Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Tây Tạng Lưu Vong Vận Động tại Hội Đồng Nhân Quyền LHQ

12/06/200800:00:00(Xem: 5591)
(Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ)

Ngày 2 tháng 6 năm 2008 khai diễn Khóa Họp Hội Đồng Nhân Quyền kỳ thứ 8. Một phái đoàn Tây Tạng đã thuyết trình về tình trạng khẩn trương ở Tây Tạng trước nhiều nhà ngoại giao và đại biểu cùng phái viên truyền thông báo chí ngay trong trụ sở Liên Hiệp Quốc. Chủ tọa buổi thuyết trình là ông Budi Tjahnono, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Quyền của các Tổ chức Phi Chính Phủ, với sự hỗ trợ của Hội các Dân Tộc bị De Dọa và Phong trào chống Kỳ thị Chủng tộc và tranh đấu cho tình Thân Hữu giữa các Dân Tộc. Thuyết trình viên Tây Tạng vừa làm nhân chứng, gồm có nhà giáo Takna Jigme Sangpo, ni cô Phuntsog Nyidron và nhà sư Jampal Senge. Ông Takna Jigme Sangpo, 82 tuổi, từng trải qua 32 năm tù trong các trại giam của ngụy quyền ngoại bang; ni cô Phuntsog Nyidron, 39 tuổi, bị kết án 17 năm tù và bị giam nhốt gần 15 năm. Hai cựu tù nhân này được Thụy Sĩ đón nhận cho định cư với tư cách người tị nạn chính trị. Cũng như nhà sư Jampal Senge, Phó Viện trưởng Viện Tây Tạng ở Thụy Sĩ, 57 tuổi, vượt dãy Hy Mã Lạp Sơn lúc 8 tuổi để vào Népal rồi qua Ấn Độ. Vị tu sĩ trí thức Phật giáo Tây Tạng này từng tạm trú ở Úc Châu, còn ni cô Phuntsog Nyidron đã tạm dừng chân ở Hoa Kỳ năm 2006. Thuyết trình đoàn còn có nhà báo Stewart Watters, Giám đốc đặc trách Quan Hệ với các Chính Phủ của Tổ chức Quốc tế toàn cầu Campaign For Tibet. Ngoài ra, hai ông Tenzin Samphel Kayta và Ngawang, đại diện Tây Tạng tại Khóa Họp Hội Đồng Nhân Quyền, trực tiếp thông dịch ra tiếng Anh khi ông Takna Jigme Sangpo và ni cô Phuntsog Nyidron diễn tả bằng tiếng Tây Tạng. Một cuốn phim ngắn đã được chiếu trong phòng họp cho thấy nhiều hình ảnh về biến cố Lhassa, các cuộc biểu tình đối kháng bị Trung cộng đàn áp tàn bạo trên khắp nước Tây Tạng và những vùng đất bị xáp nhập cưỡng bách vào lãnh thổ của chế độ Bắc Kinh.

Qua ngày 4 tháng 6, trong một phiên họp khoáng đại của Hội Đồng Nhân Quyền có mặt  đại biểu Trung cộng, tình hình khẩn trương và những sự vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Tây Tạng được phản ảnh qua hai bản điều trần của hai cựu tù nhân và nhân chứng, nhà giáo Takna Jigme Sangpo và ni cô Phuntsog Nyidron, cùng với phần phát biểu của nhà sư Jampal Senge. Sau buổi điều trần, ông Takna Jigme Sangpo đã trả lời nhiều cuộc phỏng vấn. ‘’Biểu tượng của Cuộc Kháng Chiến Tây Tạng lên tiếng trước Hội Đồng Nhân Quyền’’, là tựa đề một bài báo dài của ký giả Hoa Kỳ Pamela Taylor, hội viên Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại, biên tập Diễn Đàn Nhân Quyền (Genève).

