Hôm nay,  

Phóng Sự Đặc Biệt – Bài 3: Phái Đoàn Việt Nam Quốc Dân Đảng Đi Dựng Bia Tưởng Niệm Những Nhà Yêu Nước Tại Guyane, Nam Mỹ

27/02/201000:00:00(Xem: 10306)

Phóng sự đặc biệt – Bài 3: Phái đoàn Việt Nam Quốc Dân Đảng đi dựng bia tưởng niệm những nhà yêu nước tại Guyane, Nam Mỹ

Lê Hoành Sơn

Lời mở đầu: một loạt bài phóng sự của anh Lê Hoành Sơn, người cùng phái đoàn “dựng bia tưởng niệm 525 nhà yêu nước Việt Nam” tại Guyane, Nam Mỹ, Những anh hùng dân tộc này đã bị lưu đày biệt xứ đến vùng rừng thiêng nước độc của rừng thuộc rặng Amazone tháng 5/193, đã bỏ mình nơi xứ lạ quê người...79 năm qua họ bị bỏ quên, không một mộ bia, không một nén hương, không một lời cầu nguyện v.v...Ngày 30-01-2010 phái đoàn VNQDĐ đã đến dựng bia tưởng niệm cho các anh hùng Việt Nam đã bỏ mình cho nền độc lập của dân tộc đặc biệt các liệt sĩ VNQDĐ sau cuộc Tổng Khởi Nghiã Yên Bái 10/02/1930 do VNQDĐ lãnh đạo. Bài 3

Viếng thăm nơi đặt chân đầu tiên của những anh hùng Yên Bái bị lưu đày đến Guyane, Nam Mỹ
 
Ngày thứ Năm 28/01/2010 chương trình đi đến Saint-Lauren Du Maroni, vùng giáp ranh với Surinam thuộc địa Hoà Lan, sông Maroni là biên giới giữa hai nước, cửa sông Maroni đổ ra biển Atlantic và đó cũng là bến cảng St-Lauren. Tháng 5/1931 tàu Martinière đã chở 525 chiến sĩ lưu đày biệt xứ người Việt đến bến cảng này sau 44 ngày lênh đênh trên biển cả. Tại đây có Khám Đường Saint- Laurent một nhà lao khét tiếng của chế độ thực dân Pháp, trước cổng có treo bản hiệu lớn Camp De La Transportation (Trại Trung Chuyển), thật ra gọi đây là Trại Trung Chuyển thì không đúng lắm vì trong này có chuồng cọp nhốt người tù Papillon (tác phẩm nỗi tiếng của  Alfred Dreyfus và Henri Charrière). Từ Khám Đường Saint-Lauren sau đó mới chuyển đến những trại tù khổ sai chung thân tận rừng sâu nước độc Amazone tại Guyane. Vậy thì 525 nhà yêu nước Việt Nam trên chiếc tàu Martinière đã đặt chân lên đây đầu tiên (cũng có một số bị chia xuống cảng Cayene). Bây giờ khu này trở thành một nơi du lịch và là khu di tích lịch sử được Unesco thừa nhận vào năm 2008. Khám Đường Saint-Lauren cũng là nơi tập trung của những tù nhân Nhà Lao An Nam sau khi chính phủ thực dân ra lệnh đóng cửa, nhưng phải “biệt xứ” không được về cố hương ở tại Guyane để làm việc, ngày đi làm tối về đây ngủ trong trại. Khi lập gia đình với thổ dân người Guyane mới được ra ngoài sinh sống, vì vậy cho nên ở Saint-Laurent có Làng Đông Dương (Village Chinois), và cách St-Laurent chừng 10 cây số đi về hướng Mana gần biển, có làng Javaihey người da đen gốc Việt Nam, mang họ Việt, trên khuôn mặt vẫn còn những nét đặc thù của người Việt Nam, nhưng không nói được tiếng Việt.
Trở lại chuyến đi St-Lauren đầy nghịch cảnh mà thích thú! khởi hành lúc 8:00 sáng, xe vừa chạy về hướng đi Saint-Lauren chưa đầy 15 km thì thấy một toán người dân địa phương dùng hai xe vận tải lớn châu đầu vào nhau khóa chặt lưu thông trên xa lộ cùng với những biểu ngữ đòi hỏi một yêu sách gì đó, nội bất xuất ngoại bất nhập, chỉ có xe cứu thương và chửa lửa mới được đi qua. Đó là cách đình công của người Pháp ở Guyane! khoá chặt hết các hệ thống giao thông làm tê liệt sinh hoạt xã hội hầu áp lực với chính quyền khi muốn đòi hỏi một điều gì đối với chính quyền. Lối đình công này rất lợi hại, nếu chính quyền không tìm cách điều đình thì chợ không đông, nhân công không đi làm việc, công chức ở nhà, chính phủ không giải quyết vấn đề hành chánh, ngân hàng không nhân viên giao dịch v.v.. nên chính quyền phải thương lượng giải quyết những yêu sách.
Dĩ nhiên chúng tôi đi Saint-Lauren cũng chịu chung một số phận, bị chận đường! Nhưng “cùng tất biến, biến tất thông”, một ngày đối với phái đoàn rất là quan trọng. Nhờ sợi dây đeo bản tên mang trên cổ có hình cờ vàng ba sọc đỏ do bác Thanh Sơn làm quà tặng cho các anh em trong đoàn, và nhờ tấm bia khổ nhỏ của VNQDĐ, nên phái đoàn tự xưng là phái đoàn “thiện nguyện” đang thực hiện công tác nhân đạo, các cơ quan truyền thông và truyền hình đang đưa tin đình công thấy lạ đến chụp ảnh phỏng vấn lia lịa, chụp hình luôn cả một tấm bia tưởng niệm các anh hùng VNQDĐ đưa lên đài truyền hình RFO (Reseau France Outer-mer). Và cũng nhờ thế mà phái đoàn được phép qua trạm đình công đầu. Tuy nhiên trạm đầu không phải hết, đụng trạm đình công thứ 2 lớn hơn, phiền toái hơn vì nó nằm trên trục lộ chính của Guyane muốn qua không phải dễ, chúng tôi vẫn dùng chiến thuật cũ, năn nỉ, đưa passport, vé máy bay, thư mời tham dự buổi lễ dựng bia tưởng niệm các nhà yêu nước Việt Nam, nội dung tấm bia, và nói đến mục đích chuyến đi.... Người chủ tịch công đoàn đình công tại trạm đó cũng không có thẩm quyền phải hỏi ý kiến người biểu tình bằng cách đọc thư mời của phái đoàn để lấy ý kiến chung của đoàn biểu tình, sau khi nghe đọc thư mời nhiều tràng phổ tay hoan nghênh đồng ý cho đoàn “thiện nguyện” được đi qua. Thế là vô tình lại được Radio và truyền hình RFO đọc quảng cáo mời các con cháu Nhà Lao An Nam đến tham dự buổi lễ tưởng niệm các anh hùng dân tộc vào ngày thứ Bảy 30/01/2010. Chúng tôi trong đoàn ai cũng thầm nghĩ nhờ hồn thiêng sống núi của các cụ phù hộ!


