Đây là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen."
Nhưng "quá độ lâu dài" là bao nhiêu năm " Đảng CSVN đã "qúa độ" ở miền Bắc 20 năm trước khi chiếm được miền Nam năn 1975 rồi tiếp tục "qúa độ" thêm 35 năm nữa, sau khi thống nhất đất nước, tổng cộng trên nửa Thế kỷ mà đảng CSVN cũng chỉ biết nói viển công rằng : "Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng xong về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hoá phù hợp, tạo cơ sở làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh."
Như thế là bao nhiêu năm nữa, những người đứng đấu đảng CSVN có câu trả lời không hay chỉ biết nói như thế để đánh lừa dân và để bảo vệ địa vị cầm quyền độc tôn cho vinh thần phì gia với nhau "
Về Giáo dục và đào tạo, Cương lĩnh nói đảng: "Có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Đổi mới toàn diện, mạnh mẽ giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo định hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời."
Nhưng thực tế của nền giáo dục lạc hậu, từ chương, bất bình đẳng, bất công, kỳ thị đã làm cho bao nhiêu trăm ngàn con em và thanh thiếu niên mất học vì nhà nghèo thì đảng có biết không "