Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Tị Nạn Tây Tạng đón TTK/LHQ trước trụ sở LHQ ở Genève

27/05/200800:00:00(Xem: 5459)

Cộng Đồng Tây Tạng Lưu Vong chào đón ông Ban Ki-Moon trước trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève, Thụy Sĩ.

Trước khi xảy ra trận động đất tàn phá tỉnh Tứ Xuyên,Trung Hoa, cuối tháng 4 đầu tháng 5, ông Ban Ki-Moon, trên đường đi công tác ở Âu Châu, có dừng chân mấy hôm tại Thụy Sĩ. Đúng vào buổi trưa ngày ông Tổng Thư Ký đến họp tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève, cộng đồng Tây Tạng lưu vong tại vùng Thụy Sĩ Pháp thoại đã tổ chức một buổi lễ cầu siêu cho những đồng bào bị Trung cộng giết hại kể từ ngày 10 tháng 3 năm 2008, khi bắt đầu cuộc trấn áp tàn bạo tại Lhassa. Từ trong Điện Quốc Liên, ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc đã nhìn thấy hơn bốn mươi ‘’quan tài’’ phủ quốc kỳ Tây Tạng Tự Do xếp thẳng hàng ngang và dọc trên quảng trường lớn Place des Nations ngay trước cổng chính vào Điện. Đứng trước gần hai trăm đồng bào tị nạn và bạn hữu quốc tế, hai nhà sư Tây Tạng đã cử hành lễ theo nghi thức Phật Giáo Tây Tạng, đọc kinh cầu nguyện cùng một lúc với nhiều người có mặt. Giữa bầu không khí thật trang nghiêm và vô cùng cảm động, mấy mươi ‘’quan tài’’ phủ quốc kỳ Tây Tạng Tự Do làm biểu tượng vinh danh và tưởng niệm hơn hai trăm nạn nhân đã chết và có thể hàng ngàn người bị thương tích nặng và bị bắt đi mất tích. Từng bị giam nhốt và tra tấn hơn ba mươi năm trời, một cựu tù nhân Tây Tạng đứng ra tố cáo những hành vi tội ác của Trung cộng đối với dân tộc Tây Tạng, một thành phần không thể tách rời của cộng đồng nhân loại tự do. Đại diện cộng đồng Tây Tạng lưu vong đã đọc và ngay sau đó gởi đến ông Ban Ki-Moon một Thỉnh nguyện thư. Bản văn có thể coi là một Lời Long Trọng Kêu Gọi Liên Hiệp Quốc khẩn cấp gởi các phái đoàn độc lập điều tra thảm kịch Lhassa và bảo đảm cho báo chí quốc tế được đến tận nơi. Ông Ban-Ki-Moon được thỉnh cầu buộc Trung cộng chấm dứt ngay những sự sát hại dã man người dân trên khắp đất nước Tây Tạng, phóng thích ngay tất cả tù nhân và săn sóc những người bị thương tích. Chế độ Bắc Kinh phải cho tự do lưu thông và cung cấp nhu cầu thiết yếu hằng ngày cho dân chúng, tăng sĩ tại các đền chùa bị phong tỏa… Thỉnh nguyện thư cũng yêu cầu Liên Hiệp Quốc và các chánh phủ dân chủ, hiếu hòa trên thế giới đồng lên tiếng buộc chế độ Bắc Kinh đối thoại với Đức Đạt Lai Lạt Ma và chính phủ Tây Tạng lưu vong.

Trong thời gian đó có nhiều cuộc mít tin, biểu tình tuần hành ủng hộ chính nghĩa Tây Tạng. Từ trụ sở Cao Ủy đặc trách Nhân Quyền nằm trên bờ hồ Léman đến quảng trường Place des Nations, đi ngang qua tòa đại diện Trung cộng. Từ Place Molard giữa trung tâm thương mại Genève đến công viên Jardin Anglais, Horloge Fleurie, từ cầu Mont Blanc trên bờ sông Rhône đến khu cổ thành nơi có nhiều dinh thự của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp thành phố và tiểu bang Genève, kể cả tòa thị chính, Viện Nghị viên và Dân biểu. Một lá cờ Tây Tạng Tự Do thật lớn đã bất thần xuất hiện trên nóc Thánh đường Cathédrale Saint-Pierre (đỉnh cao nhứt ở thành phố Genève), lúc 12 tiếng chuông vang dội đúng 12 giờ trưa ngày thứ năm 10 tháng 4 năm 2008. Ba ngày trước khi ông Ban Ki-Moon đặt chân đến Genève, cộng đồng Tây Tạng lưu vong toàn Thụy Sĩ đã tổ chức một cuộc mít tinh lớn trước Điện Quốc hội và Chính phủ Liên bang Thụy Sĩ tại thủ đô Berne. Từ cuộc mít tinh đó, với hơn tám ngàn người hiện diện, một Thỉnh nguyện thư được gởi yêu cầu chính phủ Thụy Sĩ kêu gọi nhà cầm quyền Bắc Kinh tôn trọng Nhân Quyền và quyền Dân Tộc Tự Quyết. Đáng được nhắc lại rằng sau khi tin về tấn thảm kịch Lhassa được các giới truyền thông loan truyền, chính phủ Thụy Sĩ đã mau lẹ ‘’lên án’’ những hành vi trấn áp tàn bạo của Trung cộng tại Lhassa trong lúc chính phủ của nhiều nước ở Âu Châu, đứng đầu là Pháp - tổ quốc của Nhân Quyền và Dân Quyền, của Tự Do, Bình Đẳng và Thân Ái (sic), không dám nhắc đến hai chữ ‘’Tây Tạng’’. Cũng đáng được nhắc lại rằng gần 180 dân biểu và thượng nghị sĩ Quốc hội Liên bang Thụy Sĩ trên tổng số 246 vị, gồm đủ đại diện các chính đảng từ tả sang hữu, kể cả cộng sản, đã ký tên chung một Bức Thư Ngỏ bày tỏ sự ủng hộ dân tộc Tây Tạng và khuyến cáo chính phủ Thụy Sĩ có một thái độ thích ứng minh bạch. Chỉ riêng tại tiểu bang Genève, ngày 25 tháng 4 năm 2008, tuyệt đại đa số dân biểu đã thông qua một Bức Thư Ngỏ gởi chính phủ Thụy Sĩ tương tự như Bức Thư Ngỏ của các dân biểu và thượng nghị sĩ Liên Bang. Đại ý Bức Thư Ngỏ viết rằng:

