Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông: Lần Cuối Cùng Vượt Biên

29/09/200800:00:00(Xem: 3609)

 – Dương Hoài Nam<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

LTS: Trong suốt 8 thập niên kể từ khi thành lập vào năm 1930, CSVN đã gieo rắc không biết bao nhiêu tội ác trên quê hương Việt Nam. Có thể nói, trên từng tấc đất, ngọn cỏ, lá cây, hòn đá... của quê hương Việt Nam, dưới mỗi mái gia đình, trong mỗi thân phận người Việt, đều có những dấu ấn ghi lại những tội ác kinh tâm động phách do người cộng sản gây ra. Đặc biệt, sau khi ngang nhiên vi phạm Hiệp Định Geneva, xâm lăng và chiếm đóng Miền Nam kể từ 30 tháng 4 năm 1975, CSVN đã thực hiện hàng loạt chiến dịch đàn áp, khủng bố, thủ tiêu, bắt bớ... dã man trên khắp lãnh thổ Miền Nam, để một mặt ăn cướp trắng trợn tài sản của người dân, mặt khác nghiền nát mọi sức đề kháng, chống đối của những người yêu nước, khiến hàng triệu người dân Miền Nam phải vượt biển, vượt biên tìm tự do. Hậu quả, trong thời gian hơn hai thập niên kể từ sau 1975, hàng trăm ngàn người Việt, trong đó phần lớn là phụ nữ, trẻ em, ông bà già,... đã bị thảm tử trên biển cả, trong rừng sâu, ngoài hoang đảo.... sau khi phải trải qua những bi kịch kinh tâm động phách, muôn vạn phần đau đớn. Không những thế, ngay cả với những người sống sót, những bi kịch kinh tâm động phách đó vẫn còn mãi mãi tiếp tục ám ảnh, giầy vò, tra tấn họ, cho dù họ có sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, có đi đến bất cứ chân trời góc biển nào... Để có thể tái tạo một trong muôn vàn tội ác của cộng sản Việt Nam đối với người vượt biên tìm tự do, Sàigòn Times trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả những đoạn hồi ký trích trong "Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông". Hy vọng, qua những dòng chữ được viết bằng máu và nước mắt của chính những người trong cuộc, qúy độc giả, với tấm lòng xót xa và những giọt nước mắt đau đớn của những người tỵ nạn cộng sản cùng cảnh ngộ, sẽ hiểu được, tội ác của chánh phạm CSVN đằng sau muôn ngàn bi kịch rùng rợn của người vượt biển. Qua đó, chúng ta sẽ thức ngộ được, lần đầu tiên trong lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc VN, và có thể nói lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, tội ác của một chế độ đối với chính người dân của chế độ, như chế độ CSVN, quả thực đã vượt khỏi biên cương quốc gia, tung hoành trong mỗi gia đình, mỗi cuộc đời, để rồi tiếp tục tràn lan trên khắp bề mặt địa cầu...

 

*

 

Sau mấy lần vượt biển bất thành và nhất là hai lần vượt biển mà cả tàu đi được nhưng tôi thất bại chỉ muốn tự tử, tôi chẳng hy vọng gì ở cái “số đi nước ngoài” như một ông thầy tình cờ xem chỉ tay có lần tiên đoán trước 1975. Giữa lúc tinh thần tôi trượt xuống đến mức thấp nhất, một người cháu của bạn rất thân với tôi (đã ở nước ngoài) là Hải tới thăm tôi và cho biết vợ con cậu ta đang ở trại tỵ nạn Thái Lan, đã vượt biển mới đây theo đường dây mà chính Hải là người dẫn đường. Nghe Hải thuật lại hành trình mang vợ con đi thành công, tôi cũng mừng cho cậu ta nhưng lại nghĩ chắc gì mình sẽ được may mắn như thế, vậy mà chẳng hiểu sao tôi như cảm thấy mình phải “thử thời vận” một lần cuối cùng, kể như là được ăn cả ngã về không và thề sau đó nếu thất bại sẽ chẳng mơ tưởng gì tới việc đó nữa. Sở dĩ tôi liều đi có lẽ là vì anh bạn tôi, người đã tiếc cho sự thất bại của tôi trong vụ anh tổ chức đi trước đây, nên có nhắn Hải đến kêu tôi đi trong đường dây mới này.

