Hôm nay,  

Viết Về Một Người Mang Tên Nguyễn Thị Hoài Thanh

12/07/200500:00:00(Xem: 5153)
Rất tình cờ đọc được một bài của Bùi Ngọc Tấn viết về một người thơ tên Nguyễn thị Hoài Thanh. Đọc xong, thấy Bùi Ngọc Tấn viết thiếu, chưa hết chuyện, và có lẽ, cứ dựa theo cái giọng văn Bùi Ngọc Tấn ấy, theo ý tưởng của Bùi Ngọc Tấn ấy thì chẳng bao giờ hết chuyện, cho dù người tên Nguyễn thị Hoài Thanh ấy chết đi, mồ có xanh cỏ, vẫn còn có chuyện để kể tiếp nữa. Bởi vì, con người tên là Nguyễn thị Hoài Thanh ấy đại diện cho hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu cuộc đời của con người Việt-Nam-bi-kịch, những con người lấy chữ "Số Mạng đã an bài" làm an ủi cho sự bất hạnh, lấy "Thôi, tha đi làm phúc" làm nguồn báo ốn, lấy "Thôi! Bỏ đi! Đằng nào cũng lỡ rồi!" bù đắp cho sự thiệt thòi, lấy "chép miệng, thở dài, rũ tóc..." làm nguồn bảo hiểm, lấy "cá nhân nhỏ bé" hòa vào dân tộc đau khổ để quên đi những nỗi đau chùng chùng, ngợp ngợp...
Cũng cái giọng điệu tửng tửng, kể chuyện dấm dẳng của Bùi Ngọc Tấn, kể chuyện mà như vẽ tranh, không phê bình một lời mà như độp cả hàng tấn báo cáo xuống ấy, làm người đọc nào mà có máu-văn-nghệ phải lập tức thức nguyên đêm, để ngồi hình tượng ra một người con gái trên dưới ba mươi nõn nà, hấp dẫn đang biến đổi thành một phụ nữ trên sáu bó, lưng vẫn thẳng nhưng gầy như cổ hạc, tóc vẫn dầy nhưng bạc lưa thưa, khuôn mặt năm xưa đầy đặn bỗng lõm vào, cằm thanh tú bỗng gân guốc, cặp má chỉ muốn hôn bỗng khô phát sợ. Người đàn bà tên Nguyễn thị Hoài Thanh này, chỉ có một đặc điểm không bao giờ thay đổi: Đôi Mắt Người Sơn Tây. Ôi, đôi mắt mà những người chưa bao giờ một lần gặp mặt cũng có thể hình dung được: u ẩn chiều tiễn biệt, hồn viễn xứ khôn nguôi... Đôi mắt chiều hoang vu giáo đường. Đôi mắt Hồ Gươm, lúc nào cũng long lanh, hơi xao động nhưng lại tàng ẩn cả một lịch sử dưới sâu. Đôi mắt hoàng hôn, thoảng chút ánh vàng quyến rũ làm người đứng bên bờ chỉ muốn tan vào trong cầu vồng ngũ sắc ấy, thà chết trong em còn hơn làm khách vô tình, mà nếu có muốn quay lưng đi, chân cũng ngối trở lại. Loanh quanh mãi làm bãi cỏ nhầu nát như dấu vết của những hò hẹn hôm nào.
Dưới đôi mắt ấy, còn cặp môi. Dù cho có đói run người, dù cho gió bấc lạnh làm tím tái, cũng vẫn thốt ra những lời nhỏ nhẹ, dịu dàng. Những lời thơ sâu thẳm, cũng tửng tửng như văn Bùi Ngọc Tấn, nhưng lại có thể dìm chết những trái tim nào biết thương yêu thật sự, có thể làm bạc tóc những nhà hiền triết, và làm cho cơn mất ngủ ào vào giường chiếu của những kẻ có tính đam mê. Không viết không được, phải tiếp nối cái tửng tửng của Bùi Ngọc Tấn, bằng không thì óc vỡ tung ra. Mà viết gì đây" Tả lại cái đẹp quyến rũ của người con gái trên dưới ba mươi ấy, gái một con, gái hai con, mà đi qua đâu cũng làm nhiều cái đầu ngoảnh lại, muốn huýt sáo, muốn kêu lên một tiếng, muốn làm thơ" Người đi qua đời tôi, không nhớ gì sao, người" Hay nói về một người mẹ trẻ, sớm tối lủi thủi đi về chỗ dấu hai đứa con yêu dấu, tay chân dính đầy bụi đất vội chùi vào quần để bế lấy đứa bé đang dang rộng hai cánh tay non nớt bíu lấy cổ mẹ"
Buổi sáng em đi, mặt trời chưa mở mắt.
Những chú chim non còn dấu mỏ, ngáy dài.
Buổi chiều em về, những ánh vàng vừa tắt.
Mấy mỏ chim lại cọ quẹt bên vai...
Kể về một thiếu phụ trẻ đi chở than bùn, cố bịt mặt đẩy đống than nặng hàng tấn kia vào nhà bạn, không dám thốt lên một lời vì sợ bạn nhận diện ra cái tàn mạt của mình"
Em lội giữa đống than như cá con mắc cạn
Cố vẫy vùng cho vượt khỏi gian truân
Những mảnh da thiếu phụ trắng ngần
Thấp thống giữa biển than đen nhẻm...
Hoặc kể lại cảnh người đàn bà ấy bị xe đụng, què tay, cánh tay dập nát, máu đổ ra ướt áo, nhưng vẫn cố chống cánh tay còn lại, đứng dậy, nhìn kẻ đụng mình với một sự an ủi, không an ủi mình, nhưng lại nói với kẻ gây ra tai nạn: "thôi, đừng lo! chẳng có sao đâu! đời có số cả"" Câu nói tha thứ ấy vẫn được thốt ra bởi những trái tim nhân hậu, và những người biết rằng cái "số" kia là do hệ thống xã hội xếp đặt rồi. Xã hội chằng chịt những mối dây thòng lọt, xiết cổ con người bất hạnh, không tiền, không thế lực, nhưng lại mở toang với kẻ có địa vị ăn trên, ngồi trước.