Những biến cố đang diễn ra ở Tây Tạng - một chiến dịch trấn áp rộng lớn, vài tháng trước khi Khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh, làm cho chúng tôi vô cùng lo lắng (…).

Chúng tôi nghĩ rằng tinh thần Thế Vận Hội, theo định nghĩa của nhà sáng lập Pierre de Coubertin, phải hoàn toàn ngự trị trong những cuộc tranh tài thể thao với trình độ thật cao. Tấn thảm kịch Munich và gần đây, những sự đe dọa mưu hại đè nặng lên Thế Vận Hội Atlanta, phải nhắc chúng ta nhớ rằng thể thao và chính trị nhiều khi không dung hợp với nhau được.

Chúng tôi nghĩ rằng Chính phủ Liên bang Thụy Sĩ – như là quyền lực chính trị cao nhứt của nước, có nhiệm vụ tái xác nhận sự gắn bó thiết tha của chúng ta đối với những giá trị dân chủ, những quyền tự do căn bản và quyền các dân tộc tự quyết. Mỗi khi có cơ hội, Chính phủ Liên bang phải nói lên cho mọi người nghe thông điệp đó. Thế Vận Hội Bắc Kinh chính là một trong những cơ hội thích hợp để gởi đến dân tộc Tây Tạng điệp văn cảm tình thân ái của chúng ta. Chúng tôi, tất cả những dân biểu tiểu bang Genève ký tên dưới đây, biểu đồng tình với 150 dân biểu (150/200) và 26 thượng nghị sĩ (26/46) Quốc hội Liên bang đã ký tên mới đây một Bức Thư Ngỏ yêu cầu Chính phủ Liên bang có thái độ thích ứng minh bạch.

Cũng như quý vị dân biểu và thượng nghị sĩ Quốc hội Liên bang, chúng tôi yêu cầu Chính phủ Liên bang:

-          Thẳng thắng kêu gọi chính phủ Trung Hoa chấm dứt những hành vi bạo lực và cuộc trấn áp ở Tây Tạng; khuyến cáo họ mở ra những cuộc thương thuyết với chính phủ Tây Tạng lưu vong. Đồng thời cũng báo cho đại sứ Trung Hoa ở Berne biết rõ lập trường và cuộc vận động của chính phủ Thụy Sĩ.

-          Tiếp tục giữ thái độ quan tâm cẩn trọng đối với những biến cố đang diễn ra ở Tây Tạng và bất kỳ mỗi khi thấy cần thiết, tái xác nhận sự gắn bó thiết tha của đất nước chúng ta đối với những giá trị dân chủ cùng những quyền các dân tộc tự quyết và được sống dưới một thể chế dân chủ trên đất nước thuộc về dân tộc liên hệ.

-          Đòi hỏi Ủy hội Quốc tế Thế Vận can thiệp tức khắc để Trung Hoa tôn trọng những cam kết của họ và làm sao cho những Quyền làm Người phải được tôn trọng trong quốc gia nhận lãnh tổ chức Thế Vận Hội 2008 (…).   Được biết, Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam và Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa ở Thụy Sĩ thường xuyên có mặt để biểu dương tình đoàn kết với dân tộc Tây Tạng. Những người bạn thân đó cũng tháp tùng phái đoàn đại diện Cộng đồng Tây Tạng vào dự khán phiên họp biểu quyết chấp thuận Bức Thư Ngỏ của các dân biểu Tiểu bang Genève gởi chính phủ Thụy Sĩ.

Genève ngày 25 tháng 5 năm 2008

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
Cái ông Andropov (“nào đó”) nghe tên cũng có vẻ quen quen nhưng nhất thời thì tôi không thể nhớ ra được là ai. Cả ủy ban nhân dân Rạch Gốc và nhà văn Nguyên Ngọc cũng vậy, cũng bù trất, không ai biết thằng chả ở đâu ra nữa. Tuy vậy, cả nước, ai cũng biết rằng trong cái thế giới “bốn phương vô sản đều là anh em” thì bất cứ đồng chí lãnh đạo (cấp cao) nào mà chuyển qua từ trần thì đều “thuộc diện quốc tang” ráo trọi – bất kể Tây/Tầu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.