Một, về không gian. Cuộc bầu cứ ở Quận Cam, quan trọng nhứt là bầu Giám sát viên, một cơ quan quản trị một ngân sách gần 10 tỷ Đô la, chi phối hầu hết sinh hoạt của người dân trong Quận Hạt. Quân Cam là đia hạt tọa lạc Little Saigon. Nhiều người Việt hải ngoại gọi là thủ đô tinh thần của người Việt tỵ nạn CS. Nơi đây thưòng xuất phát nhiều chiến thuật, chiến lược đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN, có một cộng đồng người Việt lớn nhứt ở Mỹ, lớn nhứt ở hải ngoại, chỉ sau công đồng quốc gia ở trong nước Việt. Đơn vị bầu cử số 1 trùng lắp gần trọn lãnh thổ Little Saigon, các cơ quan đầu não của đoàn thể chánh trị, văn hoá, xã hội, truyền thông đa số qui tụ trong vùng này. Không một ứng cử viên gốc Mỹ, Mễ hay Đại Hàn nào ra - mặc thị nhường cho người Mỹ gốc Việt vì biết ra khó mà thắng với tinh thần, kỷ luật, tỷ lệ bầu cử cao của người Mỹ gốc Việt qua nhiều cuộc bầu cử, nhứt là kỷ bầu cử giám sát viên vửa rổì. Nên chỉ có ba ứng cứ viên gốc Việt ra tranh cử mà thôi
Hai, về thời gian. Ưng cử viên và cử tri không quên căn cước tỵ nạn CS của mình và của cộng đồng mình. Người Mỹ gốc Việt vẫn còn giữ căn tính và cắn cước tỵ nạn CS dù đã rời khỏi chế độ độc tài CS, được sống tại một quốc gia tư do, dân chủ Mỹ suốt 33 năm, có gia đình đã có thế hệ thứ ba hậu duệ. Tinh thần chống Cộng vẩn còn rất mạnh. Điều này phản ảnh rõ rệt trong cuộc tranh cử sôi nổi và gây cấn vào chức vụ giám sát viên, đơn vị 1 của Quận Cam, nơi toạ lạc Little Saigon. Việc chống Cộng tuy không một ứng cử viên nào chánh thức và minh thị đưa vào chương trình tranh cử, nhưng thực tiễn sinh động của cuộc sống đã biến thành đề tài tranh cử trung tâm, đề tài chánh của ứng cử viên trong vậ5n động và của cử tri khi chọn lựa.
Ba, đề tài chống Cộng là đề tài của cộng đồng (viết không hoa, danh từ chung có nghĩa tập thể người Mỹ gốc Việt). Đề tài chống Cộng hầu như là thực tế đã cho thấy, không phải ứng cử viên khởi động vì như đã thấy đâu có ứng cử viên nào chánh thức đưa vào chương trình tranh cử đâu. Mà chính là cộng đồng gồm cơ quan đoàn thể, thân hào nhân sĩ và đồng hương -- là những cử tri gốc và cử tri ngọn -- đã đặt thành vấn đề. Các ứng cử viên muốn hay không muốn phải đối diện. Ứng cử viên phải tốn tiền bạc công sức để vận động, phản bác bằng mọi hình thức. Tù tiếp xúc giải bày, cổ võ, quảng cáo vận động, phản bác, bài viết tấn công, làm sáng tỏ vấn đề , hình ảnh chứng minh trên phương tiện thông tin đại chúng và trong truyền đơn gởi đến cử tri tại nhà. Các tổ chức thân hữu của các ứng cứ viên cũng tiếp tay một cách tích cực. Tự nhiên có lẽ tích cực nhứt là cá nhân tình nguyện công khai hay ngầm ngầm chống và binh úng cử viên quyết liệt. Nhưng tất cả đều tự chế, không có gì đáng tiếc xảy ra, nhờ luật pháp Mỹ rất nghiêm minh, phát biểu thì hoàn toàn tự do, xâm phạm thân thể là trái luật.
