Hôm nay,  

Tang Lễ Nhà Thơ Vương Đức Lệ

30/01/200800:00:00(Xem: 9456)

Virginia,- Nhà thơ Vương Đức Lệ đã ra đi vào lúc 13:50 trưa  ngày  20 Tháng Giêng 2008 tại Virginia. Tang lễ được cử hành trong một không khí thật ấm cúng, thân thương với sự hiện diện của hầu  hết văn nghệ  sĩ vùng Hoa Thịnh Đốn,  vào lúc 11 giờ trưa ngày 26 Tháng 1, 2008 tại  Fairfax Funeral Home ở Fairfax, Virgnia.

Khoảng hai trăm bạn bè, thân hữu của Nhà thơ Vương Đức Lệ và gia đình đến thăm viếng, tiễn đưa ông lần cuối cùng, phần đông là văn nhân thi sĩ và nhà báo. Nhà văn Nguyễn Đức Nam, Chủ Nhiệm Nguyệt San Kỷ Nguyên Mới giới thiệu qua tiểu sử của Nhà thơ Vương Đức Lệ. Kế đến  là phần phát biểu của những thân hữu, trong đó Nhà văn, Nhà thơ Hà Bỉnh Trung, Chủ Tịch Hội Văn Học Nghệ Thuật vùng HTDD. Ông  nói “Lệ là một người tri kỹ, ông ấy rất khiêm tốn, rất là tốt, phải  nói là một hiền nhân ở đời này. Sự ra đi  của Vương Đức Lệ là một  mất mát lớn cho chính tôi và  cho nền văn học VN.  Thi ca VN ở hải ngoại đã mất đi một nhân tài”.

Kế đến Nhà văn Uyên Thao,  vô cùng xúc động nói: “Cho  tới giờ phút này tôi cảm thấy như tôi đang nằm mơ, tôi biết rõ là tôi không ngủ, tôi  biết rõ những sự việc xảy ra chung quanh là sự thực, nhưng tôi không cản được mình mong mỏi mọi  việc không đúng như thế. Cái tâm trạng mà tôi thấy rõ nhất là mình đang vây hãm trong một cảm giác cô đơn. Tôi  biết rõ không ai có thể từ bỏ cái nghiệp của mình,  không ai từ chối được thân phận, nhưng mà quả thực không dễ dàng chấp nhận sự xa vắng hoàn toàn của Vương Đức Lệ.” Nhà văn Uyên Thao nói tiếp, ông chỉ muốn gởi đến bạn lời cuối cùng “ dù ở nơi đâu thì Lệ cũng tin rằng, Lệ luôn ở trong trái tim của tôi”.

Nhà báo Phạm Trần kể lại vài kỷ niệm với Nhà Thơ Vương Đức Lệ và ông kết luận:  “Lệ chung thủy với bạn, làm tất cả những gì có thể cho bạn, Lệ ra đi  không những để lại sự mất mát lớn lao cho gia đình, riêng cá nhân tôi đã mất một người bạn và mất  một cuốn tự điễn Việt Nam”.

Nhà văn Hoàng Hải Thủy xoay về phía quan tài để nói với Nhà thơ Vương Đức Lệ: “Lệ sang bên đó trước, chúng tôi sẽ sang sau. Như chúng tôi đã đến đây (Mỹ) trước, tôi đón Lệ. Lệ sang bên đó trước sẽ đón tôi. Chúng ta sẽ gặp nhau ở bên ấy”.

Nhà văn Hồng Thủy đã đẫm lệ khi đọc bài thơ của Nhà thơ Vi Khuê viết “Tiễn hương linh Thi sĩ Vương Đức Lệ”.

Nhà thơ Lãm Thúy ân hận vì đã có ý định viết một bài phân tích cặn kẽ những nét tài hoa trong thơ Vương Đức Lệ để tặng ông niềm vui khi có người hiểu được, cảm được thơ của mình, vậy mà bài chưa viết xong, thuyền sinh tử đã xuôi dòng, người đã ra đi rồi! Buồn làm sao!.

