Tình hình vẫn còn cứu vãn được nếu các nhà kinh tế so sánh với thời kỳ Đại Khủng Hoảng cũng như tê liệt kinh tế vào đầu thập niên 80. Khi ấy, tỉ lệ thất nghiệp là 7.5% và tỉ lệ lạm phát là 14.4%. Hiện nay cả con số thất nghiệp rồi đến lạm phát cũng ở mức 5.5% và 4.2%.
Nghịch lý này được dựng lên từ nhiều yếu tố khác nhau và nó bắt nguồn tự cảm quan bi quan của người tiêu dùng. Dù sao đến hai phần ba tổng tiêu thụ dựa vào người dân. Vì vậy nếu họ cảm thấy bi quan và ôm giữ tiền, chắc chắn guồng máy kinh tế cũng khó mà vượt khỏi ách tắc.
Do đó các nhà phân tích đã cố gắng tìm cho rõ nguyên do cho cảm quan này và họ thấy rằng giá xăng và thực phẩm tăng lên có ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng và họ không để ý nhiều lắm đến giá cả những sản phẩm và dịch vụ khác.
Eric Johnson, một nhà nghiên cứu về hành vi tiêu dùng tại Trường Doanh Nghiệp Columbia cho biết nếu một người phải trả hơn 25 đồng để đổ đầy bình xăng của họ hơn bình thường và điều này tái diễn hàng tuần họ vẫn cảm thấy thê thảm, có khi còn hơn là khi tiền thuê nhà của anh ta tăng đến trên 100 đồng mỗi tháng.
Michael Feroli, kinh tế gia cho công ty J.P. Morgan Chase cho biết nếu tỉ lệ thất nghiệp tăng từ 5 lên 7% thì nó chỉ có ảnh hưởng lên 2% dân số nhưng nếu giá xăng tăng thì 100% dân số sẽ cảm nhận được áp lực này.
Một lý do khác khiến cho cảm quan của dân Mỹ bi đát đó là nhà xuống giá vì nó giảm sự giàu sang của nhiều người hơn là sự sụp đổ thị trường chứng khoán xảy ra năm 2001. Hiện có 68% người Mỹ đang sở hữu nhà trong khi khi vào năm 2001 chỉ có 21% người sở hữu chứng khoán. Vì thế khi giá nhà đi lên, người ta dùng nhiều tiền và bộ máy kinh tế hoạt động trôi chay. Nhưng khi giá nhà đi xuống, họ không chi tiêu nhiều nữa. Trong khi với hồ sơ chứng khoán thì ngược lại người tiêu dùng vẫn cứ tiêu xài mặc cho sự lên xuống của thị trường.
Ngoài ra một số người khác lại quy lỗi cho sự bi quan của người Mỹ lên đầu của các nguồn thông tin báo chí và nói rằng họ quá chú trọng đến thông tin một chiều. Và cũng đúng một phần, theo vài thống kê cho thấy, tin tức veề sự rơi xuống của thị trường chứng khoán hay gia tăng thất nghiệp được giới truyền thông tỏ ra quan tâm hơn hẳn. Và cũng có thể một lý do khác khiến người Mỹ không chi tiêu đó là bởi vì họ đã quá quen thuộc với sự hoàng kim của nền kinh tế thời cựu tổng thống Clinton.