Hôm nay,  

Trang Văn Nghệ Á Châu: Fukudakyoko, “kamikaze Girl” Của Điện Ảnh Nhật Bản

02/05/201000:00:00(Xem: 3969)

Trang Văn Nghệ Á Châu: FukudaKyoko, “Kamikaze Girl” của Điện Ảnh Nhật Bản -
Nhuỵ Nhã

LGT: Trong những thập niên gần đây, văn nghệ Á Châu ngày càng khởi sắc trên phương diện điện ảnh, thời trang, tài tử... với những đóng góp quan trọng của Hồng Kông, Đại Hàn, Nhật Bản, Đài Loan... Nhiều bộ phim hay, nhiều tài tử nổi tiếng của Á Châu đã chinh phục con tim khối óc của hàng tỷ người không những tại Á Châu, mà còn cả các quốc gia tại các châu lục khác của thế giới. Để có thể cống hiến quý độc giả phần nào những sắc thái mới lạ, những đường nét quyến rũ, những hình ảnh độc đáo, của văn nghệ Á Châu, Sàigòn Times hân hạnh giới thiệu cùng quý độc giả các bài viết của Nhuỵ Nhã, một cây viết khả ái, dễ thương, có nhiều cơ duyên đặc biệt với nền văn hóa Nhật Bản, Đài Loan, Đại Hàn, Hồng Kông....

*

Đối với đại đa số khán giả ái mộ phim ảnh thuộc giới trẻ của khu vực Châu Á, có lẽ loại phim “thần tượng” với sự góp mặt của những diễn viên trẻ đẹp xuất thân từ giới người mẫu hoặc ca sĩ, là một nhu cầu nghệ thuật song hành cùng âm nhạc vốn không thể thiếu trong sinh hoạt thưởng thức văn nghệ và nhất là trong bối cảnh “toàn cầu hóa” kèm theo trào lưu trao đổi văn hóa đa chiều giữa các quốc gia trong vùng đang ngày càng phát triển như hiện nay.
Qua đó, tuy hầu như những “cường quốc điện ảnh” Á Châu đều có chung khuynh hướng dàn dựng loại phim “thần tượng” dựa trên những nền tảng cơ bản như: đào kép xứng đôi, ngoại cảnh thơ mộng, trang phục thịnh hành, nội dung cốt truyện có nhiều tình tiết lãng mạn đôi khi xa rời thực tế, nhưng tùy theo đặc tính văn hóa của từng quốc gia, khán giả vẫn có thể cảm nhận được nhiều “khẩu vị” khác biệt rất rõ nét. So về thể loại phim thần tượng nói riêng và lĩnh vực điện ảnh nói chung, có lẽ không ai phủ nhận được vị thế đặc biệt của Nhật Bản đối với các “cường quốc” điện ảnh trong vùng như Đại Hàn, Hồng Kông, Đài Loan và Hoa Lục. Nếu các nhà làm phim Đại Hàn thường chú trọng vào đề tài khai thác những chuyện tình cảm động, bi thương thì Hồng Kông cũng đưa ra những cốt truyện éo le ngang trái, đầy nghịch cảnh với nhiều phần kết hợp giữa lý tưởng và hiện thực. Trong khi đó giới phim ảnh Đài Loan vẫn còn ưa chuộng lối phóng tác truyện tranh của Nhật Bản và sửa đổi lại cho phù hợp với bối cảnh xã hội thực tại. Riêng về Hoa lục thì tương đối yếu kém nhất vì tuy có khối lượng khán giả khổng lồ, nhưng lại ít xuất hiện những khuôn mặt “thần tượng” sáng chói mang tầm ảnh hưởng cả châu lục.
Còn lại mỗi Nhật Bản vốn là một thị trường đứng vững từ lâu đời và có những bước tiên phong trong thập niên 1990 về lĩnh vực phim truyền hình thuộc thể loại “thần tượng” với nội dung cốt truyện luôn được chuyên tải bằng những lời đối thoại tinh tế, thể hiện chiều sâu nội tâm nhân vật để diễn đạt nhiều trạng thái tâm lý của con người. Hơn nữa, điện ảnh còn là một thông điệp phản ảnh triết lý nhân sinh quan của người Nhật: đó là sự kết hợp hài hòa giữa con người và vạn vật. Từ chén trà đựng trên mâm gỗ đơn sơ, từ đóa hoa trong ngôi vườn nhỏ xinh xắn, từ đám mây trôi lững lờ trên bầu trời ẩn hiện những cánh chim hoang vu v.v…tất cả đều được đưa vào ống kính để sống và cảm nghĩ cùng nhân vật trong phim.
