Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Âm Mưu Ủng Hộ Tiền Để Đánh Đổi Lấy Visa

02/03/200900:00:00(Xem: 2456)

Thời sự nước Úc: Âm mưu ủng hộ tiền để đánh đổi lấy visa - Hoàng Đ.Thư

Cổ nhân có câu “Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí” quả thật vô cùng chí lý. Cứ lấy đảng Tự Do liên bang làm thí dụ thì  thấy rõ. Trong suốt hai tuần lễ vừa qua họ đã phải điên đầu vì những sự xào xáo trong nội bộ phát nguồn từ việc phe liên đảng đã không đánh được một đòn nào cho ra hồn trên mặt trận kinh tế để làm giảm uy tín chính phủ Lao động của ông Rudd, để rồi bà Julie Bishop phải cay đắng giã từ chức vụ phát ngôn nhân kinh tế và qua đó, tạo phần rối ren trong đảng giữa phe ủng hộ ông Costello và phe yểm trợ ông Turnbull khi có sự tiết lộ cho biết ông Turnbull muốn dùng vụ bà Bishop để dồn ông Costello vào thế bí. Sự bất ổn này vẫn chưa được giải tỏa thì ông John Hewson, cựu lãnh tụ Tự Do liên bang phang ngay một bức thư ngỏ trên báo để tấn công ông Costello hầu bênh vực cho ông Turnbull. Tình hình vẩn còn đang rối rắm thì nhật báo The Age ngày thứ Hai 23/2/09 vừa qua lại chạy một thiên phóng sự với tiết lộ động trời rằng cảnh sát liên bang Úc hiện đang điều tra lời cáo buộc đảng Tự Do liên bang, trong lúc còn nắm chính quyền, đã nhận tiền quyên tặng lên đến $100,000 Úc Kim từ một số doanh gia có dính líu với băng đảng xã hội đen mafia để rồi sau đó cấp chiếu khán cho Francesco Madafferi, một kẻ bị tình nghi là tội phạm hiện đang bị truy tố về tội buôn lậu nha phiến. Sau đây, xin mời qúy độc giả theo dõi bản lược dịch thiên phóng sự tựa đề “Men Of Influence – Những Kẻ Thế Lực” của hai ký giả thuộc đội phóng viên điều tra của The Age là  Nick McKenzie & Richard Baker

*

Sự tôn trọng kính nể trong hàng ngũ những người gốc Calabria (một tỉnh của Ý) có sạp bán trái cây ở chợ bán sỉ rau trái của Melbourne, quả thật rất sâu đậm.  Ngay cả khi cảnh sát tìm đến dò hỏi, tra xét sau việc nhiều tay sừng sỏ của chợ này bị giết hại trong thập niên 1990 thì họ vẫn bày tỏ sự nể trọng đối với những người có thế lực ở đấy.
Trong năm 1992, khi thám tử cảnh sát trong đội điều tra án mạng (homicde detective) hỏi ông chủ tiệm trái cây Antonio Madafferi nghĩ như thế nào về Liborio Benvenuto, bố già của Mafia ở Melbourne, thì ông trả lời: “Một người rất tốt. Rất lương thiện và ông ta được kính nể ở khắp mọi nơi”.
Ông Madafferi cũng cố dằn mặt những thám tử điều tra này rằng ông ta cũng là một kẻ có thế lực. Trong biên bản lời khai với cảnh sát, ông nhấn mạnh  “Tôi cũng là một người được nể trọng rất nhiều ở cái chợ này”.
Ông Bruce Billson, dân biểu thuộc đảng Tự Do cũng cho rằng ông Madafferi là một người tử tế mặc dầu sự giao tiếp giữa ông và ông chủ tiệm trái cây gốc Calabria này chỉ giới hạn trong những buổi tiệc gây quỹ mà thôi. Ông Billson nói: “Tôi gặp ông ta ở những buổi tiệc tùng. Ông ta có vẻ là một người tốt đấy”.