Đến ngày ra đi, một mình tôi lên đường trực chỉ bến xe miền Tây theo đúng lời hẹn sẽ gặp nhóm khác vào giờ G. ngày N. tại đó. Tất cả gồm 7 người đều có mặt theo sự nhận diện của Hải, chẳng cho ai biết ai, làm như tình cờ đáp chung một chuyến xe đi miền Tây để cuộc ra đi khỏi bị những hành khách khác nghi ngờ mà phát hiện. Ngay cả khi xe di chuyển, chúng tôi cũng phải làm mặt lạ với nhau. Nhất là xuống xe ở Châu Đốc, ai cũng giả vờ như vô tình bất chợt gặp nhau giữa đường cùng đón xe lam về chung trạm chót rồi từ đó đi đến chổ xuất phát mà vượt biên bằng đường sông qua Miên. Tới bến đò, trời sụp tối lúc nào chẳng hay, cả nhóm phải hết sức cẩn thận mò mẩm bước đi từng bước trên bờ sông An giang (") để lên một chiếc thuyền đợi sẵn trước đó. Chiếc thuyền chở chúng tôi nhỏ nhưng cũng đủ chổ cho 7 mạng.

Hai bên bờ sông toàn một màu tối mò, đen như mực tàu, thỉnh thoảng có đoạn lấp lánh ánh đèn mờ ảo. Con thuyền lướt nhanh trong đêm, gió thổi mát rượi làm cho tôi dù vừa lo vừa mệt cũng ngủ vùi chẳng biết trời trăng gì nữa. Nhờ thế, khi rạng sáng mở mắt ra đã thấy chung quanh vẫn nước là nước, tôi cảm thấy sảng khoái vô cùng nhưng khúc sông rộng lớn này giống như một cái hồ vĩ đại, chứ không còn là con sông nữa vì chẳng thấy bến bờ đâu cả. Tôi thầm nghĩ có lẽ là biển hồ Tonle Sap của Miên mà tôi đọc được trong sách vở là đây chăng! Ông lái đò vẫn chèo băng băng trên sông nước. Chèo khá lâu rồi cũng đến một chổ hoang vắng có bụi rậm um tùm, chúng tôi lần lượt nhảy xuống mà đi thì mới biết đây là khu rừng thưa chứ không rậm rạp như tôi tưởng. Cả nhóm lầm lủi vừa đi vừa chạy như thế trong rừng cho đến khi gặp một toán người Miên nai nịt súng ống kêu như quát lên, chúng tôi sợ hãi dừng cả lại. Mặt mũi tên nào tên nấy đen đúa và bậm trợn. Hải nói tiếng Miên không rành lắm làm tôi nghĩ quẩn chắc nguy đến nơi, có lẽ mình tới số rồi thì phải! Cũng may Hải lanh trí chìa một cọc tiền Miên và cúi đầu xá chúng lia lịa mấy cái rồi nói bằng... ngôn ngữ... tay chỉ vào gói thuốc Samit mời từng người một điếu, đoạn vẽ trong không khí một cái vòng tròn to từ gói thuốc làm như dân đi buôn lậu... cả đống thuốc vậy. Ấy thế mà chúng hiểu cái ngôn ngữ câm không lời này mới lạ chứ!

