Hôm nay,  

Chính Sách « Anh Ngữ Mà Thôi » - English Only: Cấm Không Được Phát Biểu Bằng Tiếng Việt!

03/07/200800:00:00(Xem: 10912)
Trong mấy ngày qua, cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ xôn xao về một bài báo của Associated Press tường trình từ vùng New Orleans, tiểu bang Louisiana về việc hội đồng quản trị giáo dục học khu Terrebonne đang cứu xét một chính sách học sinh ra trường chỉ được dùng Anh ngữ trong các bài diễn văn.  Sự việc bắt đầu từ hai chị em  họ, học sinh Mỹ gốc Việt, Huệ và Cindy Võ - đồng thủ khoa tại trường trung học Ellender đã chêm vào vài câu tiếng Việt trong bài diễn văn ra trường để tỏ lòng biết ơn cha mẹ. Một em lập lại câu châm ngôn cha mẹ thường hay nhắc nhỡ em mỗi khi em nản chí: « Nhìn xuống không bằng ai, nhìn lên không ai bằng mình » Theo em thì câu châm ngôn giúp em ý thức tất cả những sự may mắn em có trong cuộc sống và đồng thời phài tiếp tục cố gắng hơn. Một em khác tỏ bày lòng biết ơn sự hi sinh của cha mẹ dành cho em và em đã dùng tiếng Việt để cha mẹ hiểu tường tận lời em nói.  Cả hai em điều chuyển dịch các câu này sang Anh ngữ ngay. Toàn bài diễn văn là Anh ngữ ngoại trừ các câu này tiếng Việt thôi.  Tuy vậy, học khu đã thành lập ngay một ủy ban để nghiên cứu việc đưa ra một chính sách cấm các ngôn ngữ khác trong các buổi lễ ra trường về sau.

Giáo sư Nguyễn-Lâm Kim Oanh, nguyên chủ tịch và hiện tại là thành viên của hội NAFEA – The National Association for the Education and Advancement of Cambodian, Laotian, and Vietnamese Americans - một tổ chức tranh đấu cho quyền lợi giáo dục của người Mỹ gốc Việt, Miên và Lào, đã nhận được rất nhiều tin tức từ cộng động giáo dục người Việt tại New Orleans.  Gs Kim Oanh đã gửi đi một bức thư yêu cầu Hội Đồng Quản Trị Học Khu Terrebonne suy xét cẩn thận trong quyết định này.  Dưới đây là bản dịch của lá thư đã gửi đến 9 ủy viên giáo dục học khu Terrebonne.  

Kính thưa quý vị Ủy Viên Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Terrebonne,

Theo tin của hãng thông tấn Associated Press loan ra vào ngày 29 tháng 6 năm 2008, chúng tôi được biết quý vị đang cứu xét một chính sách đòi hỏi các bài diễn văn trong buổi lễ tốt nghiệp chỉ đươc phát biểu bằng Anh Ngữ.  Vì bản thân chúng tôi cũng là một uỷ viên giáo dục dân cử như quý vị, chúng tôi rất thông cảm sự quan tâm của quý vị trong việc duy trì sự sự công bằng và không thiên vị đối với các học sinh và gia đình trong học khu mà chúng ta phục vụ .  Chính vì thế chúng tôi khẩn khoản yêu cầu quý vị cân nhắc thật cẩn thận trước khi đi đến quyết định cuối cùng trong vấn đề này.  Một chính sách mà chỉ cho phép dùng Anh Ngữ trong bài diễn văn đọc lúc tốt nghiệp có thể có ảnh hưởng tiêu cực đối với một số học sinh và phụ huynh, và do đó dễ dàng tạo ra sự căng thẳng giữa những nhóm phụ huynh và học sinh thiểu số. Bài báo nói trên cũng cho biết hai học sinh thủ khoa đã dùng Anh Ngữ trong toàn bài chỉ trừ một vài câu bằng Việt Ngữ tri ân phụ huynh của mình, và các câu này được diễn giải rõ ràng bằng Anh Ngữ.  Đây là một vấn đề hết sức tế nhị, do đó chúng tôi xin quý vị lưu tâm những điểm sau đây trong tiến trình đi đến quyết định về chính sách này: khả năng sinh ngữ của học sinh, giá trị văn hóa của gia đình , tương quan học đường - gia đình - cộng đồng .