Ngoài ra, Nhật Bản còn là một quốc gia Á Châu duy nhất có nền điện ảnh ít chú trọng vào hình thức vai diễn chính hoặc phụ của diễn viên. Ngược lại, sự xuất hiện đa dạng của các tài tử trong nhiều vai diễn hoặc nhiều loại phim khác mới chính là thành tích được khán giả xứ Phù Tang công nhận và đánh giá. Điều này đồng nghĩa với việc một diễn viên Nhật Bản nổi tiếng và được khán giả ái mộ không nhất thiết phải góp mặt trong tất cả các tác phẩm với tư cách vai chính. Nói cho đúng hơn, giới thưởng ngoạn Nhật Bản có khuynh hướng chỉ chú trọng về “phẩm chất” hơn “số lượng”. Từ đó đã hình thành một môi trường cạnh tranh gay gắt trong giới diễn viên Nhật Bản với quy luật đào thải nghiêm khắc kèm theo mức thù lao được xem là cao nhất so với các thị trường phim ảnh trong vùng. Vì vậy, để chinh phục khán giả, tài năng diễn xuất của diễn viên luôn là yếu tố cần thiết hàng đầu của các ngôi sao Nhật Bản. Và một khuôn mặt trẻ đẹp, sáng giá nhất hiện nay, có khả năng thu hút số lượng đông đảo khán giả ái mộ Á Châu chính là nữ tài tử Fukuda Kyoko.
Chính thức nổi danh tại quốc nội từ năm 1997 qua bộ phim truyền hình ăn khách “FIVE”, Fukuda Kyoko được xem là một trong những nữ ca sĩ kiêm diễn viên thành công nhất thuộc lứa tuổi sinh vào thập niên 1980 của Nhật Bản với câu ví von nổi tiếng của giới bình luận văn nghệ xứ Phù Tang: “Nếu không bước đi trên con đường nghệ thuật thứ Bảy, Fukuda Kyoko vẫn là một ngôi sao sáng của thế giới âm nhạc và giới người mẫu quảng cáo Nhật Bản do sắc đẹp quyến rũ, gợi cảm được thể hiện một cách hoàn hảo trên khuôn mặt tròn trịa và cặp mắt trữ tình của cô. Nói cách khác, mỗi khi đề cập đến Fukuda Kyoko dường như không ai có thể nhịn được một lời khen về sắc đẹp thu hút của cô ta”.
Fukuda Kyoko chào đời ngày 11/2/1982 tại quận Kita Ku, thủ đô Tokyo trong một gia đình khá giả và có một người em gái với khuôn mặt hao hao giống cô đến nỗi có nhiều người thường lầm họ là cặp chị em sinh đôi. Từ năm 2 tuổi, Fukuda Kyoko tỏ ra yêu thích và có năng khiếu môn bơi lội nên từng mang mơ ước gia nhập đoàn tuyển thủ quốc gia để tranh tài tại vũ đài Thế Vận Hội. Tuy nhiên, sau khi bước vào thế giới văn nghệ, cô đã không còn thời gian luyện tập nên không thể thực hiện giấc mơ tranh tài trên những “đường đua xanh”. Ngoài ra, trong một số tác phẩm điện ảnh hoặc phim quảng cáo sau này cũng sử dụng rất nhiều cảnh biểu diễn tài nghệ bơi lội thực sự của Fukuda Kyoko. Đến năm lên 4 tuổi, Fukuda Kyoko bắt đầu làm quen với âm nhạc qua những bài học vỡ lòng về kỹ thuật diễn tấu dương cầm và sáo. Từ đó, cô có thêm niềm đam mê ca nhạc và phát triển năng khiếu sáng tác vào khoảng năm 10 tuổi. Khi bước vào năm thứ hai bậc Trung Học Cấp Hai ở lứa tuổi 13, Fukuda Kyoko đoạt giải “PURE GIRL Audition” trong cuộc thi tuyển lựa tài năng trẻ “Polypro Talent Scout Caravan” tại Tokyo và bắt đầu được các hãng sản xuất dĩa chú ý.