Thật may, tên cầm đầu khoát tay cho phép cả nhóm tiếp tục đi. Hải nói ra vẻ thông thạo là tụi Miên trông mặt mày ngầu vậy nhưng chúng hiền lành chất phác lắm. Một khi chúng nhận tiền ai là không hề trở mặt, chứ không hề có chuyện lấy tiền xong là... a lê hấp bắt mình bỏ tù như CSVN đâu mà sợ. Hải nói như đinh đóng cột chỉ nhằm trấn an nhưng tôi cảm thấy như mình mới thoát một tai nạn. Cả nhóm đi mãi cho đến lúc tới được bìa rừng là lập tức đổi đội hình di chuyển. Lẻ tẻ từng người một nhắm hướng Hải dẫn đường đi trước rồi đi theo sau cố ý xa cách nhau từng chặng. Đến bến tàu, mỗi người được Hải đổi cho một ít tiền Riel của Miên và giao vé tàu thủy đi Nam Vang mà người trung gian đã mua sẵn từ trước. Trời nóng hừng hực như đổ lửa, dù tàu thủy đã ra giữa sông Mekong. Kể cũng buồn cười, trong nước chúng tôi không dám nói chuyện mà ở xứ người chúng tôi nói chuyện lia chia bằng tiếng Việt đủ thứ, dĩ nhiên trừ chuyện vượt biên. Sở dĩ thế là vì thời đó, bộ đội CSVN đóng quân ở Miên sau khi đánh đuổi Khmer Đỏ nên dân ta cũng theo sang đó làm ăn buôn bán rất nhiều. Cả nhóm về tới Nam Vang, thủ đô nước Kampuchia (Miên) thì được ém vào nhà dân trong đường dây của tổ chức. Để tránh bị dân Miên nghi ngờ, riêng chúng tôi đàn ông được phát mỗi người một bộ đồ bộ đội để mặc đi chợ hay đi dạo phố. Nhờ bộ đồ này, chúng tôi tha hồ đi chơi lang thang suốt tuần lễ ở NV mà không sợ ai bắt nạt cả. Buổi sáng đi ăn điểm tâm, chiều đi uống cà phê mà đa số chủ quán là dân Việt mình. Tuy nhiên, gần đến ngày vượt biển, Hải nhận được lệnh từ người tổ chức đến báo cho biết không nên chường mặt ra đường nhiều qúa. Ngày cuối, chúng tôi bắt buộc phải ở trong nhà, không được đi đâu cả.

Ở nhà chẳng biết làm gì cho hết giờ, chúng tôi gồm 3 thằng đàn ông ém chung một nhà xoay qua chọc hai cô gái Miên của chủ nhà bằng cách học tiếng Miên và dạy cho mấy cô tiếng Việt. Một tên còn độc thân trong nhóm thì xin học ba chữ “anh yêu em” trong Miên ngữ. Sau khi học thuộc, anh ta mỗi lần gặp cô gái là tự động mở miệng “anh yêu em” làm cô gái Miên đỏ mặt vừa thẹn vừa sung sướng. Thật ra, cô gái ấy khá đẹp. Chỉ gái Miên nào lai Việt hay Hoa mới đẹp do có nước da trắng ngần còn người thuần gốc Miên có nước da đen đậm, chẳng khác nào người dân tộc thiểu số ở miền Trung của nước mình. Ở chung với dân Miên, tôi nhận ra một điều là họ ăn ở rất thiếu vệ sinh so với dân ta. Ăn cơm, họ không dùng chén đũa mà mỗi người ăn một tô cơm bằng muỗng. Không có muỗng chung nên họ lấy đồ ăn chung bằng muỗng riêng của mình khiến cho tôi cảm thấy chẳng thoải mái một mảy may nào, nếu không muốn nói là sợ dơ. Do đó, tôi lấy đồ ăn một lần duy nhất lúc bắt đầu ăn rồi cố mà nuốt qua họng. Còn về cái khoản “xả bầu tâm sự” trong tứ khoái của con người thì ôi thôi không có nhà cầu đàng hoàng, dù nơi đây là thành phố lớn và văn minh nhất của Miên. Họ đào sau nhà một cái ao để nuôi cá bằng đồ bài tiết của người, không phải như dân miền nam nuôi cá trên sông rạch có nước luân lưu thường xuyên nên gọn gàng và sạch sẽ hơn nhiều.

Đêm trước ngày ra đi, chúng tôi phải thay đổi chổ ở và được đưa đến ém tại một ngôi nhà kinh doanh chiếu... phim tập suốt ngày đêm, qua nhiều cuộn băng Video với đủ loại phim kiếm hiệp, cao bồi lẫn phim sex. Dù cố mở mắt để chiêm ngưỡng những...  tòa thiên nhiên trong ngọc trắng ngà của phim tình dục cả chục năm chưa có dịp coi, tôi cũng chẳng tài nào coi nổi vì vừa lo vừa buồn ngủ. Khi đã qúa khuya, bọn trẻ con bỏ về, họ mới cho chiếu phim này. Hơn nữa, tôi cũng muốn ngủ cho quên hết những nỗi lo và căng thẳng về chuyến vượt biển sắp tới. Tôi cũng đã ngủ một giấc chặng thuyền từ Châu Đốc qua Miên, thành ra thoát rồi, tôi mới thấy ngủ là thượng sách, chẳng phải lo đến rớt... tim như mấy bạn đồng hành. Lúc đó qua trạm kiểm soát, Hải kể lại là công an từ trên chòi gác rọi đèn pin xuống thuyền, quét qua quét lại rất kỹ nhưng may nhờ người lái thuyền đã lấy lưới che phủ hết cả nhóm, chèn lên trên là đồ đạc, giây nhợ, dụng cụ đánh cá lỉnh kỉnh ngổn ngang trên thuyền nên công an cho đi. Họ không phát hiện ra cả nhóm bảy người chúng tôi đang cố sức bất động, ngay cả không dám thở nữa!