Một tài liệu mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng quý vị là bản tường trình của Ủy Ban Phát Triển Kinh Tế (Committee for Economic Development) về an ninh quốc gia và kinh tế toàn cầu.  Theo tài liệu này thì hiện tại Hoa Kỳ cần có rất nhiều sinh viên và chuyên viên thông thạo ngoại ngữ thêm vào với khả năng Anh Ngữ . Bản Thăm Dò Roper cho biết tuy là 75% dân chúng đòi hỏi Anh Ngữ là ngôn ngữ chính thức của Hoa Kỳ, cũng có đến 75% dân chúng muốn các sinh viên phải  có khả năng thông thạo thêm một ngoại ngữ.  Trong khoảng thời gian gần đây, có một số đạo luật giáo dục ở cấp liên bang và tiểu bang đã được ban hành nhằm mục đích thừa nhận, nâng đỡ và phát triển khả năng thông thạo ngoại ngữ của học sinh từ cấp tiểu học, trung học lên đến đại học.  Chính vì thế, một chính sách có tính cách kềm hãm ngôn ngữ  như chính sách quý vị đang dự tính sẽ tạo nhiều bất lợi cho chúng ta trong một xã hội toàn cầu. Tiến sĩ Charles Kolb, chủ tịch Ủy Ban Phát Triển Kinh Tế, phát biểu tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Giáo Dục : «Để có thể tồn tại và phát triển được trong thế kỷ 21 , về phương diện an ninh quốc gia và kinh tế toàn cầu , chúng ta phải giáo huấn để các học sinh, sinh viên thông thạo ngoại ngữ và có sự hiểu biết về văn hóa , phong tục, tập quán của những quốc gia khac , chuẩn bị để các em có thể sinh hoạt làm việc hữu hiệu với mọi người tại quốc nội và quốc ngoại . »

Thêm vào đấy là một tài liệu nghiên cứu của hai vị giáo sư Carl L. Bankston III (Louisiana State University) và Zhou Min (University of California, Los Angeles), đăng trong International Migration Review, Vol. 28, No 4 in 1994.  Tài liệu này có thể giúp quý vị hiểu rõ hơn và có sự cảm thông về việc các học sinh thủ khoa đưa vài câu tiếng mẹ đẻ vào bài diễn văn ra trường . Đây là một công trình nghiên cứu để tìm hiểu sự hội nhập văn hoá và tiến trình giáo dục của thanh thiếu niên gốc Việt tại thành phố New Orleans vùng Phía Tây và đã đưa ra kết luận sau đây: « Những hoc sinh biết tôn  trọng truyền thống gia đình , chuyên cần chăm chỉ , thích hoạt động cộng đồng có một tỷ lệ cao thành công ở trung học, có dự định theo đuổi hoc trình đại học. »  Trường hợp của hai hoc sinh thủ khoa Huệ và Cindy Vo là một thí dụ điển hình.  Cả hai em đều là những học sinh xuất sắc, thành công trên con đường học vấn và có một liên hệ mật thiết và tương kính đối với cha mẹ và gia đình.  Cả hai em thể hiện được những gì bài nghiên cứu đã tìm thấy: Các học sinh biết trân qúy những truyền thống gia đình thường cố gắng thành đạt để đền đáp sự hy sinh của các bậc sinh thành . Kết quả của cuộc nghiên cứu này cũng được củng cố qua các công trình nghiên cứu với khối người Mỹ gốc Ý và người Mỹ gốc Phi Châu. Nói tóm lại, nếu qúy vị mong muốn có thêm nhiều học sinh xuất sắc, đạt được thành quả cao thì hội đồng giáo dục nên nâng đỡ và khuyến khích sự kính trọng , gần gũi và thực thi các giá trị truyền thống gia đình.  Tất cả chúng ta đều hiểu, mọi gia đình , dù thuộc bất cứ chủng tộc hay ngôn ngữ nào, đều có chung một ước vọng cho con cái: sự thành đạt ở học đường và trong xã hội . Chúng ta chỉ thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành công của học sinh khi có sự tương kính và cộng tác mật thiết giữa học đường, gia đình và cộng đồng.  Chính sách coi thường ngôn ngữ và truyền thống gia đình và cộng đồng là một hành động đi ngược lại sự cộng tác và tương kính nêu trên.

Theo sự nhận xét của bản thân chúng tôi thì hành động vinh danh cha mẹ để tỏ lòng biết ơn là một điều rất đáng khen ngợi mà chúng tôi mong mỏi các học sinh trong học khu của chúng tôi có khả năng sinh ngữ, sự trưởng thành và lòng can đảm để làm như vậy . Chúng tôi trân trọng thỉnh cầu qúy vị chịu khó bỏ thời giờ nghiên cứu và xét đoán mọi yếu tố từ nhiều quan điểm khác nhau và đừng quên mục đích tối hậu là giúp cho học sinh thành công ở học đường và xã hội. Xin quý vị đừng e ngại liên lạc với chúng tôi nếu chúng tôi có thể giúp đõ quý vị bất cứ điều gì trong vấn đề này.