Qua trạm đình công này, xe trực chỉ St-Laurent Du Maroni để viếng thăm nhà tù đầu tiên các nhà yêu nước Việt Nam đặt chân xuống vùng lưu đày biệt xứ Guyane. Saint-Lauren cách nhà trọ gần 250 cây số, đến nơi là gần 12 giờ trưa, đã trễ giờ vào thăm Khám đường Saint-Lauren, phái đoàn chỉ đi thăm bên ngoài và biết tổng quát về Khám Đường Saint-Lauren, phải đợi 3:15 chiều mới mua vé vào được. Thấy quá trễ cho công việc, lại một màn ngoại giao năng nỉ với bà giám đốc điều hành trung tâm du lịch xin bà thông cảm cho hướng dẫn viên mở cửa trình bày cách thức sinh hoạt Khám Đường Saint-Lauren, bà đã chấp nhận đặc biệt cho phái đoàn “thiện nguyện” được vào thăm ngoài giờ  làm việc..... Hướng dẫn viên là một người da đen nói tiếng Anh rất lưu loát, có lương tâm nghề nghiệp, tận tâm với khách đến thăm, tận tình giải thích từng chi tiết...Khám Đường Saint-Lauren là một đại lao với nhiều chuồng cọp, có chỗ xử tử chặt đầu bằng máy chém, nhà ăn và nhà nguyện trước khi hành quyết, cổ máy chém ....và đặc biệt là chuồng cọp số 47 nhốt người tù Papillon. Chắc chắn rằng những nơi gian khổ này các nhà yêu nước Việt Nam đã từng trải qua! Vì trong một chuồng cọp có hình vẽ chiếc tàu Matinière (tàu đã chở 525 nhà yêu nước bị lưu đày đến đây). Nhìn lại thấy những gì ở đây có thì nhà tù Cộng Sản đều có cả mà Việt Cộng lại chế biến tinh vi và độc ác hơn.
Lại một ngày bị đói vì ăn muộn, đi tìm tiệm ăn ở đây cũng khó, phải chạy vòng vòng khắp mấy đường cuối cùng tìm ra một quán ăn còn mở cửa, khi bước vào còn đúng 5 người khách cuối cùng, phái đoàn bắt chuyện làm quen thì may gặp ông xếp lớn của trung tâm du lịch của Khám Đường Saint-Lauren nói tiếng Anh thành thạo. Cũng đưa thư mời, cũng nói mục đích chuyến đi để mong giúp đỡ, đặc biệt khi ghé qua văn phòng du lịch chúng tôi đã trao một tấm bia đồng khổ nhỏ yêu cầu họ gắn lên tường Khám Đường Saint-Lauren để tưởng niệm các nhà yêu nước Việt Nam đã đặt chân đến đây với nội dung:
VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG (V.N.Q.D.Đ)
Đời đời ghi ơn các đồng chí, những anh hùng dân tộc chiến đấu cho nền độc lập Việt Nam, đã bị lưu đày và bỏ mình nơi đây sau cuộc Tổng Khởi Nghĩa Yên Báy
ngày 10-02-1930 do V.N.Q.D.Đ lãnh đạo.
Tổ quốc ghi ơn
Đồng bào tưởng nhớ
LE PARTI NATIONALISTE DU VIET-NAM (V.N.Q.D.Đ)
à jamais reconnaissant envers tours ses camarades, héros du peuple, luttant pour l'Indépendance de la Patrie, exilés à perpétuité et ayant perdu âme et corps en cette terre, après le soulèvement général de la Révolte à Yên-Báy,
le 10 Février 1930, sous la direction du V.N.Q.D.Đ
Toute la Patrie reconnaissante.
Le Peuple entier commémorant.
Ông giám đốc hứa sẽ giúp đỡ tận tình khi nhận được thư chính thức yêu cầu, và người hướng dẫn viên cũng hứa sẽ chụp hình gửi về sau khi tấm bia nhỏ đã gắn lên tường của Khám Đường Saint-Lauren.
Chắc chắn phải có hồn thiêng của mấy cụ phù hộ, nên sự việc không dừng lại ở đây, với chức vụ giám đốc trung tâm du lịch lớn, quen biết rộng rãi với các cơ quan truyền thông, báo chí. Ông là người da đen gốc Trung Hoa, cảm tình với những người có đạo nghĩa với tiền nhân ông từng nói “Tôi gốc người Hoa, nhưng chưa thấy người Hoa nào làm việc như quý vị là người Việt đang làm”....ông tự động dùng  điện thoại cầm tay gọi liên tục... Độ một giờ sau, phóng viên truyền hình RFO, truyền thanh của Guyane, báo Frence-Guyane đều kéo đến làm cuộc phỏng vấn phái đoàn tại Restaurant trong đó có anh Philippe Tran Van Can, cháu chắt của các cụ Nhà Lao An Nam. Một lần nữa lại truyền hình RFO, báo France-Guyane, Radio Guyane được dịp đưa sự việc này lên công cộng suốt từ thứ Sáu đến cuối tuần. Tờ báo lớn nhất Guyane, France-Guyane đã chạy hàng tít lớn vào ngày thứ Bảy, 30-01-2010: “Sur les trace des déportés Vietnamiens” (Theo dõi dấu vết người tù lưu đày Việt Nam), nội dung bài báo gây cảm tình cho nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn.. Một nhà nghiên cứu lịch sử, chủ tịch một hội thiện nguyện Saint-Lauren có biệt danh Papa Gé từng thực hiện hai cuốn phim về Nhà Lao An Nam từ năm 1931-1933 đã gọi điện thoại chia xẻ và ngưỡng mộ việc làm và hứa sẽ tặng hai cuốn phim lịch sử cho phái đoàn.

