Eric Caris, phụ tá giám đốc tiếp thị cho Cảng Los Angeles, nói rằng, "Trải qua thời gian dài, chúng tôi đã từng đùa rằng xuất cảng lớn nhất của chúng ta là không khí sạch của California. Tin vui đối với chúng ta trong năm 2008 là chúng ta cuối cùng đang xuất cảng nhiều thùng chứa hàng hóa hơn là thùng trống không."
Từ tháng 1 đến tháng 7, xuất cảng nhảy vọt lên khoảng 23% so với cùng thời gian của năm 2007 tại 2 cảng chứa thùng bận rộn nhất nước, Los Angeles và Long Beach. Nhưng sự tăng vọt xuất cảng bị làm mờ đi trong sự thụt lùi sâu mức chi tiêu của khách hàng Mỹ.
Nhập cảng tụt xuống rất nhiều mà 2 hải cảng đang trên tốc độ để tường trình năm thứ hai liên tục của sự sút giảm trong mậu dịch quốc tế. Điều mà đã không xảy ra ít nhất trong 30 năm, dù một số vụ suy thoái toàn quốc đã diễn ra.
Sự xuống giốc kinh tế đã đụng đến hầu hết các hải cảng tại Bắc Mỹ.
Trong 10 hải cảng phồn thịnh nhất mà những nhà bán lẻ lớn toàn quốc đến bốc hàng hàng tháng, chỉ có 2 cảng đang có thương vụ nhiều hơn năm ngoái. Một là Vancouver ở Canada, nơi phục vụ một nền kinh tế khỏe hơn là Hoa Kỳ. Cái khác là Savannah ở Georgia, nơi cỗ phần thị trường thắng thế như là trạm dừng Bờ Biển Miền Đông đầu tiên lớn nhất cho hàng hóa đến miền Bắc từ Kênh Panama. Paul Bingham, giám đốc quản trị thị trường mậu dịch và chuyên chở cho công ty Global Insight có trụ sở tại Washington, nói rằng sự yếu kém trong kinh tế Mỹ được phản chiếu trên các cảng bốc hàng.
Tại 5 hải cảng đứng đầu ở bờ biển phía Tây - Los Angeles, Long Beach, Oakland, Seattle và Tacoma - lượng nhập cảng xuống thấp ở mức 13% suốt 7 tháng đầu năm nay. Ở cảng Long Beach, nơi nhập cảng rớt xuống 12.7%, một vài sự sút giảm lớn nhất có thể tìm thấy trong các vật liệu được dùng trong việc tân trang nhà và xây cất nhà mới, theo lời của phát ngôn viên hải cảng Art Wong.
Hàng nhập cảng đồ chơi và dụng cụ thể thao, thường là nằm trong số những món hàng đứng đầu tại cảng Long Beach, thì sút giảm 16.5% trong tháng 6. Món hàng nhập cảng phổ thông khác, giày dép, thì xuống 5.2%.
Xuất cảng là một câu chuyện khác. Trợ lực bởi đồng đô la yếu, làm cho hàng hóa Mỹ rẻ hơn đối với những người mua ngoại quốc, hàng xuất cảng gia tăng tại tất cả 5 hải cảng bờ biển phía Tây. Thêm nữa, số lượng các thùng trống đã được chở trở lại Châu Á để chất hàng nhập cảng đã xuống ít nhất 22.1% tại mỗi cảng lớn.
Một số tin xấu có thể tìm thấy ngay trong số những nhà bán lẻ mà các khách hàng có khuynh hướng sẽ có thu nhập cao hơn và an toàn nhiều hơn. Một trong số đó là Công ty Williams-Sonoma Inc., có trụ sở tại San Francisco. Trong cuộc họp hôm Thứ Năm, công ty nói rằng lợi tức quý thứ 2 của công ty đã tụt xuống gần 30% ở mức 18.4 triệu so với cùng thời kỳ năm ngoái.
Một số công ty bán lẻ chuyên hàng nhỏ đang chứng kiến nhiều khó khăn hơn để đối phó với nhiều vấn đề mà tuột khỏi tầm kiểm soát của họ. Henrik D. Eriksen, chủ của Danish Design ở Mission Viejo, một nhà trung gian về đồ gỗ, nói rằng đã quan sát sự yếu kém của đồng đô la và giá xăng kỷ lục làm tăng phí tổn đối với các mặt hàng phổ thông như vật dụng trong phòng ngủ lên từ 30% đến 40% tới khoảng $3,400 kể từ năm 2005.
Porfirio Diaz, tài xế xe vận tải, lái xe chở các thùng chứa hàng hóa đến và đi từ Cảng Oakland trên các đoạn đường ngắn. Ngôi nhà của Diaz đang trong tiến trình bị tịch thu. Ông ta đã sử dụng hết số tiền giới hạn trong thẻ tín dụng cho việc tu sửa chiếc xe vận tải và nói rằng ông ta không thể có đủ tiền để mua một chiếc xe mới.
Có lẽ một tin vui cho Miền Nam California: Cảng Los Angeles và Long Beach không bị lỗ lã nhiều dù tình hình kinh tế đen tối và các cố gắng tốn kém để làm sạch việc thải khí của dầu cặn mà khiến cho miền Nam bị ô nhiễm nặng nề.
Shubhra Jha, giám đốc về nghiên cứu đầu tư cho công ty C. B. Richard Ellis, nói rằng, "Các hải cảng khác sẽ khá hơn, nhưng chúng tôi tin chắc rằng cảng Los Angeles và Long Beach sẽ không đánh mất vị thế nổi bậc trên toàn quốc của chúng."