Cũng nhờ được ém trong nhà chiếu đủ loại phim mà tôi nhận ra một điều là dân Miên sống tương đối tự do, cởi mở hơn dân ta rất nhiều, có thể nói chắc là khác nhau qúa xa. Trên đường phố, tôi không thấy bóng công an nhan nhản như ở Sài Gòn. Chỉ thấy dăm ba công an giao thông là cùng. Tạm trú ở ngôi nhà trước, tôi chẳng nghe thấy chủ nhà than phiền hoặc lo sợ gì việc bị công an nhũng nhiễu cả. Hay là công an đã được đấm mõm từ tổ chức vượt biển rồi" Nếu vậy thì chúng tôi không cần di chuyển tới một địa điểm khác để phải đấm mõm thêm một lần nữa cho công an khu vực ở đây làm gì" Nghĩ cho cùng, chẳng qua là chế độ CS ở nước ta quen với việc kiểm soát con người từ lâu, còn dân Miên như một đứa trẻ mới chập chững đi vào ma trận độc tài chuyên chính vô sản đã bị bọn Khmer Đỏ quật cho một trận tơi tả nên họ sáng mắt ra chăng"

Hơn nửa đêm, tôi đang còn ngái ngủ thì Hải đến đánh thức dậy cùng với cả nhóm. Chúng tôi vội vàng rửa mặt qua loa rồi xách chiếc bị cói đựng đồ linh tinh mà nhảy lên xe kiểu Molotova của bộ đội. Đặc biệt là những xe tập trung ở đây đều không có bảng số và được bít bùng hai bên xe trừ phía sau bỏ trống. Nhiều nhóm cùng về đây để ra đi một lượt. Đây cũng là lần đầu tiên, tôi trông thấy “người không chân dung” là tay cầm đầu tổ chức. Anh ta tên Đức hãy còn trẻ, tướng tá trông thật khôi ngô tuấn tú, đẹp trai nữa chứ, lại thắt ngang hông một khẩu súng với cái lon trung úy sáng tươi trên cổ áo! Tôi từng nghe loáng thoáng Hải kể là tay Đức này có ông cậu giữ chức quân trấn trưởng thành phố Nam Vang nhưng nguồn tin sau có lẽ là đáng tin hơn: tay này bị sa thải khỏi bộ đội vì lý do vô kỷ luật. Nghe trực tiếp giọng nói và thấy bằng xương bằng thịt cùng cử chỉ của tay này, chẳng hiểu sao tôi bỗng có cảm tưởng Đức đúng là tay chọc trời khuấy nước, vừa khôn ranh vừa táo bạo của một kẻ có bản lĩnh. Đầu sỏ có khác! Nếu đánh giá tay ấy qua hình dáng bề ngoài thì cho vàng tôi cũng không dám phiêu lưu như thế này!

Lúc đó, tôi chỉ nghĩ bằng trực giác thế thôi chứ cũng không chắc là mình đúng! Sở dĩ thế cũng có lý do của nó. Số là tôi đã bị hai lần vượt biên thất bại, oái oăm thay, tôi là người duy nhất đầu tư sự... thất bại. Chính xác mà nói, lần đầu thất bại có tôi cùng với bà xã. Lần đó cả tàu ra khơi, hai ngày sau nghe tin BBC nói chiếc tàu xuất phát ở Hải Sơn (Bà Rịa) được vớt nhưng riêng tôi cùng bà xã bị bỏ lại với khoảng 20 người. Tôi là người duy nhất đưa tiền cho chủ thuyền đầu tư, đặt mua thuyền, mua dụng cụ đánh cá để ông ta qua lại cửa biển, đánh cá ròng rã hai năm trời hầu quen mặt công an nhưng cuối cùng ông ta thoát được còn tôi suýt bị bắt vào tù sau khi ông ta dùng mưu cô lập vợ chồng tôi ngay trên một cù lao nhỏ. Ông ta tham lam cho người khác thế chỗ vợ chồng tôi, là ân nhân của họ, để lấy thêm tiền. Thật là đau tức đến điên người! Tôi bị xui xẻo như thế thì còn tin tưởng gì cái số sẽ được may mắn đây!