Bốn năm sau, tức năm 1999, làng nhạc trẻ Nhật Bản chính thức đón nhận một giọng ca kiêm nhà sáng tác trẻ Fukuda Kyoku với album đầu tay “Dear..” cùng các dĩa đơn khúc như: “Saigo No Kajitsu” (Trái Cấm Cuối Cùng), “Easy Rider”, “Kirameki No Shunkan” (Giây Phút Lấp Lánh). Với giọng ca truyền cảm sở trường cả hai âm vực trầm bổng hòa cùng âm hưởng du dương của dòng nhạc ballad êm dịu kết hợp với dòng nhạc Rock sinh động, những tác phẩm tự biên của Fukuda Kyoko đã giúp cô nhanh chóng vươn lên vị trí thứ hạng cao của những bảng xếp hạng âm nhạc tại Nhật.
Điều đáng kể là trước đó vào năm 1997, Fukuda Kyoko có dịp ra mắt khán giả màn ảnh nhỏ trong bộ phim truyền hình đầu tiên “FIVE”, miêu tả cuộc đấu trí gay cấn của 5 cô thiếu nữ hợp sức cùng một chàng thám tử để chống lại thế lực của băng đảng xã hội đen. Qua cơ hội này, tài năng diễn xuất linh động và nhất là khuôn mặt xinh đẹp gợi cảm của Fukuda Kyoko đã gây sự chú mục đặc biệt cho giới hâm mộ. Tiếp đến, cô còn góp mặt cùng nam tài tử điển trai Kaneshiro Takeshi mang nửa dòng máu Đài Loan và được khán giả Việt Nam biết đến qua tên Kim Thành vũ, trong bộ phim “Kamisama, Mo Sukoshi Kedo” (Chỉ Còn Một Chút Nữa Thôi, Thượng Đế Ơi!). Đây là một tác phẩm nói về cuộc tình nhẹ nhàng giữa một cô gái bị nhiễm chứng bệnh nan y liệt kháng (HIV) tên Kano Sadao và nhà soạn nhạc Ishikawa Keigo. Tuy do hai khuôn mặt mới xuất hiện trong làng phim ảnh Nhật Bản là Fukuda Kyoi và Kaneshiro diễn xuất vai chính nhưng lại tạo kỷ lục bất ngờ với tỷ lệ khán giả theo dõi trực tiếp vượt hơn 30%. Do đó, “Kamisama, Mosukosho Kedo” đã mang về cho Fukuda Kyoko danh hiệu “Tân nữ minh tinh xuất sắc” của giải thưởng “Golden Arrow 1998”. Đồng thời, trong cùng năm 1998, Fukuda Kyoko còn được chọn là người đẹp có nụ cười gợi cảm nhất của giải thưởng “Best Smile Of The Year”.


Vào năm 1999, danh tiếng của Fukuda Kyoko càng lan rộng khắp Phù Tang Tam Đảo qua vai diễn nhân vật Kato Ayumi trong tác phẩm “Oni No Sumika” (Nữ Tướng Lữ Quán”, được coi là một bước đột phá ngoạn mục để bắt đầu mở rộng sự nghiệp ở cả hai lĩnh vực phim ảnh và ca nhạc theo như lời cô tâm sự: “Có thể nói rằng mức độ thành công ngoài dự tưởng của bộ phim Oni No Sumika đã giúp tôi có thêm tự tin để thử sức tại sân khấu ca nhạc”. Điều này cho thấy, tại thị trường văn nghệ Nhật Bản, sân khấu ca nhạc là một vùng đất xem ra còn khó có chỗ tranh chân hơn lĩnh vực phim ảnh.
“Oni No Sumika” miêu tả những khúc ngoặc quan trọng làm thay đổi nhân sinh quan và cuộc đời của cô nữ sinh trung học cấp Ba Kato Ayumi với nhiều chi tiết sống động phản ảnh xã hội hiện thực Nhật Bản. Ngoài ra Ayumi còn là nhân vật chính yếu của toàn bộ 11 tập phim, không có vai nam kèm theo nên hầu như dư luận Nhật Bản đều cho rằng đây mới là vai nữ chính đầu tiên của cô. Ayumi là trưởng nữ trong một gia đình giàu có chuyên nghề kinh doanh lữ quán. Tuy sống tại nơi đô thị đầy đủ tiện nghi nhưng Ayumi lại cảm thấy nhàm chán và bực bội vì gia quy khắt khe mà cô luôn cho rằng mình không được tự do thoải mái như các bạn học có gia cảnh bình thường. Sau khi cha mẹ Ayumi bất ngờ qua đời vì một tai nạn giao thông, cuộc đời cô có nhiều thay đổi khi phải về sống với người dì ruột và làm công việc lặt vặt tại lữ quán của cha mẹ cô. Từ đó, cô trải qua những ngày tháng cực nhọc trước sự lãnh đạm, thờ ơ và cách đối xử bắt nạt của gia đình thân tộc phía cha cô. Tuy nhiên, vốn là người có cá tính mạnh và đầu óc tự lập, Ayumi luôn nhẫn nại chịu đựng, vượt bao gian khổ cho đến khi có đầy đủ bản lĩnh đoạt lại quyền điều hành lữ quán và trở thành nữ chủ nhân mới.
