Trong nhiều năm qua, giới lãnh đạo Nam Phi chủ trương duy trì các quan hệ hữu nghị với lân bang Zimbabwe và làm ngơ khi thể chế dân chủ suy sụp dưới quyền lãnh đạo gần 30 năm của TT Mugabe. Cộng đồng thế giới đang gây áp lực để các nước châu Phi can thiệp, nhưng ông Mugabe không tỏ ý muốn đối thoại. Cộng đồng quốc tế đã làm rõ sẽ không công nhận vai trò lãnh đạo của ông Mugabe nữa - đảng đối lập MDC đang vận động theo hướng này để các nhà lãnh đạo châu Phi tuyên bố cuộc bầu cử ngày 27-6 là vô giá trị khi không có ứng viên thách thức TT tại chức. MDC không muốn TT Mbeki can thiệp, vì tin rằng ông ta không vô tư.
Giáo sư Adam Habib, phân tích gia chính trị, tin rằng Tây Phương ngại can thiệp vì sợ bị xem là tân thực dân, nhưng muốn hành động nhân đạo, vì sự thống khổ của hàng triệu người dân Zimbabwe là không cần thiết. Ngoài ra, ông Mugabe không muốn bản thân ông và giám đốc an ninh bị truy tố về các xâm phạm nhân quyền - trong trường hợp này, nạn nhân của bạo động bị tước đoạt quyền đòi công lý.
Quyết định rút tên của ứng cử viên TT Tsvangirai là giao thắng lợi cho ông Mugabe, TT đương quyền của Zimbabwe - tại Johannesburg, tổng giám mục Desmond Tutu, nhà hoạt động đuợc tặng giải Nobel Hoà Bình, tuyên bố rằng chính quyền Nam Phi cần thay đổi huớng cư xử với Harare. Đã từ lâu, ông Tutu đề nghị quốc tế can thiệp, bằng cách đưa tới Zimbabwe 1 lực lượng bảo vệ hoà bình của LHQ. Ông nhấn mạnh : trong các điều kiện hiện nay, quốc tế có trách nhiệm can thiệp. Theo ông, sau 1 thời gian dài, cộng đồng quốc tế mới có tiếng nói chung về Zimbabwe.
Theo ông, cần tránh tai họa diệt chủng như đã xẩy ra với gần 1 triệu thường dân ở Rwanda năm 1994. Tổng giám mục Tutu cũng nói tới hơn 4 triệu dân Zimbabwe chạy sang Nam Phi - theo lời ông, trong điều kiện bình thường, họ không tha phương cầu thực làm gì.