Còn lần thất bại thứ hai thì lại do tôi mới... ác chứ! Thật ra, cũng vì thất bại vô lý một lần rồi, tôi trở chứng hoài nghi... hữu lý là điều tất nhiên vậy. Sau khi bạn tôi nhắn đến nhà gặp anh bạn gấp, tôi nghe anh bạn nói nhỏ rằng “tao có ông bạn cho tao đi không lấy tiền trước, qua đến nơi mới trả tiền nhưng tao không thể đi lần này được mà nhường cho mày đi trước, mày nghĩ kỹ trong vòng từ trưa nay đến trưa mai rồi cho tao biết”. Có lẽ số tôi chưa vượt biển được nên bất chợt tôi nghĩ nếu chuyến đi chắc ăn thì bạn tôi không có lý do gì lại nhường cho tôi đi trước như thế này, chắc phải có cái gì bất trắc trong đó. Hóa ra tôi... tính già hóa non. Chỉ vì anh bạn là người tổ chức chính trong việc vượt thoát này nhưng do anh bạn dự kiến trường hợp bị bể thì chẳng ai biết anh là người cầm đầu mà khai với công an, thành ra phải nói tránh như thế. Tôi hiểu sự tính toán khôn ngoan của bạn nên tôi chỉ biết than thân trách phận của mình.

Đoàn xe khởi hành giữa thành phố đèn vàng vẫn còn say giấc ngủ. Trời sáng dần khi ra ngoại ô để tiến về phần đất tỉnh Kampot, nằm ở cực nam của Miên. Đứng dọc đường và trên đồng không mông quạnh là hằng hà sa số những cây thốt nốt, thổ sản của Miên và cũng là một trong những nguồn lợi kinh tế của người dân Khmer. Xe chạy qua các làng mạc xơ xác tiêu điều, những ruộng vườn khô cằn, thỉnh thoảng chạy qua cả những thôn xóm với nhà cửa bị đốt cháy thành than đen xiêu vẹo nghiêng ngả trên nền đất xám xịt. Cảnh tượng này còn nhắc nhở một thời chiến tranh quốc-cộng chẳng khác gì nước ta. Thật ra, cái thời ấy còn rùng rợn thảm khốc hơn rất nhiều, khi cuộc tàn sát diệt chủng của Khmer Đỏ xảy ra với cả 2 triệu đồng bào họ là nạn nhân. Trên đường xa lộ hướng về phía cảng Sihanoukville, đoàn xe gồm ba chiếc di chuyển không gặp phải sự kiểm soát gắt gao nào của bộ đội Miên, chỉ trừ trạm chót. Mấy tên lính Miên mặt mũi đen sì và đằng đằng sát khí bao vây lấy chiếc xe đi đầu trong đó có tôi. Một vài tên hung hãn nhảy phóc lên xe nhìn tận mặt từng người như muốn ăn tươi nuốt sống. Ai cũng ngồi im chiụ trận, như nín thở và nem nép người không dám nhìn lên mà nhìn quanh cố giả vờ tạo vẻ vừa hững hờ, vừa thân thiện. Trong tình thế đó, tay... trung úy Đức bắt đầu hành động. Anh ta bình tĩnh đến nói chuyện với tên trạm trưởng bằng tiếng Miên, dĩ nhiên, rồi hai người tới đàng sau xe và tên trưởng trạm ra lệnh cho bọn kia xuống. Hai người bắt tay nhau và tiếng cười của họ vang lên cực kỳ thoải mái như hai người bạn đã biết nhau trước đó vậy. Thế là đoàn xe lại lên đường. Mọi người trong xe mới bắt đầu thở phào nhẹ nhõm. Mấy bà mấy cô cảm ơn Trời Phật độ trì. Có người kể là sợ ... suýt té đái khi tên lính Miên chằm chằm nhìn vào mặt mình... ra điều muốn... chữa bệnh bằng thôi miên. Hú vía!