Ba, sẽ thiếu nếu không nói truyền thông đại chúng bằng tiếng Việt. Dòng chánh hay trong luồng phần đông ở vào thế kẹt, ba ứng cử viên đều -- nếu không thân quen thì cũng quen biết -- khó binh ai bỏ ai, có nhiều việc ứng cử viên đụng chạm nhau, truyền thông dòng chánh tránh né, không đề cập, rồi bị đòi hỏi, thưa kiện lôi thôi, mất lòng "vô ích". Nhưng trước áp lực của quần chúng độc giả, cũng cố gắng đi tin, chỉ trước sau một thời gian mà thôi. Nhưng mà dù có thiên vị, có quyền ăn, quyền gói ý kiến người khác trên phương tiện truyền thông của mình, thì cũng không làm được. Nhưng bên cạnh truyền thông dòng chính còn có dòng phụ, ngoài luồng. Những chương trình phát thanh đêm, có chương trình sau giờ cao điểm, có cả chương trình sau 12 giờ khuya, vẫn có khán thính giả nhưng chi phí các cá nhân và đoàn thể có lòng có thể đảm đương được. Ngay các ứng cử viên cỡ lớn của Mỹ Hillary, Obama, McCain còn cũng phải "nể". Những talk shows này, phát thanh dòng phụ cũng quan trọng lắm vì nước Mỹ gần như không có ngủ, xe trên đường lúc nào cũng chạý, cơ xưởng sàn xuất nhiều ca, cái ra dô là người bạn đường, ngươi bạn qua đem hủ hỉ.
Và phải cám ơn nhờ khoa học kỹ thuật tin học đã giải thoát con người, khán thính giả qua con đường Internet, nhứt là ở Mỹ hầu như nhà nào cũng có Internet. Các báo điện tử, trang mạng, nhật ký trên mạng, youtube, paltalk loan truyền tin và hình như ánh sáng. Báo chí, truyền thanh, truyền hình dòng chánh không loan tãi, thì dòng phụ loan tải. Báo chí dòng chánh phải cạnh tranh để sau cùng rồi thích hay không thích, muốn hay không muốn cũng phải loan tãi nếu không thì "thua".
Bốn, nhờ áp lực của quần chúng và sự cạnh tranh giữa truyền thông trong và ngoài luồng, mà không có thế lực chánh trị nào có thể không chế được công luận, không thể nào triệt tiếng nói đối lập được dù có bao nhiêu tiền, bao nhiêu người móc nối. Nhờ thế những bí mật đi đêm đi hôm dù ứng cử viên giấu đút thế mấy, các bí mật của ứng cử viên cũng bị phanh phui, phơi bày. Mà bí mật léng phéng với CS hay thân Công là dị ứng nhứt. Cũng như chuyện kỳ thị màu da của người Mỹ. Chuyện Mục sư Wright đỡ đầu tâm linh cho Obama hơn 20 năm trước, làm phép hôn phối cho vợ chồng TNS Obama cũng bị phanh phui để đánh giá xem ứng cử viên da đen Obama có bị ảnh hưởng kỳ thị chủng tộc hay không.
Thà đừng làm chánh trị, đã chấp nhân làm chánh trị nhứt là chánh trị bầu cử, tham chánh. thì công luận được quyền đặt kính chiếu yêu trên thân thế sự nghiệp chẳng những trong hiện tai mà cả quá khứ nữa, của chánh trị gia mà ứng cử viên là một chánh trị gia tiêu biểu. Khó có thể viện dẫn quyền riêng tư, chuyện xảy trong qua khứ để biện minh. Cử tri gốc Việt rất giản dị khi chọn lựa, khoan dung với ứng cử viên nhưng rất chặt chẽ, cứng rắn với chánh nghĩa. Cử tri gốc Việt muốn người đại diện mình phải gương mẫu nhứt là về chánh nghĩa. Một bài học đáng để đời cho người làm chánh trị là đừng có léng phéng với những người hay những việc mà quần chúng kiêng kỵ. Thí dụ đối với người Mỹ gốc Việt với căn tính và căn cước tỵ nạn CS, không chấp nhân những người đi đêm, đi hôm vơi CS, dù đi đã lâu rồi, cũng dể bị dị ứng lắm.
Năm và sau cùng thông thường việc chống binh ứng cử viên vì tinh cảm hay phe nhóm sẽ lắng đọng dần sau ngày bầu cử. Nhưng vấn đề lập trường và chánh nghĩa là vấn đề chiến lược, nó thẩm thấu lâu đời trong cộng đồng tỵ nạn CS, do đó ít khi ngưng sau ngày bầu cử. Còn quá sớm và cũng không nên tiên đoán ai sẽ đắc cử giám sát viên trong ngày bầu cử là ngày viết bài này. Nhưng có thể thấy nếu kết quả vòng 1 cuộc bầu cử giám sát viên, không ai đạt túc số trên 50%, cuộc tranh cử giữa hai người nhiều phiếu nhứt sẽ tiếp tục, đề tài chống Cộng ắt cũng còn sôi đọng - mạnh hơn nữa không chừng. Đây là một thuận lợi cho tinh thần chống Cộng. Nó sẽ ngăn chận và đề phòng những hành động thân công vô tình hay cố ý của những ai tổ chức hay cá nhân, muốn sống cùng, sống với, sống nhờ cộng đồng tỵ nạn CS. Nhứt là ứng cử viên đặc biệt sống nhờ lá phiếu của đồng bào tỵ nạn CS.