Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Lễ Thọ Giới Của Một Tử Tù

17/05/200800:00:00(Xem: 12379)

Người tử tù quy y Phật Giáo

(Giới thiệu và lược dịch từ “Jarvis Becomes a Buddhist” của Jarvis Master và Melody Ermachild.)

Giới thiệu: Jarvis Jay Masters, người da đen, sinh năm 1962 tại Long Beach, California, trong gia đình 7 anh chi em, con của bà Cynthia. Bà Cynthia bị bịnh nghiện ma túy nên cả bảy người con của bà bị phân chia để sống trong các nhà tạm dưỡng thuộc chương trình an sinh xã hội của chính phủ. Cả cha của Jarvis cũng bị bịnh ghiện và bỏ nhà đi khi Jarvis mới vừa lên 5 tuổi. Từ đó, Jarvis, ngoài thời gian ngắn sống với người cô, đã phải sống từ nhà tạm dưỡng này sang nhà tạm dưỡng khác. Hoàn cảnh đầy bất hạnh của gia đình và những cuốn hút tiêu cực ngoài xã hội đã đẩy Jarvis, dù chỉ mới 12 tuổi, đã nhiều lần vào tù ra khám. Khi đến tuổi 17, Jarvis là một thanh niên nóng tính, hung dữ. Dù chưa chính tay giết chết ai nhưng Jarvis đã từng dùng súng để hăm dọa và đánh cướp các nhà hàng và cửa tiệm. Năm 19 tuổi, 1981, Jarvis lại vào tù San Quentin, California, sau khi bị kết án trộm cướp có võ trang. Trong nhà tù anh lại tham gia băng đảng.

Năm 1985, Trung sĩ Hal Dean Burchfield bị đâm chết trên tầng hai của nhà tù San Quentin. Ba tù nhân bị bắt và bị xử về tội giết người. Andre Johnson bị xử về tội đâm chết, Lawrence Woodard bị xử về tội ra lịnh giết và Javis Masters bị tố cáo là đã mài nhọn thanh sắt được dùng để đâm Trung Sĩ Hal Dean Burchfield. Trong thời gian án mang xảy ra, Jarvis đang bị giam trên tầng thứ tư của nhà giam. Cả ba tù nhân đều có thể bị kết án tử hình. Kết quả vụ án, Lawrence Woodard và Andre Johnson bị kết án chung thân suốt đời không được giảm án nhưng Jarvis, dù không có mặt, lại bị kết án tử hình chỉ vì quá khứ đầy những tội trạng của anh từ những ngày còn bé cho đến năm 19 tuổi.

Jarvis Master bị chuyển sang khu những tù nhân chờ thọ án tử hình từ 1990. Từ đó, các luật sư của anh đã tiến hành thủ tục kháng án. Tháng 2 năm 2007, Tối cao Pháp Viện California nhận xét đơn thỉnh nguyện của nhóm luật sư biện hộ cho Jarvis. Ngày 11 tháng Tư 2008 mới đây, Tối Cao Pháp Viện California đã ra lịnh tiến hành thủ tục điều trần về bằng chứng của vụ án Trung Sĩ Burchfield. Những người ủng hộ Jarvis tin rằng anh ta sau 17 năm trong khu tử tội (Death Row) cuối cùng sẽ được trắng án hay ít nhất giảm án, tuy nhiên quyết định vẫn thuộc về tối cao pháp viện, và cho đến nay các buổi điều trần vẫn chưa đem lại kết quả chính thức nào.

Trong tù, Jarvis tìm hiểu về tôn giáo và cảm thấy đạo Phật đã đem lại cho anh sự an lạc mà từ lúc sinh ra anh chưa được hưởng. Năm 1989 (có tài liệu cho rằng năm 1991), Jarvis phát nguyện làm môt Phật tử theo truyền thống Tây Tạng từ Đại Sư Chagdud Tulku ngay tại nhà tù. Đại sư Chagdud Tulku là bậc đại sư Tây Tạng nỗi tiếng tại Tây Phương, được công nhận là tái sanh lần thứ 14 của Đại Sư Chagdud. Đại sư Chagdud Tulku hoằng pháp khắp các nước Tây phương, từ châu Âu sang châu Mỹ cho đến khi ngài viên tịch năm 2002.

