Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Viết Từ Đại Hội Đảng Cộng Hòa Tại Minnesota: Nghĩ Về Dự Luật Sb 1322

02/09/200800:00:00(Xem: 7854)

Tôi vừa đến Minnesota để tham dự Đại Hội Đảng Cộng Hòa nhưng những mẫu chuyện chung quanh vẫn không tránh khỏi về Dự Luật SB 1322 đang được cứu xét tại California.  Hầu hết mọi người ở đây đều rất ngỡ ngàng là tại sao Tiểu bang California lại có thể thông qua một đạo luật như vậy, biết rằng Tiểu bang California là nơi có đông người tỵ nạn Việt Nam nhất nước Mỹ, có thể hơn cả cộng đồng người Cuba tại Miami, Florida. Đa số mọi người tham dự Đại Hội đều tỏ ra thông cảm với Cộng Đồng Việt Nam, cũng giống như tập thể các dân biểu tiểu bang thuộc khối Cộng Hòa đã đồng viết thư kêu gọi Thống Đống Arnold Schwarzenegger phủ quyết dự luật này.

Tôi cũng rất phấn khởi khi được biết tin cộng đồng Việt Nam tại khắp nới từ miền Bắc đến Nam California cũng đang tiếp tục thâu góp chữ ký của đồng hương để kêu gọi Thống Đốc California phủ quyết dự luật này. Tôi hiểu rằng nhiều đồng hương đã dãi nắng với những ổ bánh mì hay chai nước lạnh để lót lòng và kêu gọi sự quan tâm của đồng hương tại khắp nơi. Đây mới chính là những chiến sĩ đấu tranh thực sự cho tương lai của cộng đồng. Những gì tôi cũng như các anh em dân cử khác làm trong nhiều tuần qua chỉ là một phần nhỏ so với sự khó nhọc mà những đồng hương này đã chứng tỏ trong những ngày qua cũng như trong thời gian sắp tới.

Trong không khí đấu tranh quyết liệt đó, các thành phần hỗ trợ dự luật đã tung ra các luận điệu cho rằng dự luật này chỉ là một thủ tục nhằm sửa đổi luật lệ cho phù hợp với các án lệ của tòa án theo hiến pháp và do đó cộng đồng Việt Nam không thể nào lội ngược dòng nước được. Đây là một luận điệu mà các thành phần thân Cộng đã muốn có trong nhiều thập niên qua nhưng vẫn chưa đạt được cho tới khi dự luật SB 1322 này ra đời. Đây là một điều luật mà có tầm quan trọng đối với các thành phần thân Cộng để họ có thể xuất đầu lộ diện và lên mặt hỗ trợ dự luật hay phá rối nỗ lực vận động chống đối của cộng đồng chúng ta. Dự luật này sẽ cho họ một cơ hội hiếm có là được hoạt động công khai tại Hoa Kỳ, tối thiểu là tại tiểu bang California, thay vì phải hoạt động một cách âm thầm hay lén lút như hiện nay.

Cho tới ngày hôm nay, vẫn chưa có án lệ nào vô hiệu hóa luật lệ ngăn cấm các thành viên Đảng Cộng Sản được tuyển chọn vào các công việc của chính quyền. Hiện nay, trong các đơn xin làm việc tại các khu học chánh hay trường đại học cộng đồng vẫn còn câu hỏi là các ứng viên có phải hay từng là thành viên của Đảng Cộng Sản hay không. Nếu trả lời gian dối, những người này có thể bị đuổi việc sau này nếu bị phát giác. Cũng giống như đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ vẫn còn câu hỏi là người xin nhập tịch có phải hay từng là thành viên Đảng Cộng Sản hay không. Luật ngăn cấm này vẫn còn có giá trị tại hầu hết mọi nơi trên toàn Hoa Kỳ.