Tuy vậy, nhiều người có quan điểm khác hẳn về ông Madafferi.
Vào những năm đầu của thập niên 1990, trong những phiên tòa điều tra về vụ giết hại hai người chủ tiệm trái cây thì ông Madafferi đã  hai lần bị nêu danh tình nghi là sát thủ. (Những lời cáo buộc này bị ông cực lực phủ nhận và đồng thời không có điều gì chứng thực cho những lời cáo buộc này cả). Trong năm 1998, một sĩ quan cảnh sát cao cấp thuộc đội bài trừ các tổ chức tội phạm (Organised Crime Squad) của Victoria đã viết trong một bản báo cáo rằng Antonio Madafferi  “dự phần vào một số tội ác đáng kể, bao gồm sát nhân, đả thương bằng súng và đốt nhà”. Bản báo cáo này được phổ biến công khai  trong một phiên tòa năm 2000 dính líu đến em của ông là Francesco, lúc ấy đang kháng kiện chống lại lệnh trục xuất của bộ Di Trú và chính phủ Liên Bang.
Bản báo cáo này cũng lên tiếng cáo buộc rằng cả hai anh em Antonio và Francesco đều thuộc về “một gia đình tội phạm dính líu đến những tội đe dọa, tống tiền và sát nhân”. Bản báo cáo cũng nhấn mạnh: “Nếu Francseco được cho phép ở lại Úc thì y sẽ tiếp tục những hành động bạo hành cho một tổ chức tội phạm”. Tuy nhiên, bản báo cáo này đã bị viên chánh án của tòa Administrative Appeals Tribunal gác qua một bên dựa trên căn bản rằng nó chỉ có dữ liệu từ những điểm chỉ viên vô danh, và không đáng tin.
Mặc dầu cuối cùng, y thua cuộc trong cuộc chiến trước tòa án, không được quyền ở lại Úc, nhưng Francesco Madafferi không hề bị trục xuất về nguyên quán. Vào tháng 11/2005, bà Amanda Vanstone dùng quyền nhiệm ý (discretion) của tổng trưởng di trú để lật ngược quyết định của người tiền nhiệm và đồng thời dùng quyền phủ quyết chống lại quyết định của chính bộ Di Trú. Và vì thế, mặc dù đã ở lại Úc bất hợp pháp và bị tình nghi là có dính líu với mafia ở cả hai nước Úc và Ý, Francesco vẫn được cấp chiếu khán vào tháng 11/2005
Hai năm rưỡi sau, Francesco Madafferi bị cảnh sát liên bang tóm bắt vì cho rằng y có dính líu đến một tổ chức tội phạm mafia liên quan đến vụ buôn lậu vào Úc một số lượng ecstasy lớn chưa từng thấy.
Trong sáu tháng qua, vụ bố ráp số lượng nha phiến này đã từng là tin tức nóng bỏng trên toàn thế giới. Giờ đây thì một cuộc điều tra khác của cảnh sát liên bang Úc – một vụ điều tra cho đến bây giờ vẫn còn được giữ bí mật – lại là đề tài nóng bỏng. Cuộc điều tra này cũng liên quan đến những người gốc Calabria có thế lực. Thế nhưng, nó lại không dính líu đến nha phiến mà lại dính líu đến những món tiền quyên tặng nhiều chục ngàn Úc Kim cho đảng Tự Do cùng sự liên hệ của nhiều chính trị gia trong nỗ lực giúp cho Francesco Madafferi có được chiếu khán Úc.
Trước Giáng Sinh 2006 không lâu thì hai thám tử cảnh sát liên bang được một người lạ mặt liên lạc và cung cấp một số dữ kiện chỉ nghe cũng đã thấy khủng khiếp. Người này cho cảnh sát biết rằng vào năm 2004 một người trong đảng Tự Do đã cho họ biết về một kế hoạch quyên tặng tiền cho đảng Tự Do để sau đó, đảng Tự Do sẽ giúp đỡ trong việc lấy chiếu khán cho Francesco Madafferi.