Bộ phim đưa ra thông điệp nhắc nhở giới trẻ Nhật Bản đương thời vốn có xu hướng thụ hưởng hạnh phúc và tiện nghi vật chất do gia đình tạo lập mà quên rằng bất cứ những gì mà họ thừa hưởng cũng đều khởi đầu từ những công sức khó nhọc của người đi trước. Ngoài ra, theo dư luận thì “Oni No Sumika còn là một tác phẩm có giá trị văn hóa sâu sắc khi đưa ra hình ảnh một “nữ tướng” Ayumi rất trung thực đúng theo truyền thống kinh doanh ngành lữ quán tại Nhật Bản. Bởi lẽ vai trò chủ nhân lữ quán ở Nhật Bản đều do phụ nữ đảm nhiệm và được gọi bằng danh từ chuyên môn là “Okami”, có nghĩa là “nữ tướng”.
Sau khi khẳng định vị trí định cao trên vòm trời văn nghệ Nhật Bản từ cuối thập niên 1990, Fukuka Kyoko lần lượt tỏa sáng qua các vai diễn đa dạng trong hàng loạt tác phẩm phim truyền hình và điện ảnh tiêu biểu như: “Tengoku No Kisu” (Nụ Hôn Thiên Quốc), “Imagine”, “Food Fight”, “Stawberry On The Shortcake”, “Friends”, “Futari Watashitachi Ga Eranda Michi” (Con Đường Hai Chúng Tôi Đã Chọn), “Yama Onna Kabe Onna (Sơn Nữ Bích Nữ), “Fugo Keiji” (Vụ Án Nhà Phú Hào), “Kimi Ga Kureta Haru (Mùa Hè Em Đã Cho Tôi), “Kuroibu No Taiyo” (Điểm Đen Mặt Trời), “The Ring 2”, “Dolls”, “Tenshi” (Thiên Sứ), “Onmyojitsu” (Âm Dương Sư), “Shimotsuma Monogatari” (Câu Chuyện Phố Phường), “Yatterman” v.v…Hơn nữa, cô còn từng diễn xuất chung với các nam nữ tài tử Hồng Kông và Đại Hàn như Trần Tuệ Lâm (Kelly Chen), Doãn Tôn Hà (Yoon Son Ha), Huyễn Bân (Won Bin) và đặc biệt có rất nhiều khán giả ái mộ tại các quốc gia sử dụng Hoa ngữ như Hồng Kông, Đài Loan, Sìngapore, Trung Hoa. Mặt khác, trong những năm gần đây, danh tiếng của Fukuda Kyoko còn bắt đầu nổi bật tại Hoa Kỳ với biệt danh “Kamikaze Girl” (nữ Thần Phong Cảm Tử).
Danh hiệu này xuất phát từ tựa đề bằng Anh ngữ của tác phẩm “Shimotsuma Monogatari” (Kamikaze Girls), một trong những bộ phim điện ảnh gắn liền với tên tuổi của Fukuda Kyoko, được phát hành vào năm 2004. Bộ phim miêu tả lối sống trái ngược của hai cô bạn gái ở thành phố Shimotsuma, tỉnh Ibaragi tên Ryugasaki Momoko (do Fukuda Kyoko thủ diễn) và Shirayuri Ichigo (do nữ tài tử Tsuchiya Anna đóng). Trong khi Momoko là một cô gái bản tính hiền lành, chỉ thích cuộc sống trầm lặng cô độc và ăn mặc theo lối thời trang công nương quý phái (Lolita Fashion) thì Ichigo lại là một thành viên của nhóm đua xe tốc độ thích ăn mặc theo kiểu dân chơi “Yankee”. Do cha của Momoko là tay chuyên nghề buôn bán đồ thời trang giả tạo nên Ichigo trở thành người khách quen thuộc thường đến cửa tiệm là nhà Momoko và trong một dịp tình cờ hai cô quen biết nhau rồi trở thành bạn bè. Từ đó, Momoko bị lôi cuốn vào những rắc rối phiền phức do Ichigo gây ra vì đụng chạm với nhiều nhóm đua xe tốc độ khác. Trải qua bao cảnh dở khóc dở cười, Momoko đã thay đổi nhiều cảm nghĩ về tình bạn và cuộc đời mà trước đây cô chỉ nhìn thấy qua lăng kính của một người cô độc. Với nội dung cốt truyện có nhiều phần mới lạ khi đưa ra hai nhân vật tương phản và những va chạm trong cuộc sống thực tế, “Kamikaze Girls” đã trở thành một tác phẩm đạt mức doanh thu kỷ lục hơn 600 triệu yen và đại diện cho Nhật Bản tham dự nhiều Lễ Hội Điện Ảnh Quốc Tế cũng như được dư luận khen ngợi nồng nhiệt sau khi trình chiếu tại nhiều quốc gia Âu Mỹ.