Chạy qua khu rừng tranh vắng vẻ một khoảng khá xa, đoàn xe ngừng lại và đoàn người được lệnh lục tục xuống rồi biến vào rừng tranh ngay sau đó. Chỉ còn chiếc xe tay Đức đi là vẫn đậu lại. Anh ta tụ tập mọi người lại rồi ra lệnh cho mấy tên trưởng toán lo kiểm tra số người và điều động toán của mình chạy xuyên qua rừng tranh theo sau anh ta chạy trước dẫn đường cùng dặn thêm là thanh niên trai tráng giúp mang đồ cho phụ nữ cũng như cõng các em nhỏ chạy cho nhanh trước khi trời tối. Đoàn người bắt đầu vắt giò lên cổ mà chạy băng rừng bán sống bán chết. Đến được bờ biển, tôi mệt đứt hơi nhưng nào đã yên vì còn cố lội ra khỏi bờ mới có ghe nhỏ chở tiếp ra chiếc tàu... có thật đang đậu chình ình ngoài khơi. Khi đang tìm cách lội ra để lên cho được chiếc ghe nhỏ, tôi mới biết là mình đi qua một vũng bùn giống như bị ai kéo từ từ xuống. Đạp xuống cũng không được vì không có điểm tựa mà ngoi lên thì không có đà nên tôi loay hoay như người bị sụp bẫy. Tôi cảm thấy thân thể mình như nặng qúa nên chìm dần xuống trong khi chân tay tôi bỗng yếu hẳn đi. Bất giác, tôi nhớ đến câu chuyện viết về một người bị lún vào cát hay bùn gì đó đến chết mà rùng mình. Hình như chuyện của Victor Hugo thì phải" Thấy nhiều người đã lên được ghe hết rồi, tôi cố hết sức bình sinh hòng cứu vãn tình hình nhưng trời ơi là trời vẫn vô hiệu! Tôi đành cố hét tướng lên “Bùn lún, bùn lún rồi... Một cành cây!” Ngay lập tức, Hải chạy bổ đi tìm và vất ngay xuống một khúc cây gãy đủ cho tôi đạp lên trên mới đi được mà bám vào ghe. May qúa, tôi được người khác kéo lên ghe và thoát nạn. Tôi cứ tưởng mình đã sụp “lỗ chân trâu” mà tàn đời nơi xó xỉnh này! Khi chỉ còn vài người cuối cùng trèo lên tàu, trung uý giả Đức đứng trên bờ bỗng rút súng bắn đoành đoành lên trời! Vài người bàn tán râm ran không hiểu sao anh ta bắn thế nhỉ. Ăn mừng chăng" Hải đi theo Đức mấy lần nói là anh ta bắn vậy nhằm cho rằng mình đã phát hiện... qúa trễ một vụ vượt biển trái phép! Tay này đúng là dân liều mạng! Anh ta đeo lon... giả mà còn bạo như thế, huống hồ thật. Thực ra, khu rừng tranh ấy rất hoang vắng và cách xa nhà dân cả chục cây số nên Đức bắn súng... đì đùng vậy cũng đã tính kỹ trước rồi. Anh ta tỏ ra tự tin thấy rõ vì đã thực hiện thành công mấy chuyến nhờ vào đầu óc giảo hoạt biết vạch ra đường đi nước bước cũng như điều nghiên bến bãi kỹ càng. Dù sao, tôi cũng cám ơn tay... hảo hán Lương Sơn Bạc này đã “tái xuất giang hồ” đúng thời đại! Chẳng biết tôi có cám ơn sớm sủa qúa không" Nói sớm hay muộn sao đành nhưng có dịp thì mình cứ cám ơn trước đã!