Trời đã gần tối, anh Philippe Tran Van Can hướng dẫn chúng tôi đến thăm thân nhân gia đình các con cháu Nhà Lao An Nam tại vùng này, phần đông họ sống nghèo nàn với nghề đánh cá, không có cơ hội đến trường, trên khuôn mặt còn nguyên nét người Việt Nam nhưng họ biết rất ít về Việt Nam, không nói được tiếng Việt, văn hóa Việt còn lại chỉ là bàn thờ với những hình ảnh từ bao đời để ghi lại trong tâm khảm của họ những kỷ niệm hằng sâu...một tình cảm xao xuyến trong lòng tôi đối với người yêu nước bị bỏ rơi, một nỗi ám ảnh buồn tủi cho con cháu những người yêu nước bị lưu đày không được đền bù chút gì dù rất nhỏ. Chúng ta phải làm cái gì tốt hơn cho những người đã xả thân cứu nước"
(còn tiếp bài 4)
Lê  Hoành Sơn

PHOTO - 3 hình:

Khám đường Saint-Lauren, nơi bước chân đầu tiện của các nhà yêu nước Việt Nam đã đến năm 5/1931 (ảnh CL/27-01-2010)
 
 

 

 

 

Phái đoàn trước cổng “đại lao” khét tiếng Saint-Lauren, nơi đã từng đày đoạ các chiền sĩ yêu nước khi mới tới cũng như khi giải tán nhà lao An Nam (Ảnh PV- 27/01/2010)

 

 

 

 

Truyền hình và báo chí phỏng vấn phái đoàn VNQDĐ: Từ trái sang phải: Lê Thành Nhân, Phục Việt, Phóng viên RFO, Thanh Sơn, Tâm Thiện, Philippe Tran Van Can, Qúy Anh và Phóng Viên báo France-Guyane - Ảnh Chí Linh)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.