Trên thực tế, không mấy ai dại dột đến độ vỗ ngực tự xưng mình là thành viên Đảng Cộng sản trong đơn xin việc làm trong chính phủ hay nhập tịch Hoa Kỳ. Do đó, không có mấy khi các cơ quan chính quyền lại phải cân nhắc đến việc có nên cho phép những người Cộng sản này được nhập tịch hay được vào làm việc trong các cơ quan trường học hay không. Và dĩ nhiên chưa có một án lệ nào hủy bỏ điều luật này cả. Sự khác biệt mà Dự Luật SB 1322 sẽ đưa đến là các thành viên của Đảng Cộng Sản có thể công khai hoạt động trong các cơ sở giáo dục thay vì vẫn tiếp tục lén lút hoạt động một cách âm thầm như hiện nay.

Dĩ nhiên, những ai ngang nhiên hoạt động có lợi cho Cộng sản, cộng đồng chúng ta có thể tìm biết xem những người này có phải hay đã từng là thành viên của Đảng Cộng Sản hay không để tìm cách kêu gọi trục xuất họ ra khỏi môi trường giáo dục hiện nay. Đó là một công cụ rất quan trọng để bảo vệ cộng đồng, nhất là trong hoàn cảnh chống lại sự trà trộn hay xâm nhập của Cộng sản tại khắp nơi trong cộng đồng.

Đối với xã hội Hoa Kỳ, với gần 300 triệu dân trên toàn quốc hay 38 triệu trên toàn tiểu bang California, một vài người Cộng sản không thể đe dọa nền an ninh của Hoa Kỳ hay của Tiểu bang California. Nhưng đối với cộng đồng Việt Nam, chỉ cần một người như vậy đủ gây rối loạn không khí sinh hoạt trong cộng đồng. Gần 10 năm trước đây, chỉ cần một người như Trần Trường trưng baỳ ảnh ông Hồ đã gây sóng gió trong cộng đồng trong suốt 53 ngày đêm. Thử tưởng tượng một người thầy giáo nào đó trong một trường học trong khu vực Little Saigon tự vỗ ngực mình là thành viên của Đảng Cộng Sản và ngang nhiên cỗ võ cho nhà cầm quyền CSVN và được luật pháp tiểu bang bảo vệ thì chúng ta có thể tưởng tượng được bối cảnh của cộng đồng sẽ như thế nào.

Đây là lý do tại sao cộng đồng Việt Nam tại khắp nơi cần phải lên tiếng để chống đối dự luật này trong mọi khả năng có được của mình. Sự tham gia chống đối dự luật này của các vị dân cử gốc Việt tại Quận Cam là việc cần thiết, không những là với tư cách là một người tỵ nạn Cộng Sản, mà còn là đại diện cho tiếng nói của cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Nếu cộng đồng chúng ta không lên tiếng nói, sẽ không có một cộng đồng nào khác hay không có mấy ai khai khác chống đối dự luật này cho chúng ta. Nhiều người sẽ nói rằng, đây là vấn đề luật tiểu bang, các vị dân cử trong khu học chánh hay hội đồng thành phố hãy cứ quan tâm đến công việc của cơ quan mình mà thôi. Nói như vậy chỉ là để trốn tránh trách nhiệm trước một nhu cầu quan trọng cho cộng đồng. Tôi rất hoan nghênh các anh chị em dân cử gốc Việt tại Quận Cam đã tích cực hỗ trợ hay tiếp tay với các đồng hương trong các công tác vận động chống Dự Luật SB 1322.

Tôi mong rằng cộng đồng Việt Nam tại khắp nơi, không chỉ riêng gì tại California, hãy tiếp tục vận động chống lại việc thông qua Dự Luật SB 1322. Quý đồng hương có thể liên lạc trực tiếp với Văn Phòng Thống Đốc Tiểu Bang California để lên tiếng phản đối và yêu cầu phủ quyết dự luật này. Số điện thoại của Văn Phòng Thống Đốc Arnold Schwarzenegger là (916) 445-2841 và số fax là (916) 558-3160. Muốn biết thêm các mẫu thư phản đối hay chi tiết cần thiết khác xin vào thăm trang nhà trên lưới điện toán ở địa chỉ www.vnhumanrights.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhưng 64 năm sau (1960-2024), đảng đã thoái hóa, biến chất. Đảng viên thì tham nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống tự diễn biến và tự chuyển hóa, bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin và cả “tư tưởng Hồ Chí Minh” nữa...
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.