Trong Thông Điệp Phật Đản Phật Lịch 2552, Đức Đệ Tứ Tăng Thống, Hoà Thượng Huyền Quang nhận định về hố sâu ngăn cách giàu nghèo ở VN. " Nhìn lại khối người 85 triệu mà chư Tôn đức Tăng Ni đang hoằng pháp lợi sinh, thì thấy kinh tế VN có chiều phát triễn. Nhưng chênh lệch giàu nghèo ngày càng đào sâu thăm thẳm. Không chênh lệch giữa quốc dân, mà chênh lệch giữa giới quan lại và quần chúng, gây ra cảnh 'nước giàu mà dân nghèo' mâu thuẫn với các khẩu hiệu Nhà nước đề cao."
Nhận xét về hiện tượng kinh tế VN tăng gia mà không phát triễn vì không thăng tiến cần lao đồng tiến xã hội, không phải là mới, nhiều người đã nói.. Nhiều nhà kinh tế, chánh trị trong đó có Ô. Cựu Thủ Tướng Việt Cộng Võ văn Kiệt đã hơn một lần nói điều mà CS gọi là đổi mới kinh tế, chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng thực chất đã làm hố sâu ngăn cách nghèo giàu ngày càng sâu rộng, bất công xã hội ngày càng tích lũy, như thời tư bản hoang dã vậy. Có nhiều học giả ngoại quốc đi xa hơn, kết luận hiện tượng ấy biến chế độ chánh trị Trung Cộng và Việt Cộng thành chế độ mạnh nhưng mong manh, dễ vở vì biến động xã hỗi dễ xảy ra.
Nhưng nhận xét của Giáo Hội Phật Giáo VNTN sống trong nước VN là nhận xét sâu sắc nhưng tinh tế và dám nói nhứt. Hố sâu ngăn cách đó không phải giữa quốc dân, mà giữa giới quan lại và quần chúng. Không còn nghi ngờ gì nữa, quan lại ở thời CS là cán bộ đảng viên có chức có quyền tư bản đó phi sản xuất ở thành thị và cưòng hào ác bá đỏ ở nông thôn. Họ giàu nứt đố đố vách, xa hoa, phung phí, hưởng thụ tối đa, thích chơi trội trên sư thiếu thốn, cùng khổ của đồng bào nghèo. Họ mua máy bay riêng, xe Rolls Royce, du thuyền giá cả triệu Đô la Mỹ. Họ ăn nhà hàng sang, uống rượu quí, một bữa tốn bằng tiền kiếm được cả chục năm của người Việt trung bình 2 Đô la mỗi ngày. Hộ cất nhà mồ cho gia đình lớn hơn đình làng, cả làng vào còn dư chỗ chúa. Không người dân nào kể cả những ngưòi gọi là " đại biểu nhân dân" của cái Quốc Hội đảng cử dân bầu cũng không ai biết biết được ngân sách, kinh phí, và tài sản của đàng CSVN to nhỏ thế nào , ngân sách quốc gia tài trợ bao nhiêu vì đó là bí mật quốc gia, hó hé là bị ở tù. Cũng phải kể thêm một số người trong nước cũng như ở hãi ngoại chạy theo, ăn theo số quan lại đảng viên, cán bộ CS đó. Nên đồng bào bị thống trị kinh tế chánh trị của CS mới có câu, "Việt gian, Việt Cộng, Việt kiều, Ba tay họp lại tiêu điều nước non."