Tàu di chuyển suốt đêm trong Vịnh Thái Lan, bên ngoài trời tối om mà tôi không tài nào ngủ nổi. Thuốc chống say sóng tôi dùng không công hiệu gì cả. Hơn nữa, khi xuống tàu tôi đã không biết tìm vị trí mà ngồi. Ngu nhất là ngồi ở hai bên đầu tàu, người từng trải cho tôi biết như vậy. Họ giải thích là tàu lắc lư nhiều nhất ở hai vị trí lái và mũi. Do đó, tôi say sóng đến mức mửa ra cả mật xanh mật vàng mà vẫn không yên. Tôi cũng đã từng say sóng một lần khi đi tàu thủy từ Huế vào Đà Nẵng để tránh Đèo Hải Vân lúc ấy bị cộng quân khống chế và pháo kích nhưng say cũng không thấm thiá gì so với lần này, say đến rệu rã, khờ người ra chẳng khác cái giẻ rách. Ấy thế mà, khi nghe Hải báo tin sắp vào bãi đáp rồi, tôi bỗng như có phép thần thông lấy lại sức một cách nhanh chóng không ngờ. Trời bên ngoài hãy còn tối lờ mờ, tàu khởi sự chạy chậm dần lại để cập bờ. Hải hối thúc mọi người viết mật mã vào tờ giấy dưới ánh đèn tù mù rồi gom lại cẩn thận. Không cẩn thận là mất phần ăn chia. Chưa có mật mã đưa về là chưa có gì chứng minh đã lên tàu, đã ra khơi vượt biển. Hải còn cẩn thận gửi... vợ con bạn cho tôi dẫn vào bờ vì chổ tàu ngừng nước ngập đến vai trong khi cô ta có con nhỏ.

Khi nhảy xuống khỏi tàu, nước ngập cả cổ, tôi nghĩ thầm không biết sẽ dìu mẹ con cô ta như thế nào đây. Tôi bảo cô cứ ẵm con rồi bám vai tôi thật chặt để tôi bơi vào bờ cho nhanh. Trời sáng dần. Tàu quay ra khỏi bờ ngay khi mọi người lóp ngóp lội vào. Thế là chuyến vượt biển xem như “xuôi chèo mát mái” đối với tất cả mọi người. Mấy bà cô dâng lời cảm tạ Trời Phật đã cho họ đến bến bờ bình an vì Vịnh Thái Lan khét tiếng là nơi hải tặc hoành hành. Phần tôi vẫn còn nghi ngờ như... Tào Tháo mà tự hỏi chẳng biết giấc mơ của mình đã trở thành hiện thực hay chưa.

Mọi người hăng hái đổ bộ vào nằm xoài lên bãi cát, áo quần đẫm nước nhưng mặt người nào người nấy hân hoan, hí hửng đến mức kích động. Thậm chí có anh nhảy cỡn lên và chạy lăng quăng rồi la hét toáng lên cực kỳ khoan khoái. Tôi quan sát chung quanh thấy dừa là dừa bạt ngàn và đoán mò đây có lẽ là một hòn đảo hiu quạnh của Thái Lan. Bỗng đâu từ phiá trong một đoàn người tay mang dao búa, gậy gộc v. v. miệng hò reo vang trời túa ra làm chúng tôi hết hồn. Để tránh sự hiểu lầm có thể dẫn đến bị hành hung đáng tiếc, tôi buột miệng nói to “chúng tôi là người tỵ nạn VN” và ngay sau đó, vài người nói tiếp “chúng tôi đến đây vì lý do chính trị”. Cũng may trong số họ có một cậu thanh niên biết tiếng Anh. Do đó, cuộc nói chuyện với họ của chúng tôi trở nên cởi mở và thông cảm lẫn nhau, nhờ có cậu này làm thông dịch viên. Họ chạy đi báo cho chính quyền địa phương là người tỵ nạn VN mới đến đảo. Chẳng bao lâu sau đó, họ phân phát cho chúng tôi mỗi người hai trái trứng gà luộc chín để ăn tạm. Qua trò chuyện với cậu thanh niên, chúng tôi được biết chổ nào đón tiếp người tỵ nạn thì chổ đó sẽ được Cao Ủy Liên Hiệp Quốc tài trợ một số tiền khá lớn, xem như thưởng công họ đã cung cấp nơi ăn chốn ở tạm thời cho người tỵ nạn.