Đồng thời với việc trở thành Phật Tử, Jarvis Master cũng trở thành một nhà văn. Trong lúc xã hội dạy anh “Trộm cướp có võ trang”, “Tham gia băng đảng”, tinh thần Phật giáo đã giúp sống lại lòng bao dung, thương xót, tình yêu trong con người vốn thiện của anh. Câu chuyện “Joe Bob lắng nghe” (Joe Bob Listens) được đăng tải vào số mùa Thu 1995 của tạp chí Turning Wheel. Trong tác phẩm “Tìm Tự Do” (Finding Freedoom) Jarvis kể ai những khoảng đời đất bất hạnh và khốn khó trong thuở thiếu thời đầy vết sẹo của mình. Jarvis ngày nay không còn là một thanh niên giận giữ như thuở anh mới bước vào nhà tù San Quentin 27 năm trước nhưng là tác giả được nhiều người yêu mến, kính trọng, và như một Phật tử, anh dâng hiến khả năng của mình để xiển dương tinh thần bất bạo động trong nhà tù.Câu chuyện sau đây về lễ Thọ Giới (Empowerment ceremony) hay còn được gọi là lễ Gia Trì của Jarvis theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng được kể lại trong nhiều phần. Phần đầu do Melody Ermachild, một Phật tử, thành viên trong đội pháp lý của Jarvis, cũng là người đã sắp xếp cho chuyến viếng thăm của Đại Sư Chagdud Tulku. Phần sau là lời kể của chính Jarvis, phần thứ ba là đoạn trích những lời giảng của đại sư trong buổi lễ và cuối cùng là bài viết của Jarvis để tưởng nhớ sư phụ mình, Đại Sư Chagdud.

Melody Ermachild giới thiêu lễ Thọ Giới cho JarvinKhi tôi nhận được tin Đại Sư Chagdud Tulku có thể đến nhà tù San Quentin để làm lễ Thọ Giới cho Jarvis Masters, một trong những khách hàng tù của tôi, tôi vội vả đến báo cho anh ta biết có thể sẽ là ngày mai để chuẩn bị.

Phản ứng đầu tiên của Jarvis là lo sợ. Anh ta muốn tôi gọi để hủy bỏ kế họach. Anh nghĩ mình không xứng đáng. Tôi nói với Jarvis nếu quả thật anh không xứng đáng để thọ giới, không xứng đáng là con người thì có ngài Lạt Ma Tây Tạng nào mà muốn đến gặp anh. Nên bình thản và để cơ hội tốt đẹp đến với mình. Điều đó đem lại nhiều lợi lạc cho anh. Việc nghĩ mình không xứng đáng có thể là một điều tốt vì buổi lễ liên quan đến việc sám hối đã làm những điều không lành trước đây. Lo sợ là điều tốt, ai cũng vậy thôi. Lo sợ cho thấy anh xem buổi lễ là một nghi thức quan trọng. Buổi lễ cũng không xảy ra theo sự sắp đặt riêng của anh. Anh đang ở trong tù. Đại Sư Chagdud Tulku rất già yếu và cũng hiếm khi có mặt ở Mỹ. Ngài tình cờ có mặt ở vùng gần đây và sẵn lòng đến gặp anh, vì thế ngày mai sẽ là ngày thọ giới của anh. Nhiều việc bất trắc biết đâu lại có thể xảy ra nhưng nếu mọi việc đều êm xuôi thì quả là điều kỳ diệu. Tôi khuyên anh như thế.

Ông phụ tá quản đốc nhà tù đã từ chối lời yêu cầu buổi lễ được diễn ra bên trong xà-lim của Jarvis, nơi ngài Lạt Ma có thể đặt tay lên người Jarvis. Không giống như lễ rữa tội của đạo Thiên Chúa hay đạo Do Thái, lễ thọ giới của đạo Phật không được Sở Cải Huấn công nhận. Buổi lễ vì thế phải diễn ra hai bên lớp kiếng cửa sổ. Đại Sư cũng không thể tặng cho Jarvis mình những thánh vật mà ngài thường dành tặng cho các đệ tử bên ngoài nhà tù. Trên đường đi ra, một cách thân tình, tôi yêu cầu ông già bảo vệ anh ninh phòng thăm tù cung cấp một đường điện thoại xa để chúng tôi có thể trao đổi một cách riêng tư. Tôi nói với ông nhân viên an ninh già là sẽ có một vị Lạt Ma Tây Tang thật sự đến nhà tù. Ông ta nói chơi với tôi rằng ông có xem phim “Con Trời” (The Golden Child) do Eddie Murphy đóng vai chính và còn chọc ghẹo “Eddie Murphy cũng đến phải không"”

