Yesenia Rangel, 12 tuổi, nhìn ra cửa sổ hôm sáng Thứ Sáu trong tháng 2 thấy nhiều viên chức với phù hiệu "ICE" trên tay áo.
Yesenia lập tức gọi những người láng giềng để cảnh báo họ rằng các viên chức di trú đã ở bên ngoài tòa nhà chung cư của họ tại Compton. Rồi cô bé chảy nước mắt khi thấy ba cô bị các viên chức di trú còng tay dẫn đi.Trong thời gian 3 tuần ba cô bị bắt giam, Yesenia nói rằng, cô rất đau khổ lúc đi học và không thể ngủ được.
Khi các giớic chức thẩm quyền nới rộng việc kiểm soát di dân ở California và trên khắp nước Mỹ, các thầy cô giáo, các chuyên viên tâm thần và người bênh vực di dân gia tăng sự quan tâm ảnh hưởng đối với trẻ em như Yesenia là những công dân Mỹ.
Tháng vừa rồi, một nữ dân biểu tiểu bang California đã tổ chức một buổi điều trần về những hệ quả của việc bố ráp đối với trẻ em.
Trong thời gian điều trần, một hiệu trưởng trường tiểu học ở vùng Bay Area thành phố San Rafael, đã chứng thực rằng các cuộc bố ráp di dân trong năm 2007 đã làm cho trẻ em bị thương tổn, nghỉ học và điểm học xuống thấp.
Theo bản tường trình, có khoảng 5 triệu trẻ em ở Hoa Kỳ có cha mẹ là những người không có giấy tờ hợp lệ và 2/3 những trẻ em đó là công dân Mỹ.
Các giới chức thực thi thuế quan và di trú nói rằng họ gặp xung đột trong sự quân bình giữa việc thực thi luật pháp và vấn đề nhân đạo trong lúc thực hiện công tác.
Năm ngoái, cơ quan đã làm việc với Thượng nghị sĩ Edward Kennedy (Dân Chủ, Massachusett) để thực hiện một hướng dẫn nhân đạo đối với các cuộc bố ráp to lớn để quan tâm đến việc sắp xếp đặc biệt cho một số người bị bắt, như là việc chăm sóc hay các người mẹ mang thai và những di dân phục vụ trông coi trẻ em hay những thân nhân bệnh nặng.
Ron Prince, nhà hoạt động chống di dân bất hợp pháp, nói rằng ông ta thông cảm vời những đứa bé nhưng chính quyền không thể chấp nhận bất cứ ngoại lệ nào cho gia đình.
Nhưng, các người ủng hộ và các nhà tâm lý thì giữ lập trường rằng việc bắt các cha mẹ trước mặt trẻ em và giam giữ hay trục xuất họ là không công bằng cho các đứa bé. Họ biện luận rằng những hướng dẫn về di trú thì không đủ và không được thực thi thường xuyên.
Marlies Amarca, một nhà tâm lý trị liệu ở vùng thung lũng San Fernando Valley, đã chứng thực như một nhân chứng chuyên môn trong phiên tòa di trú, nói rằng bà thường thấy trẻ em có các cha mẹ bị bắt bớ bởi những giới chức di trú. Các trẻ em thường bị ác mộng và lo sợ bị chia cách và học hành sa sút.
Cha của Yesenia, ông Bulmaro Rangel, đã đến Hoa Kỳ khoảng 15 năm về trước và làm việc lau chùi nhà cửa. Ông ấy và vợ, Maria Romos, có 4 đức con sinh ở Mỹ tuổi từ 6 đến 13. Rangel, 38 tuổi, nói rằng ông ta vẫn thường mặc đồ bà ba và sẵn sàn chở 4 đức con đến trường khi những giới chức di trú hỏi tên tuổi và tình trạng di trú của ông. Họ đã đến trước nhà và bắt ông.
Người vợ ông ấy cũng sợ rằng các giới chức sẽ bắt bà ta luôn, đã thường không chịu mở cửa.