Theo lời ông trưởng đảo cho biết thì tất cả chúng tôi ngủ lại đảo một đêm rồi sáng ngày mai sẽ có chuyến tàu đưa vào đất liền. Sau đó, chúng tôi được ông dẫn đến một ngôi nhà khá rộng, trông giống như một nhà hội cho chúng tôi ngủ qua đêm. Buổi chiều, một bọn đi xe gắn máy chạy qua chạy lại ầm ầm trước ngôi nhà chúng tôi đang tá túc. Bọn thanh niên này trông mặt rất ngầu, đứa nào cũng cột tóc thỏng xuống phía sau như đuôi ngựa. Đến tối, trong khi nhiều người đã nằm ngáy khò khò, bỗng vài người còn thức như tôi ngồi bật cả dậy khi chừng năm tên đồng loạt chạy xe đến ngừng ngay trước nhà rồi hùng hổ xông vào chổ chúng tôi ngồi. Sợ bị cướp, chúng tôi đánh thức cả nhà dậy để lấy khí thế số đông hầu đối phó với năm tên kia. Hóa ra, chúng đến hỏi ai có vàng muốn bán hoặc đô-la muốn đổi tiền Baht của Thái không. Dĩ nhiên, chúng tôi chẳng ai dám khoe... của trong tình thế bị cô lập giữa đảo như thế này. Thấy chúng tôi ai cũng lắc đầu nói không có, chúng mới bực bội bỏ đi sau khi trừng mắt nhìn bao quát khắp nhà. Sáng hôm sau, ăn cháo điểm tâm xong chúng tôi được lệnh xếp hàng trật tự để lên tàu vào đất liền. Chiếc tàu gọn đẹp nhưng cũng đủ rộng cho gần cả trăm mạng chúng tôi tha hồ nằm ngồi thẳng cẳng trên sàn tàu. Nước biển xanh ngắt thấy rõ cá bơi từng bầy. Ra ngoài khơi xa, trên mặt biển mênh mông, thỉnh thoảng bay lên khỏi mặt nước những con cá chuồn trông rất vui mắt. Giữa cảnh trời nước bao la bát ngát, tôi hít đầy lồng ngực không khí của tự do có mùi biển mặn và cảm thấy mình chưa bao giờ sảng khoái nhẹ nhàng như vậy! Bất giác, tôi ngậm ngùi trong một tâm cảm phức tạp giữa không thời gian:

 

Trời bát ngát lòng người sao hung hiểm

Nước mênh mông đâu một chổ yên lành"

Nghe hoang vu run rẩy tận ngày xanh

Thời êm ấm trôi xa dòng hoài niệm!

Chính trên chiếc tàu này, tôi đã sung sướng đến rơi lệ. Một thứ cảm xúc hết sức trái ngược nhưng cũng khá bình thường và tự nhiên. Tôi sung sướng vì giấc mơ của tôi không ngờ đã trở thành hiện thực. Một giấc mơ mà tôi hằng cầu nguyện nay đã có kết qủa cụ thể. Đồng thời, tôi cũng không thể ngăn những giọt nước mắt nhỏ xuống trong lòng bàn tay tôi khi biết rằng tôi và vợ con đều đang chờ mong ngày đoàn tụ trong niềm đau khổ vì phải xa cách nhau chẳng biết bao lâu nữa"

Ngày mai ngày mai cuộc sống bình yên

Tôi úp mặt hân hoan dòng lệ đổ!. . .

(Vượt)

Buổi chiều tàu cập vào một bến cảng của Thái Lan. Những người tỵ nạn chúng tôi được tạm trú ở trại Lamb Ngob, độ 2 tuần sau tất cả được chuyển lên trại chính Panat Nikhom (tỉnh Chon Bury) để chờ định cư ở nước thứ ba.

Trong suốt dòng sử Việt, chưa hề có cuộc vượt thoát nào mà cả một làn sóng những người dân đủ mọi thành phần, tự nguyện lìa bỏ quê hương của mình trong tức tưởi như thế! Tự nguyện một cách tức tưởi, đau đớn vô cùng! Không ai hiểu nổi sự mâu thuẫn này ngoài chính nạn nhân một chế độ “hà chính mãnh ư hổ”! Quả là hai chữ Tự Do cao qúy đến nỗi con người dám đổi cả mạng sống của chính mình! Hỡi Tự Do, xin cúi chào Người!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.