Người tố cáo này ngỏ ý sẵn sàng ký vào một bản khai của nhân chứng, và sau đó đã ký vào một lời khai hữu thệ (staturtory declaration) và phóng viên của báo The Age đã có được bản sao của lời khai này. Người này cũng giao nạp cho cảnh sát một hồ sơ đã được lưu trữ vào máy điện toán của họ năm 2004, ghi chép rõ ràng những gì mà nhân vật trong đảng Tự Do này đã thuật lại cho họ. Hồ sơ này nêu đích danh hai chính trị gia là TNS Marise Payne ở NSW và bà Amanda Vanstone. Hồ sơ ghi nhận như sau: “Để  cho tên tội phạm Frank Medaffery được thả ra khỏi trại tạm giam Villawood và để cho y được cấp giấy phép ở lại Úc, đảng Tự do đã nhận tiền quyên tặng từ bạn bè của Medaffery (nguyên văn) và người hùn hạp làm ăn với y trong cộng đồng Ý”.
Hồ sơ của người tố cáo này cũng tố cáo một khoản tiền trong những số tiền quyên tặng này đã được đưa vào trương mục gây quỹ cho ít nhất hai dân biểu liên bang của đảng Tự Do. Hồ sơ cũng ghi thêm rằng số tiền được quyên tặng lên đến $100,000 Úc Kim và phần lớn số tiền này được quyên tặng qua những món tiền nhỏ thấp hơn mức quy định phải khai báo là $1,500 Úc Kim.
Sau khi thẩm định lời tố giác này, cảnh sát liên bang AFP đã liên lạc với người tố cáo và giải thích rằng họ sẽ bắt đầu tìm thêm dữ liệu. Người ta tin rằng các nhân viên làm việc cho một hoặc nhiều dân biểu Tự do liên bang đã được cảnh sát thẩm vấn.
Người tố giác với AFP không có bằng chứng về bất kỳ món tiền quyên tặng nào được đảng Tự Do thu nhận và không rõ cảnh sát có bằng chứng nào hay không. Không một chính trị gia Tự Do nào bị thẩm vấn cả.
AFP từ chối không nhận xét bình phẩm gì, thế nhưng, cuộc điều tra dường như đã bị đình trệ. Lý do vì sao cuộc điều tra bị đình trệ là một câu hỏi chưa có câu trả lời. Tuy nhiên, mọi người thừa nhận, những món tiền quyên tặng đó có thực. Và bốn chính trị gia Tự Do – bà Marise Payne, ông Bruce Billson, ông Russell Broadbent và một dân biểu tiểu bang NSW vô danh – đều có thảo luận về vụ chiếu khán với những người yểm trợ Madafferi hoặc đã từng liên lạc văn phòng của bà Vanstone để thảo luận về chuyện này.
Sự dính líu của bà Payne vào vụ Madafferi bắt đầu vào khoảng cuối năm 2003 khi bà được 3 doanh nhân ở NSW  nhờ cậy trong một buổi tiệc gây quỹ từ thiện. Một trong ba người này là ông chủ tiệm đồ gỗ Nick Scali, kẻ bị nêu danh trong hồ sơ 2004 nói trên.
Hai người kia – Pasquale Sergi và Antonio Labozzetta – đều là doanh nhân gốc Calabria, là người hỗ trợ mạnh mẽ cho đảng Lao động và đều nằm trong hội đồng quản trị của một tổ chức từ thiện ở Sydney. Cả hai cũng đều có những mối liên hệ hết sức độc đáo. Hai thập niên trước khi Pasquale “Pat” Sergi được trao tặng tước hiệu Order of Australia thì ông đã từng bị Ủy Ban Hoàng Gia Woodward năm 1979 nêu đích danh là một kẻ rửa tiền cho ông trùm nha phiến Robert Trimbole. Một bản báo cáo được viết khoảng một thập niên sau đó đã nêu danh hai người bà con của Antonio “Tony” Labozzetta là những kẻ bị tình nghi là mafia.