Quan trọng hơn, “Kamikaze Girls” còn giúp Fukuda Kyoko đoạt được danh hiệu “”nữ diễn viên xuất sắc” của các giải thưởng điện ảnh danh giá như: “Giải Tuyển Chọn Điện Ảnh Mainichi”, “Lễ Hội Điện Ảnh Yokohama 2004”, “Giải Điện Ảnh Tokyo”, “Giải Thưởng Điện Ảnh Academy Japan”.
Mặt khác, ở vai phản diện, Fukuda Kyoko cũng tỏ ra xuất sắc không kém trong vai diễn nữ ác nhân Doronjo của tác phẩm hành động giả tưởng, hài hước dí dỏm “Yatterman” được chuyển thể từ bộ phim hoạt họa cùng tên. Có lẽ giới hâm mộ phim hoạt hình Nhật Bản đều đã từng nghe qua tên tuổi của một chàng siêu nhân biệt danh “Yatterman” nổi tiếng trong loạt phim được trình chiếu suốt trong thập niên 1970.
Nội dung câu chuyện bắt đầu từ một truyền thuyết về một viên đá trong không gian có hình dáng đầu lâu gọi là “Dokuro” ẩn chứa bí mật liên quan đến kho tàng vô giá. Thế nhưng khi rơi đến trái đất, viên đá “Dokura” bị sức va chạm vỡ vụn thành nhiều mảnh và lưu lạc trong nhân gian. Lúc đó, có bộ ba ác nhân tự xưng là nhóm “Dorombo” gồm nữ thủ lĩnh xinh đẹp Doronjo và hai tên hầu cận xấu xí Tonzura và Bonzakki, mang dã tâm chiếm đoạt viên đá quý để khống chế toàn cầu. Biết được âm mưu chiếm đoạt viên đá của nhóm “Dorombo”, một nhóm hiệp sĩ đại diện cho phe chính nghĩa là ba siêu nhân lấy biệt hiệu “Yatterman” luôn xuất hiện kịp thời để chống lại thế lực. Nhân vật chính của đội quân này là chàng trai Takada Gan, con trai của một nhà thiết kế đồ chơi nổi tiếng. Cùng đồng hành với cậu còn có người bạn thân tự xưng danh "Yatterman No.1" và bạn gái Ai-chan "Yatterman No.2". Qua đó, bộ phim “Yatterman” không chỉ là cuộc chiến giữa con người với những màn thi triển phép thuật mà còn có nhiều màn phô diễn sức mạnh của những robot nên càng hấp dẫn người xem không khác gì những cảnh trong phim hoạt họa.
Ngoài sự góp mặt của Fukuda Kyoko, phim “Yatterman” còn quy tụ hai khuôn mặt trẻ rất được yêu thích tại Nhật Bản là Sakurai Sho (27 tuổi), thành viên của nhóm nhạc nam “Arashi” nổi tiếng nhất trong năm 2008 của làng nhạc trẻ xứ Phù Tang và nữ diễn viên Fukuda Saki (20 tuổi), ngôi sao thần tượng ăn khách. Tuy nhiên, cũng phải nhắc đến danh tính của nhà đạo diễn Takashi Miike, từng tạo nhiều bước thành công qua những tác phẩm điện ảnh lừnh danh quốc tế như “Audition” (1999), “Dead or Alive” (1999, 2000, 2002), “Ichi The Killer” (2001), “One Missed Call” (2003), “Crows Zero” (2007)
Hiện nay, mỗi khi đề cập đến Fukuda Kyoko, giới ái mộ đều không thể nào quên được những thành tích mà cô từng đoạt được qua quá trình diễn xuất hơn gần 60 bộ phim truyền hình và khoảng 20 tác phẩm điện ảnh, tức con số kỷ lục đặc biệt đối với một nữ diễn viên chỉ mới 27 tuổi như cô.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.