Qua ngày 6 tháng 6, cũng tại  phiên họp khoáng đại của Hội Đồng Nhân Quyền, ông Tenzin Samphel Kayta đặc nhiệm Tây Tạng về Nhân Quyền một lần nữa nhắc lại trường hợp nhà giáo Takna Jigme Sangpo và ni cô Phuntsog Nyidron. Và ông phát biểu, đại ý: Chế độ Bắc Kinh có trách nhiệm về những sự thống khổ gây ra cho dân tộc Tây Tạng nói chung, cũng như những sự đối xử tù nhân nói riêng, quá đổi tồi tệ, độc ác và làm mất nhân phẩm, gây chấn thương tâm thần và hư hại thể chất các nạn nhân. Ông tố cáo Trung cộng tại Hội Đồng Nhân Quyền đã nhiều lần toan tính bịt miệng mọi cuộc thảo luận về tình hình Tây Tạng, trong lúc những cuộc vi phạm nhân quyền ồ ạt vẫn tiếp diễn nơi đó. Tại sao Trung cộng từ chối lời yêu cầu đến thăm thủ đô Lhassa của bà Louise Arbour, Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc" Ông Tenzin Samphel Kayta nói tiếp: Chỉ từ ngày 10 tháng 3 năm 2008, cuộc trấn áp tàn bạo bằng quân đội cộng sản đã sát hại hơn 200 người dân Tây Tạng. Hơn 5700 người bị bắt giam độc đoán. Nhiều người bị coi như mất tích. Đó thật là những nỗi đau thương cho dân tộc Tây Tạng đòi hỏi sự chú ý tức khắc của Hội Đồng Nhân Quyền. Trong cuộc thảo luận sôi nổi, đại biểu nhiều nước và đại diện nhiều tổ chức phi chính phủ đã lên tiếng mạnh mẽ tố cáo hoặc chỉ trích những hành vi bạo lực của Trung cộng đưa đến những tổn thất sinh mạng cho người dân Tây Tạng. Và không quên số phậm hàng ngàn người bị bắt giam độc đoán hoặc mất tích hay bị thương. Những phần phát biểu quan trọng đáng kể nhứt là của nhà ngoại giao Thụy Điển Hans Dahlgren, ông Peter Splinter, Ân Xá Quốc Tế, bà Biyoun Kim, Diễn Đàn Á Châu cho Nhân Quyền và Phát Triển…Có thể kể thêm ông Lucas Machon, Ủy Hội Quốc Tế các Nhà Luật Học, nhà ngoại giao Anh quốc Anwar Choudhury và nhà ngoại giao Slovénie Andrej Logar, đại diện Liên Hiệp Âu Châu. Qian Bo, đại biểu Trung cộng phản ứng bằng sự bác bỏ những lời cáo buộc kể trên, nhứt là của đại biểu Thụy Điển. Bắc Kinh vẫn dùng những luận điệu xảo trá và ngoan cố mà dân tộc Tây Tạng và nhân loại hiếu hòa, quý trọng công lý, ham chuộng tự do dân chủ không bao giờ chấp nhận được. Họ cho Tây Tạng là vấn đề nội bộ Trung Hoa, liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Vùng tự trị Tây Tạng dưới chế độ cộng sản được phát triễn mọi mặt. Không có vấn đề gì về tôn giáo hay nhân quyền tại đó. Ông Andrej Logar, nhân danh Liên Hiệp Âu Châu, một lần nữa yêu cầu cho bà Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đến thăm Tây Tạng. Chưa thấy đại diện nhà cầm quyền Bắc Kinh trả lời về đề nghị này. 

Cùng thời gian đó, từ sáng ngày 2 tháng 6 và những ngày kế tiếp, Cộng đồng Tây Tạng khoảng hơn 250 người đã đến biểu tình tại quảng trường Các Quốc Gia (Place des Nations), ngay trước cổng chính trụ sở Liên Hiệp Quốc. Cuộc biểu tình tố cáo và lên án Trung cộng trấn áp đẩm máu phong trào tranh đấu ôn hòa cho Nhân Quyền và Dân Quyền của dân tộc Tây Tạng. Những hành vi tội ác của Trung cộng vẫn tiếp diễn mặc dù có cuộc động đất tàn khốc ở Tứ Xuyên. Tài liệu phân phát cho báo chí ghi lại 6 điểm yêu sách đã gởi ông Tổng Thư Ký và cộng đồng Liên Hiệp Quốc. Sáu điểm yêu sách cũng vừa được nêu lên trong các cuộc điều trần và thảo luận tại Hội Đồng Nhân Quyền. Trong đó có sự khẩn cấp gởi phái đoàn độc lập điều tra thảm kịch Lhassa và bảo đảm cho báo chí quốc tế được đến tận  nơi. Buộc Trung cộng chấm dứt ngay những sự sát hại dã man người dân trên khắp đất nước Tây Tạng, phóng thích ngay tất cả tù nhân và săn sóc những người bị thương tích. Chế độ Bắc Kinh phải cho tự do lưu thông và cung cấp nhu cầu thiết yếu hằng ngày cho dân chúng, tăng sĩ tại các đền chùa bị phong tỏa…

Được biết, trong số đông đảo bạn hữu và người ngoại quốc tham dự các cuộc biểu tình ủng hộ chính nghĩa dân tộc Tây Tạng, có Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam và Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa ở Thụy Sĩ.

(Viết theo tin của nhà báo Nguyễn Lê Nhân Quyền, hội viên Hội Nhà Báo Thụy Sĩ Độc Lập CH-Media và Liên Hiệp Quốc Tế Báo Chí Pháp Thoại UPF và nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, thành viên đoàn đại diện Văn Bút Quốc Tế tham dự các Khóa Họp Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc).

Genève ngày 10 tháng 6 năm 2008

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.