Ca Sĩ Anh Ngọc nhớ Nhà thơ Vương Đức Lệ là người rất  hào phóng, và rất buồn khi hay tin nhà thơ Vương Đức Lệ lâm trọng bệnh, mặc dàu vậy lúc nào Vương Đức Lệ cũng hết sức thanh thản. Nay thì Nhà thơ Vương Đưc Lệ không còn nữa để  viết “Chuyện nhỏ, chuyện to” cho chúng ta (mục này do Vương Quân phụ trách  trong Nguyệt san Kỷ Nguyên Mới).

Nhà văn Tạ Quang Khôi nói Nhà Thơ Vương Đức Lệ là một người rất nổi tiếng nhưng không kiêu căng, xin chúc hương hồn thi sĩ sớm tiêu diêu miền cực lạc.

Trong những người phát biểu kế tiếp có Nhà Văn Sơn Tùng, Chủ Tịch Văn Bút VN Hải Ngoại,  Ông ĐoànViết Hoạt, Nhà Báo Quốc Vũ…

Gia đình cho biết nhà thơ Vương Đức Lệ tên thật là Lê Đức Vượng, sinh năm 1937 tại miền Bắc,  hưởng thọ 71 tuổi. Ông theo học trường Trung học Chu Văn An tại Hà Nội và sau năm 1954 học tại Saigon. Ông sinh hoạt văn nghệ từ thuở còn ở tuổi học sinh.  Bắt đầu từ 1953 tại Hà Nội ông chuyên sáng tác thơ và đã đoạt Giải Thưởng Văn Chương Toàn Quốc 1960-1961 dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Năm 1967 ông là Quản Đốc Đài Phát thanh Long An, thuộc Cục Vô Tuyến Truyền Thanh VN. Ông đã bị thương, hư một mắt trong  trận Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968. Sau đó ông về làm việc tại Phòng Bình Luận, Đài Phát Thanh Saigon.

Năm 1989 ông tham gia nhóm Diễn Đàn Tự Do của Giáo Sư ĐoànViết Hoạt và đã bị bắt,  bị kết án năm năm tù cho tới cuối năm 1995. Năm 2000 ông    định cư ở Virginia, Hoa Kỳ và hoạt động văn nghệ trở lại với  “Tủ Sách Quê Hương”. Nhà thơ Vương Đức Lệ có năm tác phẩm xuất bản ở Saigon, trong đó có “40 bài thơ của Mai Trung Tĩnh và Vương Đức Lệ”, tác phẩm này được trao tặng giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc  1960-1961.

Ba tác phẩm  xuất bản ở Hoa Kỳ là Thơ Vương Đức Lệ (2000), Thơ Tình Vương Đức Lệ  (2003) và Thơ Giữa Đời Thường (2005).

Trở lại chương trình tang lễ, sau lễ nghi tôn giáo là lễ di quan. Mặc dầu thời tiết mùa Đông ở HTDD thật lạnh lẽo với gió từng cơn buốt da, nhưng Nhà Thơ Vương Đức Lệ  được rất đông bạn bè thương mến tiễn đưa và góp lời cầu nguyện ở tận huyệt mả  trong nghĩa trang Fairfax, VA.

Sau đây là vài vần thơ của Nhà thơ Vương Đức Lệ

Cô Độc

“Phòng giam hai bệ ngủ

Quanh quất một mình ta

Chợt thèm hơi thở nhỏ

Dẫu tiếng thở dài xa

Mờ mờ ô cửa gió

Chân ai bước lại qua"

Trừng trừng đôi mắt đỏ

Soi mói, rợn da gà…

Xủng xẻng xâu chìa khóa

Dừng lại riêng  phòng ta

Ầm ầm khuôn cửa mở

Đêm đen bỗng vở  oà…”

(Vương Đức Lệ)

Nhớ Mẹ ta xưa

Thương cái cò lặn lội bờ sông

Mẹ về chợ cái tôm, cái tép

Ấm mái tranh xưa chiều hôm khói bếp

Bữa cơm nào, cơm gạo mới đưa hương…

Ánh lửa hồng reo vui nồi cám lợn

Vười sau xanh, lấm tấm dấu chân gà

Trên cành trĩu, trái na vừa mở mắt

Lời ca dao mẹ hát buổi trưa xa…

(Vương Đức Lệ)

HÌNH ẢNH TANG LỄ NHÀ THƠ VƯƠNG ĐỨC LỆ

http://www.youtube.com/watch"v=TbDma0JxLr0

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.