Sáng hôm sau, khi tôi đến nhà tù thì Đại Sư Chagdud Tulku và thông dịch viên Tsering Everest đã ngồi trên ghế dài giữa một đám đông ngoài phòng chờ. Hành lang đông kín người thăm tù, khói thuốc, tiếng người nói lớn, tiếng trẻ em khóc lóc. Đại Sư ngồi im, những ngón tay nậu đậm đầy vết nhăn đang lặng lẽ lần tràng hạt, đôi mắt ngài như đang chiêm nghiệm những gì đang xảy ra chung quanh. Ngài ngồi im lặng trong bộ áo tràng với những nút màu xám phủ dài trên sàn phòng đợi. Đến trưa, khi gần đến giờ mở cửa phòng thăm, đám đông đã chờ từ sáng sớm, càng lúc càng căng thẳng hơn. Chính Đại Sư cũng đã chờ hơn hai giờ. Ngay phía trước ngài, hai người đàn bà, bằng thứ ngôn ngữ đường phố, bắt đầu cãi nhau với một ông già chỉ vì chuyện giành chỗ, trong khi Đại Sư im lặng nhìn họ nói.

Khi đám đông có vẻ lắng nghe, Đại Sư kể cho họ nghe một câu chuyện về nhà tù người Trung Quốc đang dùng để giam giữ dân Tây Tạng. Ngài kể rằng người Trung Quốc bắt dân Tây Tạng đào một hố thật sâu. Cái hố sâu đó chính là nhà tù. Những người tù Tây Tạng sống, ăn ở và phơi bày thân thể họ dưới cả nắng mưa như thế cho đến chết. Ngay cả sau khi chết đi, họ cũng bị chôn trong lòng hố sâu đó. Ngài kể rằng ở Tây Tạng có sáu mươi ngàn tù nhân bị giam giữ trong tình cảnh đó.Cuối cùng chúng tôi bắt đầu đi vào phòng thăm viếng. Đại Sư tháo giày và áo tràng để được khám xét. Tôi phải đi vào sớm lo thủ tục đưa Jarvis ra khỏi xà-lim để chuẩn khi phần nghi lễ. Khi Jarvis xuất hiện trong ánh đèn mờ phía bên kia tấm kiếng dơ bẩn và trầy trụa, phòng thăm đã đầy kín thân nhân, vợ con đi thăm tù. Tiếng nói lớn vang dội trong hành lang, khói thuốc mịt mù khắp chúng tôi. Quang cảnh của buổi lễ thọ giới cho Jarvis bắt đầu như thế.Bên phía chúng tôi, người thông dịch cầm điện thoại. Phía bên kia Jarvis đứng sát vào mặt kiếng, áp tai vào điện thoại, ánh sáng mờ không soi đủ khuôn mặt anh nhưng chúng tôi cũng thấy rõ anh đang mỉm cười và đôi mắt chứa một chút lo âu.

Đại Sư hỏi: “Tinh thần con có minh mẫn không"”Jarvis kể lại buổi lễ thọ giớiKhi tôi có cơ hội để nhận lễ thọ giới từ một ngài Lạt Ma Phật Giáo Tây Tạng, cảm giác đầu tiên tôi nhớ, là không xứng đáng. Và rồi đến lo sợ khi nghĩ đến việc một buổi lễ như thế lại được thực hiện tại nhà tù tiểu bang bạo động như San Quentin này.Tôi chỉ là người mới bắt đầu tập sống trong nếp sống Phật giáo. Thông qua những người bên ngoài, tôi đã bắt đầu thực hành thiền Phật Giáo. Với tôi, tôi giữ kín việc thực hành thiền. Tôi không nói điều đó với ai, bạn tù của tôi hay cả những ông nhân viên bảo vệ an ninh của trại tù cũng thế.Sau tám năm tù, tôi vẫn cảm nhận một nỗi lo sợ thật sự khi gọi chính mình là một Phật tử và việc khi các bạn tù thấy tôi đang tỉnh tọa, cầu nguyện hay thiền định. Đặc biệt, tôi cũng rất sợ bị người khác thấy khi nhận lễ thọ giới. Trong lúc tâm hồn tôi vui mừng chào đón cơ hội, những tiếng nói khác trong tôi lại đặt ra câu hỏi. Đây có thể là chặng đường khác tôi sẽ phải đi qua" Có thể trong tương lai tôi lại phản bội chính tôi và ý nghĩa thiêng liêng của lễ thọ giới" Có phải tôi đã là một Phật tử" Những điều tôi phát nguyện, thực sư, có buộc tôi phải hy sinh cuộc đời mình" Làm thế nào tôi lại có thể chống lại tất cả những bạo động của nhà tù"