Trân trọng ,

(ký tên)

Nguyễn Lâm Kim Oanh

Ủy Viên Giáo Dục Học Khu Garden Grove

Giám Đốc Điều Hành Chương Trình Ngôn Ngữ Chiến Lược, Hệ thống đại học CSU

Chuyên Viên Nghiên Cứu, Trung Tâm Giáo Dục và Nghiên Cứu Học Sinh Ngôn Ngữ Thiểu Số

(Ghi chú của Việt Báo: Để giúp các học sinh Mỹ gốc Việt nắm rõ tình hình, sau đây là toàn văn lá thư Anh ngữ nóí trên.

To:   Clark Bonvillain,  Board President

L.P. Bordelon, III, Vice-President

Hayes Badeaux, Jr., Board Member

Donald Duplantis, Board Member

Roger Dale DeHart, Board Member

Richard "Dicky" Jackson, Board Member

Gregory Harding, Board Member

Rickie Pitre, Board Member

Roosevelt Thomas, Board Member

July 1st, 2008

Dear Terrebonne Parish Board Members,

From the article in the Associated Press on June 29, 2008, I learned that you are considering a policy that would require all commencement speeches to be in English only.  As a fellow school board member, I do share with you the concern to be inclusive and fair to all students and families whom we serve. That is the primary reason that I would like to caution you to critically examine all perspectives prior to making your final decision. Adopting a policy that would allow English-only speeches in your parish schools would send a negative message to certain groups of parents and students in your district and create unnecessary tension and division between and among groups of diverse parents and students. From what was described in the news article, both of the students' speeches were in English except for short phrases or sentences specifically addressing their parents and that their meanings were explicitly explained in English. There are several issues that I would like to share with you for consideration: students' language ability, families' cultural values, and the school-family-community relationship.

According to the recent report by the Committee for Economic Development, our national security and global economic competition depend on having more students, graduates and future professionals with full proficiency in languages other than English. The Roper Poll in 2006 showed that although 75 % of Americans think that English should be our official language, the same percentage of people believed that all students should know a second language.  Recent federal and state legislations around the country continue to encourage K-12 districts and institutions of higher education to recognize, promote, and develop proficiency in languages other than English that our students bring to schools.  Policies that restrict students' language capability put our students at a disadvantage in a growing global society. Dr. Charles Kolb, President of the Committee for Economic Development, stated in his keynote address at a recent Education Summit, "To confront the twenty-first century challenges to our economy and national security, our education system must be strengthened to increase the foreign language skills and cultural awareness of our students. America's continued global leadership will depend on our students' abilities to interact with the world community both inside and outside our borders."

The research study by Professors Carl L. Bankston III (Louisiana State University) and Zhou Min (University of California, Los Angeles), published in the International Migration Review, Vol. 28, No. 4 in 1994 may provide some insights into your valedictorian's academic success and their decision to include their heritage language in their commencement speeches.  This research is based on a case study that examined the Vietnamese American youth in Eastern New Orleans in their acculturation and education processes and concluded that "students who have a strong adherence to traditional family values, strong commitment to a work ethic, and a high degree of personal involvement in the ethnic community tend disproportionately to receive high grades, to have definite college plans, and to score high on academic orientation."  Ms. Hue and Cindy Vo's academic achievement and strong ties to their families exemplified this study's findings.  The students obviously retained the heritage cultural value of honoring and "repaying" their parents' sacrifices with high academic attainment.  This study concurred with similar studies that investigated the same phenomena in Italian Americans and African Americans. If you wish to have more high achieving students, your board should consider policies that promote all groups to develop higher respect for and stronger identification and practices of traditional family values. All families, regardless of racial and language backgrounds want their children to succeed in schools and in life. Schools would do well to embrace families and communities as partners in supporting students' success.

What your two co-valedictorians had done at Ellender High School, honoring their parents and acknowledging their roles in supporting their children's academic achievement is highly commendable. I wish that more of our district's students would have the language capability and personal maturity and courage to do so.  Once again, I respectfully ask that you take time to consider this very important issue from all aspects and perspectives and that you will keep our students' social and academic successes at the center of your decision.   Please do not hesitate to contact me if I could be of further help on this matter.

Best Regards,

KimOanh Nguyen-Lam, Ph.D.                                                                                     

Garden Grove Unified School District Trustee

Executive Director, CSU Strategic Language Initiative Consortium,

California State University System, Chancellor's Office

Project Director, Center for Language Minority Education and Research, CSU Long Beach

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.