Hội Thảo: Văn Học Mạng Đã Xóa Biên Giới Truyền Thống; Nhạc Sĩ Hoàng Ngọc Tuấn Với “Hát Thơ Tình Cờ” Đầy Xúc Động
Hình 1:
Từ trái: Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc Tuấn, và Phùng Nguyễn.
Hình 2:
Từ trái, đang ngồi là Trịnh Thanh Thuỷ, Phạm Phú Minh, và Nhã Ca (đứng).
Hình 3:
Bày tỏ quan tâm: sao văn học hải ngoạị chưa hội nhập với văn học quốc nội"
WESTMINSTER (VB) -- Một buổi hội thảo và văn nghệ đã thực hiện hôm Thứ Bảy 11-12-2010 tại Việt Báo Gallery.
Cuộc hội thảo đã diễn ra sôi nổi, gây nhiều chú ý và quan tâm – trong đó Giáo Sư Nguyễn Hưng Quốc trình bày về hiện tình văn học VN, về các tạp chí văn học in trên giấy và ảnh hưởng từ các tạp chí văn học trên mạng. Hai diễn giả kế tiếp là, nghệ sĩ Hoàng Ngọc Tuấn trình bày về tạp chí văn học Tiền Vệ (tienve.org), và nhà văn Phùng Nguyễn trình bày về tạp chí văn học Da Màu (damau.org).
Phần văn nghệ có chủ đề Hát Thơ Tình Cờ, do nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn trình diễn các ca khúc anh sáng tác bất chợt từ những dòng thơ của Tagore, Osip Mandelstam, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Hermann Hesse, Rainer Maria Rilke...
Điều hợp chương trình là các nhà văn Phạm Phú Minh và Trịnh Thanh Thủy.Trong số quan khách tham dự có Vũ Ánh, Đặng Phú Phong, Nguyễn Đức Quang, Bùi Vĩnh Phúc, Nguyễn Mạnh Trinh, Mai Thanh Truyết, Anh Thành, Bích Huyền, Nguyễn Hoàng Nam, Võ Thắng Tiết... và một số vị bên Viện Việt Học như các chị Kim Ngân, Đỗ Lệ Hương. Đặc biệt, có một nữ du học sinh đã nêu lên những câu hỏi với GS Nguyễn Hưng Quốc về nỗ lực hội nhập văn học ngoàì và trong nước.
Nhà văn Phạm Phú Minh mở đầu bằng lời trình bày, kể rằng hai vị khách từ Úc tới -- Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc Tuấn -- 4 năm trước cũng đã được mời hội thảo nơi hội trường Người Việt, lúc đó là vài ngày sau buổi ra mắt sách của nhà văn Võ Phiến, nên còn nhiều vị khách xa từ Washington DC, Virginia, San Jose, New York... tới. Ông nói rằng hai diễn giả lúc naò cũng được quý trọng, với những công trình riêng của họ.
Nhà văn Nhã Ca được mời lên với tư cách chủ nhà, đã cảm ơn, chúc lành và bày tỏ lòng tôn trọng tới ba diễn giả -- nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc, nghệ sĩ Hoàng Ngọc Tuấn, và nhà văn Phùng Nguyễn.
Nhà văn Trịnh Thanh Thủy kế tiếp giới thiệu sơ lược về ba diễn giả. Điểm quan trọng nêu lên một phương diện mới của văn học VN nơi đây: NH Quốc và HN Tuấn là đồng chủ bút trang Tiền Vệ, và Phùng Nguyễn là đồng chủ biên trang Da Màu.
GS Nguyễn Hưng Quốc đã trình baỳ về chuyển biến mới của văn học các năm gần đây, trong đó, theo ông có 4 xu hướng chính:
(1)xu hướng mạng hóa (Webization);
(2)xu hướng phi tâm hóa (Decentralization);
(3)xu hướng giảỉ lãnh thổ hóa (Deterritorialization);
(4)sự hình thành các cộng đồng lưu vong toàn cầu.
GS Quốc nói, tuy rằng nhà văn trong nước đông hơn, nhưng văn học hải ngoaị nhiều tác phẩm xuất sắc hơn trong nước, một phần vì các nhà văn hải ngoại du nhập bút pháp mới từ ngoàì, và từ địa phương nơi họ cư ngụ. Có hơn 1,000 hội viên trong Hội Nhà Văn VN, nhưng Hội naỳ chỉ có báo, nghĩa là những vấn đề thời sự báo chí của hội và ccá nhà văn trong nước, mà không có tạp chí sáng tác đúng nghĩa. Haỉ ngoại tuy ít, nhưng có các tạp chí sáng tác đúng nghĩa, luôn luôn có sáng tác mới, và mỗi thời đều có những dấu ấn riêng của mỗi tạp chí. Thí dụ, tạp chí Văn, Văn Học, Hợp Lưu, Việt... nhưng bây giờ các tạp chí in trên giấy chỉ còn Hợp Lưu là sống thoi thóp.
Nhưng tình hình xuất bản còn thê thảm hơn, theo GS Quốc, bây giờ chỉ còn NXB Văn Mới là còn trụ được. Về số ấn bản in, trước kia in mỗi đầu sách trung bình là 1,000 bản, bây giờ có khi chỉ còn 300 bản, mà bán vẫn không hết. Như thế, lại là tình hình chung cả trong nước, nơi văn hóa đọc đã bị sút giảm, vì cả nước hơn 85 triệu dân nhưng nhiều đầu sách hiện nay chỉ in có 1,000 bản. Điều khác giữa hải ngoại và trong nước là, số lượng in giảm nhưng trong nước uôn luôn có nhiều đầu sách hơn.
Tuy là báo động trước hiện tượng các tạp chí in giấy đóng cửa, nhưng báo mạng lại phát triển, nổi bật về văn học là Tiền Vệ và Da Màu, đây cũng là 2 báo mạng duy nhất có bài về văn học mỗi ngaỳ, và là bài mới.
Các tạp chí mạng trong nước cũng mỗi ngày có bài, nhưng không có bài mới, và cực kỳ ít bào do tác giả gửi trực tiếp tới. Trong khi đó, trang Tiền Vệ trung bình mỗi ngày có 4-6 tác phẩm mới, về thơ, truyện, bình luận; và Da Màu có 3-4 tác phẩm mới.
GS Quốc nói, như thế hai báo mạng này mỗi tháng có trung bình 250 tác phẩm mới, nhiều hơn tất cả các tạp chí văn học nào có trước đây – nghĩa là, văn học không chết, mà chỉ hóa thân thôi.
Hiện tượng này xảy ra khắp nơi trên thế giới. Trên ccá báo viết bằng tiếng Anh, tiếng Pháp... thì báo mạng đã lộ rõ ưu thế so với áo in.
GS Quốc nói văn hóa đọc tại VN thực sự chưa phát triển bao nhiêu. Thời 1930-45, sac1h in trung bình 3,000 bản/đầu sách, lúc đó dân số VN là 17 triệu người.