Trong tù, không ai tin rằng việc cãi đạo là thật. Hầu hết tù nhân đều nghĩ rằng ai đón nhận một niềm tin tôn giáo bất ngờ chẳng khác gì tham gia một trò chơi hay lừa dối để được ra khỏi tù sớm.Tôi dành gần một năm cố gắng vượt qua những hoài nghi đó, từng điều một, thông qua việc thực tập và thông qua những bài giảng của ngài Chagdud Tulku, vị Lạt Ma tôi sẽ nhận lễ. Dù sao, tất cả lần nữa xuất hiện trong buổi lễ. Đang ngồi dưới nền xà lim cố gắng tỉnh tâm, tôi lại sợ. Nhà tù dội lại tiếng nói của hàng trăm tù nhân, cảm giác khó chịu và xung đột hiện ra cùng một lúc.Tôi ngồi bất động, không ngớt niệm hồng danh đức Quan Thế Âm Bồ Tát. “Quan Thế Âm Bồ Tát. Xin hãy nhìn thấy con, xin giúp cho con vượt qua những chướng ngại và cho ước vọng của con sớm thành đạt” Tôi tìm trong mỗi lần cầu nguyện một sức mạnh thiêng liêng giúp tôi xua đuổi những lo âu, chuẩn bị tinh thần chấp nhận một cách công khai lễ Thọ Giới của mình và để giúp tôi chào đón ngày đầu tiên tôi được sống trong tinh thần Phật giáo. Nhưng mặc dù lời cầu nguyện này, tôi chỉ muốn giữ việc tu tập của mình trong vòng bí mật, để duy trì sự trong sạch trong tâm khi tôi thực tập thiền. Tôi chỉ muốn có thời gian thật tỉnh lặng trong đời sống tù đày của tôi.

Tôi chỉ gặp đại sư Chagdud Tulku một lần trước đó. Tôi vô cùng xúc động khi ngài bất ngờ đến nhà tù San Quentin để thăm tôi. Nguyên tắc nhà tù chỉ cho phép chúng tôi trao đổi bằng điện thoại trong ngăn thăm viếng nhỏ, xuyên qua cửa sổ bằng kính. Tôi cảm nhận sự ấm áp từ tấm lòng của đại sư dù chỉ nhìn ngài thôi và tin tưởng những lời giảng của ngài. Tôi hy vọng rằng, qua những lời dặn dò cách tu hành trong nhà tù, một ngày tôi sẽ có thể công khai nhận lễ thọ giới.Bây giờ tôi cảm thấy may mắn được ngồi trên sàn xà-lim chờ đợi cơ hội. Tôi nhớ một người nào đó đã nói với tôi từ lâu rồi: “Tất cả những gì ngươi cần là một tâm hồn thuần khiết, đó là điều cần thiết nhất. Hãy im lặng mà lắng nghe.” Đó là những gì tôi đang làm.Buổi trưa vào ngày cử hành lễ, tôi được gọi tên. Một nhân viên an ninh còng tay và đưa tôi đến khu thăm tù. Trên đường đi, tôi tiếp tục niệm hồng danh đức Quan Thế Âm Bồ Tát cho đến khi mắt tôi bắt gặp đôi mắt của đại sư lần thứ hai trong đời tôi.

Tôi ngồi bên này cửa kính đối diện với đại sư đang ngồi phía bên kia. Bên cạnh ngài là Tsering, một học trò gần gũi với ngài, sẽ làm thông dịch cho chúng tôi. Melody, bạn và cũng là một Phật tử, cũng có mặt trong buổi lễ để mừng đón biến cố này với tôi. Chúng tôi vui mừng chào hỏi nhau trong lúc các khách thăm tù nhìn chúng tôi.

Tôi cầm điện thoại lên. Phía bên kia chị Tsering cũng đã cầm điện trên tay. Với một nụ cười dễ thương trong sáng trên mặt, chị hỏi thăm sức khoẻ tôi. Tôi đáp lại bằng nụ cười và cũng trả lời chung cho mọi người biết là tôi mạnh khỏe. Chúng tôi đều vui cười. Sau đó, chị Tsering quay sang Đại Sư để nhận lời của ngài.

Chị Tsering hỏi tôi, “Đại sư hỏi tinh thần anh có minh mẫn không”

“Thưa vâng”, tôi đáp.