Còn quần chúng nhân dân là những người nông dân và công nhân lao động lẽ ra phải được hưởng thành quả lao động của mình đóng góp cho sự tăng gia của kinh tế. Đằng này dân chúng bị giai cấp thống trị kinh tế, chánh trị bóc lột đủ mọi bề. Một cổ ba tròng: đảng nhà nước, tài phiệt ngoại bang, và giai cấp ăn theo CS và ngoại bang. Đối với công nhân, CS Hà nội kềm giá tiền công để làm lợi thế thu hút đầu tư ngoại quốc. Đối vơi nông dân một mặt CS Hà Nội để cho quốc doanh và liên doanh kềm giá mua nông phẩm để độc quyền xuất cảng lời nhiều và nâng giá vật tư để hốt bạc. Quản trị tồi tệ của Đảng Nhà Nước đã đưa đến tình hình lạm phát, vật giá gia tang tăng như ngựa phi. Nước VN thực phẩm dồi dào mà trong đợt thực phẩm và vật giá thế giới mới nhốm lên, thực phẩm VN đã nhảy vọt. Thịt là món ăn tái tạo sức lao động và cá là món ăn cơm bữa của ngưòi Việt, ngay trong thời chiến cũng không thiếu, thế mà bây giờ trở thành xa xí phẫm ngưòi dân lao động khó mà mua nổi. Chế độ CS không áp dụng mô thức tái phân phối lợi tức như mô thức nguyên tắc, tạo an sinh xã hội, đánh thuế cao người kiếm nhiều tiền để trợ cấp cho người gia, bịnh, tật. Nên người nghèo càng ngày càng nghèo hơn và quan lại giàu càng giàu hơn.
Xin lấy một bài báo ngoại quốc, tiếng Anh độc lập để dẫn chứng, thay vì bài báo tiếng CS Hà nội hay chụp mũ người Việt Hải Ngoại nặng quá khư nên quá khích, "bôi bác CS" dù chế độ ấy đã đen như mực Tàu rồi đâu còn còn màu gì khác hơn để "bôi bác" nữa. Gần đây ngày 24-4-2008, nhà báo Amy Kazmin viết trên báo Finacial Times, về hoàn cảnh nghèo của một nữ công nhân VN ở Hà Nội, đọc nghe mà đau lòng Việt. "Năm tháng trước, cô gái 22 tuổi Trần Lan Hương rời mái ấm thôn quê Việt Nam của mình để kiếm một công việc với đồng lương 50 đô la một tháng tại một nhà máy sản xuất xe máy của Trung Quốc nằm ở ngoại ô Hà Nội. Mục tiêu kiếm sống khác xa với những gì cô học được từ nghề kế toán. Thế nhưng giá cả đồ ăn thức uống đã bỏ xa mức lương nhà máy vừa đủ để sống sót qua tuần của cô. Thay vì gửi tiền về nhà, cô trông cậy vào việc mua gạo, trứng và cá khô, rồi hai tuần một lần về thăm đem cho cha mẹ ở quê. Hiếm khi cô ăn thịt, vì giờ đây nó là thứ xa xỉ không hợp lý, ngay cả sau khi được nâng lương thêm 6,25 đô la [một tháng] (3,90 euro, 3,15 bảng) - tương đương với 1 cân rưỡi thịt lợn..... Tôi chán ngán quá rồi. Tôi chẳng tiết kiệm được đồng nào cả," cô kể lể, trong khi đang lê bước về căn phòng thuê 25 đô la cùng một người cũng là công nhân.
Đừng tưỏng CS không thấy, không biết, không lo ngại hiện tượng như bịnh ung thu đang thời di căn phi mã. Họ thừa biết một xã hội tầng lớp trung lưu đông là một xã hội ổn định. Chênh lệch nghèo giàu xa cách quá là nguyên nhân của những biến động có thể đưa dến cách mạng. Hố sâu ngăn cách thăm thẳm giữa quan giàu dân nghèo càng dể bùng nổ thành nổi dậy, cách mạng. CS Trung Quốc đổi mới trước VC, và dám đi mạnh hơn VC, nếu vấp trước. Họ đưa vào đề cương, đường lối, kế hoạch của Đảng Nhà Nước mô thức xã hội phát triễn hài hoà của Ô. Hồ cẫm Đào, nhưng không kết quả vì điạ phương bằng 1001 lý do luồn lọt tránh né để tiếp tục hưởng đặc lợi, đặc quyền để làm giàu rên mô hôi nước măt của "Dân Oan." Trong đó có người dân Việt chống bị CS cướp nhà cướp đất và công nhân bị bóc lột sức lao động, mà giai cấp đắc lợi, hưởng thụ là quan lại gồm cán bộ đảng viên CS, tài phiệt ngoại quốc và ngưòi ăn theo.