Hồ sơ về các món tiền quyên tặng cho thấy ông Sergi quyên tặng tiền cho đảng Tự Do NSW vào tháng 3/2004, và nhiều công ty của ông Scali (một kẻ đã từng quyên góp lâu năm cho đảng Tự do) cũng quyên tặng tiền cho đảng này vào tháng 3/2004 và tháng 8/2004.
Thế nhưng nữ TNS Payne cho biết sự giao tiếp giữa bà với các ông Scali, Sergi và Labozzetta hoàn toàn không dính dáng gì đến lời hứa hẹn sẽ quyên tặng tiền từ họ hoặc từ những người bạn khác của gia đình Madafferi.
Bà cho biết bà chỉ quan tâm đến việc giúp đỡ một vài cử tri và người ta không nên đi đến những kết  luận không tốt từ việc Francesco Madafferi lúc bấy giờ sinh sống ở Victoria và cũng đã được hai dân biểu Tự Do khác ở Victoria – Billson và Broadbent – thảo luận về trường hợp của y với những người ủng hộ y, đặc biệt là ông Frank Lamattina, một nhà trồng rau giầu có và là người yểm trợ lâu năm của đảng Tự Do. Ông này được cho rằng là một người bà con của anh em nhà Madafferi và là bạn thân của Antonio Madafferi.
Vào khoảng cuối năm 2003 và một lần nữa vào khoảng cuối năm 2004, bà Payne liên lạc văn phòng bà Vanstone để bày tỏ mối quan ngại rằng việc giam giữ hoặc trục xuất Madafferi có thể sẽ tạo ảnh hưởng xấu đến tâm thần của y, vợ y và các con y. Bà cho biết bà hoàn toàn không hề nghĩ đến chuyện tiền bạc cho đảng của bà. Bà nói: “Tôi đã học được từ lâu rồi – như trường hợp này cho thấy với những lý do thật rõ rệt – các việc quyên tặng là những chuyện phải để cho đảng lo liệu”.
Các ông Billson và Broadbent cùng bà Vanstone đều lập lại y hệt luận điệu này.
Vào tháng 9/2004, nhiều tháng sau khi người tố giác đã ghi chép vào hồ sơ điện toán những gì mà người thuộc nội bộ đảng Tự Do đã nói riêng cho họ biết về âm mưu quyên tiền đổi visa (donations-for-visa conspiracy) thì cộng đồng thương gia Ý tổ chức một buổi tiệc gây quỹ trước tuyển cử (pre-election fund-raiser) tại Melrose Function Centre (gần phi trường Tullamarine) cho đảng Tự Do. Antonio Madafferi có mặt trong buổi tiệc cùng với nhiều bà con, bạn bè thân hữu từ chợ trái cây cũng như trong cộng đồng thương gia. Cũng hiện diện trong buổi tiệc ấy là bốn chính trị gia thuộc đảng Tự Do: các bà Payne, Vanstone cùng hai ông Billson và Broadbent.
Đấy là một đêm đầy lợi nhuận cho chi nhánh NSW của đảng Tự Do, với hồ sơ ghi nhận rằng họ đã thu nhận được hơn $40,000 Úc Kim từ nhiều thương gia. Antonio Madafferi tặng $15,000 qua danh nghĩa của một công ty đứng tên chủ nhân tiệm trái cây của ông. Một trong những người bạn thân của ông là ông John Lattore, chủ tiệm trái cây, tặng $5,000. Một người khác, vốn là rể của đại gia đình Madafferi tặng $3,000.
Mặc dù trong buổi tiệc có sự hiện diện của 3 chính trị gia Tự do đã từng được nhờ cậy để giúp đỡ Madafferi, cũng như của bà tổng trưởng di trú có toàn quyền can thiệp vào vụ ấy, không một người nào trong bốn người nhớ rằng vấn đề visa được đề cập đến hay thảo luận trong buổi tiệc tháng 9/04 ấy.
