Khi Dân Nghèo Nổi Dậy
Vi Anh
Bất cứ phong trào nhân dân nào cũng có cái riêng và cái chung và kết cuộc chưa hẵn theo ý hướng ban đẩu khởi sự. Kể từ năm 2006 đến nay, chánh trường Thái Lan rất bất ổn, cuộc biểu tình của phe Áo Vàng đại diện cho quyền lợi của các tầng lớp trí thức, trung lưu giầu có, sống tập trung ở Bangkok, dẫn dến cuộc dảo chánh của Quân Đội Thái, buộc Thủ Tướng Thaksin lưu vong. Và sau nhiều biến cố Thủ Tướng Abhisit Vejjajiva lên nắm chánh quyền. Rồi gần đây phe Áo Đỏ phản công, biểu tình đòi giải tán Quốc Hội . Chia rẽ giữa hai phe Áo Đỏ và Áo Vàng hết sức trầm trọng. Và mới đây lại xuất hiện nhóm Áo Hồng đại diện quyền lợi của giới doanh nhân, tiểu thương, công chức, tư chức đặc biệt của ngành du lịch bị thiệt hại nặng. Rồi thêm nhóm “không màu” đại diện cho các tổ chức thuộc xã hội dân sự.
Theo các nhà phân tích, tuy nhiểu màu sắc như vậy, nhưng bản chất phong trào nhân dân này ở Thái Lan rốt ráo, chánh yếu là cuộc nổi dậy của những tầng lớp dân nghèo, nông dân, ở các tỉnh lẻ và nông thôn (phe Áo Đỏ) quá bị thiệt thòi bên lề cuộc sống giàu sang của số người hương nhiều phúc lợi của nhà nước ở Bangkok (phe Áo Vàng). Dưới cái nhìn có tính cách khoa học chánh trị xã hội này, thử tím hiểu hố sâu ngăn cách nghèo giàu vô cùng sâu rộng ở hai chế độ CS ở Trung Quốc và VN, hậu quả sẽ đi vể đâu.
Một, về tình hình dân nghèo Thái Lan phản kháng chánh phủ. Không thể phủ nhận có bàn tay giật dây của Ô Thủ Tướng Thaksin. Là một tỷ phú nhưng khéo léo o bế nông dân nên đảng của Ông được nông thôn dồn phiếu. Nhưng phải ra đi vì lợi dụng chức quyền làm giàu cho cá nhân, gia đình, và tay chân vốn giàu có lại giàu có thêm. Nhưng ra đi vẫn còn muốn trở lại vì tin rằng lực lương nông dân còn tin mình đã đem lại cho họ một cuộc sống khá hơn. Trong những cuộc tập họp biểu tình lớn của phe Áo Đỏ, Ông từ ngọai quốc gởi lời kêu gọi, sách động.
Nhưng cái chung của cuộc nổi dậy của người dân nghèo Thái, nông dân tỉnh lẻ, tài xế tắùc xi, thợ thuyển các xưởng nhỏ là sự thiệt thòi. Họ quá thiệt thòi, không có chỗ đứng trong nền kinh tế chánh trị ở Thái Lan. Không cần Ô Cựu Thủ Tướng lưu vong giựt dây, sớm muộn gì người dân nghèo này cũng phải đấu tranh cho thân phận của mình, cho quyền sống của mình trong xã hội. Ông Cựu Thủ Tướng có thể giụt dây ban đầu nhưng Ông không thể là người quyết định sau cùng hướng đi của làn sóng nhân dân nghèo. Nông dân có thể cám ơn Ông lúc làm Thủ Tướng có dùng ngân sách giúp cho nông dân đỡ khổ hơn. Nhưng nhân dân biết đó là trò chánh trị bầu cử, mị dân hơn là biện pháp vì dân chân chính. Và sau nhiều tháng biểu tình, tiếng nói của Ô Thủ Tướng lưu vong càng ngày càng vắng lặng. Trái lại những khầu hiệu, biểu ngữ “«Rao khue phrai» (Chúng tôi là nông dân); “ Công bình Xã hội Nhiều hơn” mạnh lên, nhiều hơn.
Cuộc nổi dậy của người nghèo ở Bangkok đang làm cho chánh phủ của đương kim Thủ Tướng Abhisit Vejjajiva lâm vào thế lung lay có thể sụp đổ. Ông đồng ý giải tán Quốc Hội trong vòng 6 tháng tới mà phong trào biểu tình không giảm cường độ và nhịp độ. Tòa Bảo Hiến Thái Lan sẽ phán quyết về số phận của đảng Dân Chủ của ông Abhisit đã bị cáo buộc nhận những khoản tiền tài trợ bất hợp pháp trong cuộc bầu cử năm 2005. Chính phủ của ông Abhisit rất cần có sự ủng hộ của quân đội. Nhưng Tướng Anupong, tư lệnh bộ binh và làmột trong những chính khách có thế lực nhất tại Thái Lan cũng gây áp lực đối với ông Abhisit để giải tán Quốc Hội nhanh chóng. TT Abhisit không kiểm sóat dược tình hình. Trong ba ngày lực lương an ninh mà chánh phủ Ông điều động thất bại ba lần. Cuộc xung đột đã làm 23 người thiệt mạng, trong đó có 18 người biểu tình Áo Đỏ và 5 quân nhân, khiến phe Áo Đỏ lồng lên, quyết liệt cắt dứt mọi thương luợng dàn xếp. Mọi nỗ lực của chính phủ Thái Lan trong việc tố cáo những người Áo Đỏ có hành vi khủng bố đều không hiệu quả. Các biện pháp hợp pháp, như ban bố tình trạng khẩn trương, không ngăn chặn được các cuộc biểu tình.Những người Áo Đỏ đã chống lại và xô xát đã xẩy ra. Chánh phủ bi chê là bất lực. Chính những người ủng hộ Phe Áo Vàng thân Ông cũng phản ứng vì Ông không giải quyết được cuộc biểu tình làm kinh tế đình trệ. Nhiều siêu thị tại Bangkok đã phải đóng cửa. Hoạt động du lịch bị ế ẩm. Kể từ giữa tháng ba đến nay, kinh tế Thái Lan đã bị thất bát gần 800 triệu euro. Và theo Ông Pavin Chachavalpongpun, thuộc Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ở Singapore, nhận định đang “có sự chia rẽ trong quân đội, một số quân nhân chuyển sang ủng hộ phe Áo Đỏ. Đa số các sĩ quan cấp thấp Thái Lan thuộc tầng lớp dưới, xuất thân từ những vùng nghèo khổ và do vậy, họ có cảm tình với phe Áo Đỏ.”