DAN DA_PhongChau |
Chương trình Phong Châu"Mở Hội.
ĐÀN ĐÁ, một nhạc khí cổ xưa với 3,500 tuổi cuả Vietnam, sẽ được trình tấu trong chương trình Phong Châu Mở Hội cuối tuần này ở Little Saigon.
Chương trình có tên là Phong Châu Mở Hội sẽ tổ chức vào Thứ Bảy 27-9-2008 lúc 7:30 pm tại Rose Center Theater 14140 All American Way, Westminster CA 92683.
Chương trình gồm nhiều mục Ca Nhạc, Vũ, Ngâm Thơ, Dân Ca truyền thống . Và đây cũng là lần đầu tiên tại quận Cam, nghệ sĩ Vũ Hồng Thịnh (từ San Jose tới) sẽ trình tấu ĐÀN ĐÁ, một nhạc khí cổ xưa với 3,500 tuổi cuả Vietnam.
Chương trình sẽ có góp mặt của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ, như: Nga Mi, Trần Lãng Minh, Thanh Hà, Kim Tước, Minh ngọc (tứ ca Thùy Dương), Xuân Mai, Thúy Anh, Đỗ An, Tứ Ca Làn Sóng Việt...
Đặc biệt còn có phần Dân ca cổ truyền : Hát Ca Trù (Ả-Đào), Hát Chầu văn (Lên Đồng), Hát Xẩm (Xẩm chợ, Xẩm Huê tình..), Dân ca Quan Họ Bắc Ninh, Dân ca Huế... Ban nhạc : Nguyễn Quang, Ngọc Trác Âm thanh & sáng : Việt Anh Sound Co .
Nhưng Đàn Đá là gì" Nhạc sĩ Vũ Hồng Thịnh trong một baì viết năm ngoaí ở Việt Tribune (San jose) đã giới thiệu về Đàn Đá, với bài viết nhan đề”Đàn Đá: Một Nhạc Khí Cổ Độc Đáo Của Việt Nam” trích như sau:
“...cho đến 1975, người Việt Nam vẫn chưa có trong tay một bộ Đàn Đá nào được công luận biết đến. Ba bộ đàn được khám phá trước 1975 thì một nằm ở Bảo tàng viện Con Người (Musée da L’Homme) tại Paris; một thuộc sở hữu của người Mỹ ở Los Angeles; và một đã bị thất lạc.
Vì vậy, ngay từ khi mới được thành lập, Viện Nghiên Cứu Âm Nhạc Việt Nam (cơ sở II tại Sài Gòn, do Giáo Sư Lưu Hữu Phước làm Viện trưởng) đã có kế hoạch sưu tầm, phát hiện Đàn Đá tại miền Nam Việt Nam.
Sưu Tầm Đàn Đá
Trong phần này, chúng tôi xin thuật lại một vài câu chuyện xung quanh việc sưu tầm các bộ Đàn Đá ở Việt Nam. Có chuyện mang màu sắc như thần thoại, và cũng có chuyện là đời thực một trăm phần trăm.
Thứ nhất phải kể đến việc sưu tầm Đàn Đá Khánh Sơn. Nhạc sĩ Kpa YLăng là một chuyên viên nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Âm nhạc. Ông là người dân tộc Banar nên ngoài tiếng Banar, tiếng Việt, ông còn có thể nghe và nói đủ để tiếp xúc với một số dân tộc khác ở Tây Nguyên.
Bộ Đàn Đá
Sau nhiều tháng lặn lội ở các buôn làng Tây Nguyên của nhiều tộc người, đến tháng 2 năm 1979, Kpa YLăng đã có được những thông tin để đi đến phát hiện bộ Đàn Đá Khánh Sơn.
Theo lời kể lại của ông Bobo Ren, người dân tộc Raklay, thì vào khoảng năm 1942, khi ông được 13, 14 tuổi, làng gặp năm rất đói kém. Một hôm ông cùng cha là Bobo Sung lên núi đào củ mài. Đang đào theo hang củ mài thì thấy nhiều con rắn nhỏ màu đen trong lỗ khoai, kế đó có một con rắn to màu trắng có mồng đỏ phóng đến. Cha con hoảng sợ không dám đào tiếp nữa mà bỏ về. Cha ông nói có lẽ Giàng (Trời) sắp cho của nên sáng sớm hôm sau vợ chồng Bobo Sung và các con đem theo con gà lên cúng tại nơi nhìn thấy rắn thần trước khi đào tiếp (dĩa xôi và con gà có lẽ là những thứ thực phẩm quý giá cuối cùng mà gia đình ông còn lại ở cái thời khắc khó khăn ấy). Sau khi đào tiếp, hai cha con Bobo Sung và Bobo Ren đã tìm thấy những thanh đá lạ. Đó chính là bộ Đàn Đá Khánh Sơn mà ngành Âm nhạc Việt Nam đã long trọng làm các lễ công bố trong dịp cuối năm 1979. Địa điểm mà hai cha con ông Bobo Sung tìm được Đàn Đá thuộc núi Dốc Gạo, huyện Cam Ranh, tỉnh Phú Lắc, là địa bàn cư ngụ của cộng đồng dân tộc Raklay. Vùng này có nhiều núi cao và có tên là Khánh Sơn nên Đàn Đá được mang tên theo đó...”
Trong baì viết, nhạc sĩ Vũ Hồng Thịnh cũng kể về việc đi tìm các bộ Đàn Đá khác.
Khán giả chương trình Phong Châu Mở Hội vào thứ bảy 27-9-2008 sẽ được nghe lại tiếng nhạc cổ xưa của dân tộc Việt từ những ngàn năm tuổi trứơc.