Tuy nhiên, chỉ hơn một năm sau đó, vào tháng 11/2005 thì bà Vanstone quyết định lật ngược lệnh trục xuất mà người tiền nhiệm của bà là ông Philip Ruddock đã ban hành. Quyết định này của bà đã chấm dứt một nỗ lực kéo dài suốt 9 năm trường để trục xuất một kẻ bị tình nghi là tội phạm hạng gộc ra khỏi nước Úc.
Dường như lời tuyên bố của Francesco Madafferi rằng y và gia đình của y bị ảnh hưởng tâm thần trầm trọng đã khiến cho TNS Vanstone cảm động vì bà đã ghi quyết định cấp chiếu khán cho y như “một hành động nhiệm ý và nhân đạo đối với một cá nhân với một nhu cầu lâu dài” (as a discretionary and humanitarian act to an individual with a genuine ongoing need).
Bảy tháng sau đó, vào tháng 6/2006, khi Pat Sergi tổ chức một buổi tiệc gây quỹ từ thiện khác, vốn rất nổi tiếng ở Sydney, thì không phải chỉ có những trẻ em tật nguyền mới được hưởng lợi mà thôi. Dường như đảng Tự do chi nhánh NSW cũng kiếm chác được khá bộn với hồ sơ quyên góp cho thấy ít nhất $30,000 Úc Kim đã đi vào két của họ cũng trong buổi tối hôm đó. Một lần nữa hai ông Antonio Madafferi và John Lattore lại móc sâu từ hầu bao của mình. Và có ít nhất hai công ty do bà con của anh em Madafferi làm chủ cũng mở rộng túi tiền. Trong số những người đóng góp có một người từng có tiền án với tội hối lộ.
Hồ sơ quyên góp cho thấy có hơn một tá bà con và bạn bè của anh em Madafferi, phần lớn đều là người ở Melbourne, đã quyên tặng cho đảng Tự do chi nhánh NSW trong khoảng thời gian từ 2003 đến giữa 2006. Hồ sơ chỉ ghi nhận những món tiền quyên tặng trên $1,500 mà thôi, và vì thế, có thể những món tiền quyên tặng nhỏ hơn đã không được biết đến.
Một vài người trong số những người quyên góp quen biết với anh em Madafferi là những người thường xuyên đóng góp cho các đảng chính trị và họ đã nói riêng với ký giả của The Age rằng họ hoàn toàn không dính dáng gì đến vụ xin cấp chiếu khán cả. Những người khác, chẳng hạn như Antonio Madafferi, có vẻ chỉ quyên góp trong thời gian chạy chọt, vận động cấp chiếu khán cho Francesco và chấm dứt không lâu sau đó. Các ông Antonio Madafferi, Pat Sergi, Nick Scali, Tony Labozzetta và nhiều người khác nữa đã không hồi âm sau khi The Age nhắn gởi lại văn phòng của họ hoặc văn phòng của luật sư họ rằng phóng viên The Age muốn thảo luận với họ về sự đóng góp tiền của họ.
Luật sư Joe Acquaro ở Melbourne, kẻ đại diện luật pháp cho rất nhiều người trong cộng đồng Calabria, trước đây đã phủ nhận rằng hoàn toàn không có bất kỳ một món tiền quyên góp nào có dính dáng đến vụ chiếu khán cả và quyết định của bà Vanstone thuần túy dựa vào bản chất của sự việc.
Sự tự do của Francesco Madafferi ở Úc không kéo dài được bao lâu: y đã bị câu lưu hồi tháng 8/08 vừa qua và đang bị truy tố với nhiều tội buôn lậu nha phiến. Hiện y được tại ngoại hầu tra và phải trình diện thường xuyên với cảnh sát.
Sự tiết lộ về cuộc điều tra của cảnh sát liên bang AFP cũng như hồ sơ quyên góp đã nêu lên nhiều nghi vấn về việc có hay không có kẻ nào đó liên hệ với đảng Tự do hoặc với cộng đồng Ý (hoặc cả hai) đã cố thương lượng tìm cách tạo ảnh hưởng đến quyết định trong vụ cấp chiếu khán đánh đổi tiền quyên góp.