Cũng có thể tả lại hoàn cảnh của người đàn bà nhất định không cho những bàn tay nham nhúa đụng đến thân thể mình và chấp nhận bị mất việc, mất cả tương lai, rồi "đời tàn trong ngõ hẹp"" Những người đàn bà luôn bị coi như các đối tượng giải trí qua đường của mấy tay có quyền, có thế, trong khung cảnh mà mà thân phận con người còn nhẹ hơn cả mấy chú chó của tầng lớp tư bản đỏ" Người ta có thể thản nhiên đứng nhìn một cuộc đời, ngàn triệu cuộc đời tàn tạ khốn khổ, loi ngoi, lúc nhúc trong cặn bã bùn đen của xã hội. Gặp lớp bùn như thế, những kẻ cai trị dân kia vội vã vén gấu quần lên, bỏ chạy thật xa, không cần biết trong lớp bùn than đó cũng là những con người có trái tim, có máu nóng, có yêu thương, hờn giận; những con người rất Việt Nam. Trên hết, trong lớp bùn than đen bị bỏ quên đó, có tâm hồn rất thơ Nguyễn thị Hoài Thanh. Những câu thơ của em như các mảnh vàng lóng lánh trong bùn, quý giá và hiếm có.
Lời thơ em, tự nhiên như sơn ca hót
Buổi chiều trong veo, cây cỏ lắng nghe
Đóa hồng nhung được cánh bướm chở che
Cũng ửng má nghe lời ca thánh thót
*
Lời thơ em, chân thành như giòng suối
Dù ngàn đời vẫn chung thủy trôi xuôi
Đón cánh hoa rơi, và lũ lục bình trôi
Em lặng lẽ với nụ cười diệu vợi...
Ôi! Viết về những người phụ nữ như thế này chẳng bao giờ hết được, vì đó chính là Âu Cơ thời đại. Những Âu Cơ nguyên thủy, sinh con rồi, lặng lẽ bế con lên rừng, không cần nhìn lại người đã tặng cho một lũ bầu bì ai ốn đầy trách nhiệm kia, rồi lặng lẽ phát cỏ, dựng lều, căng võng cho con, cho con bú sữa mà cũng không cần tìm hiểu tại sao lại có vú sữa. Coi như cây cỏ, nhú mầm rồi thành lá, lá non thành lá già, rồi rụng xuống âm thầm. Xong! Vũ trụ xoay vần, vũ trụ cuốn hút con người như những chú thiêu thân, lao đầu vào lửa cho cháy cánh, rớt xuống xèo xèo, không một tiếng kêu "Trời Ơi! Cứu tôi với! Nóng Quá!"
Những người phụ nữ như thế này, ở đâu nhỉ" Quanh ta, ở xứ sở tự do này, có hàng vạn đôi chân với hàng vạn dáng đi, dáng đứng, nhưng tìm đâu cho thấy dáng đi tất tả ấy, vừa cứng vừa mềm" Cứng vì nhất định không chịu dừng lại, mềm vì cơn đói làm muốn lả đi. Dáng đi ấy chỉ có ở quê hương nước mắt chan hòa, lặng lẽ rơi rồi lặng lẽ khô. Chấp nhận, chịu đựng cho qua kiếp người. Cần chi những "áo nàng vàng, anh về yêu hoa cúc; áo nàng xanh, anh mến lá sân trường!" Nghe làm chi "bàn tay đưa anh khỏi cuộc đời, một đêm trăng sao hơi thở tuyệt vời!" Chuyện cung trăng! Chỉ có trên cung trăng mới có những người yêu nhau lãng mạn, còn trái đất chỉ toàn những người thích làm khổ nhau, thích dầy vò nhau cho nhũn nát rồi đạp lên, thích nhìn người mà mình tàn phá vẫy vùng trong tuyệt vọng. Quê ơi! Phải vậy không, Quê"
Nào đâu làng tôi với tiếng sáo diều vi vút" Những cô gánh lúa với cặp mắt tình tứ, ngọt ngào. Nào đâu những con sông đầy tiếng "Hò ơ! ơ! Nhà Bè nước chẩy chia hai, Ai dìa Gia Định, Đồng Nai thì dìa"" Nào đâu thành phố tôi với những tâm hồn thoải mái yêu thương" Những ngọn đèn đường làm chứng cho các cuộc tình học trò trong sạch" Quê tôi bây giờ chỉ toàn là Nguyễn thị Hoài Thanh, kêu hoài mà trời không thấu. Những bước chân vất vả ngược xuôi, những mánh mung đổi chác, những thân phận bên lề, mẹ già nhăn nheo ngồi bên mẹt nước chè lạnh ngắt, nải chuối con con, cục kẹo mà vất đi, chó nhà giầu không thèm gặm... Quê tôi, bên cạnh những tiếng cười ròn tan của các công tử, các cô chiêu thời đại thuốc "lắc", là một bể nước mắt âm thầm của những con người-không-được-coi-như-con-người Nguyễn thị Hoài Thanh. Thôi, em, chỉ có một tiếng ủi an là chờ kiếp sau mới khá, mà kiếp sau ... làm sao chứng minh được nhỉ"
Chu Tất Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.