Einstein Viết Trong 1 Lá Thư: Tôn Giáo Là Trò Trẻ Thơ...; Khoa học không tôn giáo thì què quặt, tôn giáo không khoa học thì mù quáng...
Lời tuyên bố trên của Albert Einstein đã trở thành câu cách ngôn nổi tiếng của ông và cũng là đầu mối cho sự tranh luận không kết thúc giữa những người tin và những người không tin. Cả hai đều muốn kéo nhà khoa học vĩ đại của thế kỷ 20 này về phía họ. Tuy nhiên, có một lá thư do chính Einstein viết có thể giúp giải quyết cuộc tranh luận, hay ít nhất cũng khuyến khích thêm nữa cuộc tranh luận đối với các quan điểm của ông.
Sau hơn 50 năm là vật sưu tập của tư nhân, lá thư của Einstein đã được đem ra bán đấu giá trong tuần này tại London. Lá thư đã cho thấy rõ là nhà lý thuyết vật lý đã không ủng hộ cho đức tin tôn giáo, điều mà ông xem như là "mê tín kiểu con nít."Einstein đã viết lá thư trên vào ngày 3 tháng 1 năm 1954 cho triết gia Eric Gutkind. Eric Gutkind trước đó đã gửi cho Einstein một cuốn sách nhan đề "Choose Life: The Biblical Call to Revolt".
Trong lá thư, Einstein đã viết: "Từ ngữ thượng đế đối với tôi không gì khác hơn là sự biểu đạt và sản phẩm của những yếu kém của con người, Thánh kinh là một tập hợp điều đáng kính trọng, nhưng vẫn là những huyền thoại cổ xưa; tuy thế nó là tuổi thơ xinh đẹp. Đối với tôi, không có sự giải thích nào, không có huyền ảo tới mức nào có thể thay đổi được điều này."
Einstein là người Do Thái và ông đã từ chối chức vụ Tổng Thống thứ hai của Israel. Ông cũng phủ nhận ý tưởng cho rằng người Do Thái là dân tộc do ân huệ của Thượng đế. Ông nổi tiếng về lý thuyết tương đối và phương trình toán học E=mc2 biểu thị tính tương đương của khối lượng và năng lượng, nhưng tư tưởng của ông về tôn giáo đã lôi cuống sự ức đoán.
Những năm cuối đời, Einstein tìm đến một "cảm nhận tôn giáo vũ trụ" mà đã thấm và được chấp nhận trong tác phẩm khoa học của ông. Năm 1954, một năm trước khi qua đời, ông đã nói lên ước nguyện đối với "kinh nghiệm về vũ trụ như là một toàn thể vũ trụ đơn nhất."
Quan điểm của ông về Thượng đế đã bị diễn dịch sai lầm bởi người ở hai phía chia cắt: vô thần và tôn giáo, nhưng ông luôn luôn chống lại sự rập khuôn dễ dãi đối với vấn đề này.
Lời tuyên bố trên của Albert Einstein đã trở thành câu cách ngôn nổi tiếng của ông và cũng là đầu mối cho sự tranh luận không kết thúc giữa những người tin và những người không tin. Cả hai đều muốn kéo nhà khoa học vĩ đại của thế kỷ 20 này về phía họ. Tuy nhiên, có một lá thư do chính Einstein viết có thể giúp giải quyết cuộc tranh luận, hay ít nhất cũng khuyến khích thêm nữa cuộc tranh luận đối với các quan điểm của ông.
Sau hơn 50 năm là vật sưu tập của tư nhân, lá thư của Einstein đã được đem ra bán đấu giá trong tuần này tại London. Lá thư đã cho thấy rõ là nhà lý thuyết vật lý đã không ủng hộ cho đức tin tôn giáo, điều mà ông xem như là "mê tín kiểu con nít."Einstein đã viết lá thư trên vào ngày 3 tháng 1 năm 1954 cho triết gia Eric Gutkind. Eric Gutkind trước đó đã gửi cho Einstein một cuốn sách nhan đề "Choose Life: The Biblical Call to Revolt".
Trong lá thư, Einstein đã viết: "Từ ngữ thượng đế đối với tôi không gì khác hơn là sự biểu đạt và sản phẩm của những yếu kém của con người, Thánh kinh là một tập hợp điều đáng kính trọng, nhưng vẫn là những huyền thoại cổ xưa; tuy thế nó là tuổi thơ xinh đẹp. Đối với tôi, không có sự giải thích nào, không có huyền ảo tới mức nào có thể thay đổi được điều này."
Einstein là người Do Thái và ông đã từ chối chức vụ Tổng Thống thứ hai của Israel. Ông cũng phủ nhận ý tưởng cho rằng người Do Thái là dân tộc do ân huệ của Thượng đế. Ông nổi tiếng về lý thuyết tương đối và phương trình toán học E=mc2 biểu thị tính tương đương của khối lượng và năng lượng, nhưng tư tưởng của ông về tôn giáo đã lôi cuống sự ức đoán.
Những năm cuối đời, Einstein tìm đến một "cảm nhận tôn giáo vũ trụ" mà đã thấm và được chấp nhận trong tác phẩm khoa học của ông. Năm 1954, một năm trước khi qua đời, ông đã nói lên ước nguyện đối với "kinh nghiệm về vũ trụ như là một toàn thể vũ trụ đơn nhất."
Quan điểm của ông về Thượng đế đã bị diễn dịch sai lầm bởi người ở hai phía chia cắt: vô thần và tôn giáo, nhưng ông luôn luôn chống lại sự rập khuôn dễ dãi đối với vấn đề này.
Gửi ý kiến của bạn