Cho đến bây giờ thì bà Payne và đảng Tự Do vẫn từ chối, không tiết lộ ai là kẻ có nhiệm vụ lo liệu vấn đề thâu nhận tiền quyên góp trong thời gian được nêu trên. Bà Payne nói: “Những người trong các chức vụ có trách nhiệm hiện đang làm những công việc khác rồi”.
Việc quyên góp cho đảng Tự Do với lời tố giác nguyên thủy của cảnh sát liên bang Úc (AFP) cũng nêu lên nhiều nghi vấn về tầm vóc và chiều sâu của cuộc điều tra. TNS Lao động Steve Hutchins, chủ tịch ủy ban thượng viện kiểm soát AFP, đang kêu gọi cảnh sát liên bang phải mở lại cuộc điều tra và tái xét những dữ kiện mà cuộc điều tra đầu tiên của họ đã thu thập.
Đây là một đòi hỏi không được sự hậu thuẫn của một số bạn đồng liêu đồng đảng của TNS Hutchins bởi vì họ e ngại rằng nếu đào bới sâu quá về vấn đề này thì có thể dẫn đến nhiều câu hỏi về những người yểm trợ đảng Lao động trong quá khứ. Trong các thập niên 1970 và 1980 đã có nhiều cuộc điều tra vạch trần những mối liên hệ giữa các khuôn mặt tội phạm xã hội đen Calabria và các bộ trưởng Lao động, kể cả cựu tổng trưởng Al Grassby trong chính phủ Whitlam. Và quả thật chính sự trợ giúp của ông Grassby cho những khuôn mặt mafia xin được chiếu khán đã là trọng tâm của những sự tra xét trước kia.
Các mối quan hệ giữa Pat Sergi và đảng Lao động NSW, kể cả bộ trưởng Bến Cảng tiểu bang NSW là Joe Tripodi, đã được ghi nhận rất rõ trước đây. (Ông Nick Scali cũng có quyên tặng cho ông Tripodi). Một quyển sách vừa được xuất bản của cựu phụ tá tổng tư lệnh cảnh sát NSW là ông Clive Small, cho biết các kế hoạch đưa ông Pat Sergi ra làm ứng cử viên cho đảng Lao động năm 1995 có thể đã bị xếp xó do một vụ điều tra của cảnh sát vốn đe dọa sẽ vạch trần những chuyện làm ăn trong quá khứ của ông Sergi với các khuôn mặt tội phạm Calabria.
Thế nhưng, ông Hutchins cho biết bây giờ chính đảng Tự do mới có những nghi vấn cần được giải đáp thỏa đáng. Ông nói: “Nếu có bất kỳ ai đó trong đảng Lao động dính líu đến những hoạt động tương tự thì những kẻ này cần bị trục xuất ra khỏi đảng và bị luật pháp trừng trị thích đáng. Nếu những lời cáo buộc này cuối cùng cũng dẫn đến đảngLao động thì cũng chả sao. Thế nhưng, trong giờ phút này thì dường như chỉ có những tên xuẩn ngốc trong đảng Tự do mới đủ khờ khạo đần độn để nhận tiền từ những kẻ có liên hệ tới các khuôn mặt tội phạm”.
Cho đến bây giờ vẫn không rõ là số tiền chính xác đã được quyên tặng cho đảng Tự do là bao nhiêu, và với mục đích gì. Ít nhất thì những món tiền quyên tặng này đã tạo ra một ấn tượng,  sự giúp đỡ đã được mua – ít nhất là trong một vài trường hợp – bằng những khoản tiền và khuôn mặt rất đáng ngờ.
Rõ ràng thế lực của một vài người ở Chợ Trái Cây Rau Cải Bán Sỉ (Wholesale Fruit and Vegetable Market) đã triển khai xa hơn những quầy trái cây. Câu hỏi ở đây là “bao xa"”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.