Melody Emachild: Đoạn trích từ lễ Thọ Giới

Đại Sư: Chuyện chúng ta không thể tiếp xúc trực tiếp không phải là điều quan trọng. Sức mạnh của buổi lễ là từ những lời con đang nghe. Thầy mong con nhìn sự vật từ một góc nhìn rộng rải. Đừng đổ tội cho ai khác những khó khăn của chính mình. Con sẽ thấy một tù nhân giận dữ là một điều đáng buồn vì anh ta đang tạo nên ác nghiệp cho mình. Với con tất cả những điều đó giờ đã thành quá khứ. Từ lúc này về sau. Trước tất cả mọi người, con hãy hứa: Tôi sẽ không giận giữ. Tôi sẽ không làm hại bất cứ ai bằng hành động của tôi. Đó là mối quan tâm hàng đầu của tôi mỗi ngày, ngay cả bằng mạng sống của mình. Nếu con giữ lời phát nguyện này, con sẽ không còn tạo ra bất cứ sự đau khổ nào cho chính con trong tương lai. Bằng lời do chính con, lập lai ba lần, hãy phát nguyện trước các đấng thiêng liêng và mọi người. Điều này cung cấp cho con sự bình an. Giống như việc nếu không uống thuốc độc thì không bị đau.”Jarvis: Từ nay trở đi, con sẽ không làm ai đau đớn, không hảm hại người khác dù phải mất đi mạng sống của chính mình.Đại Sư: Lời phát nguyện thứ hai: Từ nay về sau, con sẽ cố gắng để làm ngưng sự khổ đau của nhân loại và của chúng sanh muôn loài. Chúng ta mang thân xác này từ lúc sinh ra. Đây là phần của nghiệp, nhưng đó không phải là tất cả sự thật. Việc thọ giới làm thay đổi ý thức của chúng ta về thân thể mình. Bây giờ còn sống đó, bây giờ đang chết đó và sẽ biến mất đi. Có khoảng cách giữa các phân tử. Đó cũng chỉ là vật thể. Một khoảng trống vô tận, một tánh không vô tận. Có sự nối tiếp giữa thực và mộng. Thân xác, hủy hoại và tái sanh. Bản thể thì đều giống nhau. Tánh không là nền tảng của tất cả. Trong tánh không là trí tuệ, trí tuệ không sanh và cũng không diệt mà là sự thật mãi mãi. Giống như bầu trời….

Chúng ta đặt cho chữ là chữ tốt và chữ xấu, nhưng tất cả thật ra chỉ là tiếng gió thổi qua giọng nói của mình. Âm thanh của bầu trời là âm thanh của tánh không. Âm thanh là một biểu hiện của tánh không và thân xác của con cũng vậy.Nếu điều đó khó hiểu, con hãy nnghĩ về một giấc mộng. Cuộc đời chỉ là giấc mộng. Tất cả tùy thuộc về việc tôi nghĩ về nó như thế nào. Lấy nhà tù làm ví dụ. Con có thể cho rằng nhà tù hẳn là một nơi xấu nhưng một người sống trong căn nhà tuyệt đẹp cũng vẫn tự sát thì sao. Mồi người phải ngồi một nơi nào đó, dù tuyệt vời hay khốn khó. Địa ngục chẳng ở đâu xa. Địa ngục có ngay trong cơn ác mộng của chính con người. Địa ngục là kết quả của lòng thù hận trong chính mình. Có hai cách để thay đổi tâm thức. Một là suy nghĩ, suy nghĩ và suy nghĩ , một khác là buông xả mọi suy nghĩ ràng buộc và lắng lòng bình thản. Bản thể của tất cả sự sống trên trái đất đều giống nhau. Chúng đều có một mùi vị như nhau. Khái niệm của tâm là những gì cho chúng ta ý nghĩ rằng có những sinh vật xấu và những sinh vật tốt. Giống như phim ảnh, đó chỉ là ánh sáng chạy trên giấy bóng kính. Hãy nhận thức tất cả điều đó như cuốn phim trong ý thức con. Phải hiểu rằng bản chất của thân xác con là bất diệt và bản chất của con là thật, hoàn hảo và thuần khiết. Đặc tính của tâm là khai mở và hiện hữu. Ý tưởng phát xuất từ trí óc của con. Giống như cánh cửa kiếng này, nếu con chỉ nhìn vào tấm kiếng thì con sẽ không thấy gì cả. Nếu con nhìn vào ý tưởng con sẽ không thấy được sự toàn hảo.

Jarvis: Bạch thầy, trong tù, gíup đở người khác nhiều khi có thể làm mình mất mạng. Con có được xem là vẫn giữ được những giới mình phát nguyện nếu hành xử theo ý thức mà mọi người thường nghĩ không" Có thể con dùng sự khôn khéo để tránh tạo ra cái chết của mình"

Đại sư: Nếu con giúp một người mà phải đổi băng thân xác của mình thì cũng chỉ cứu một người. Tuy nhiên nếu con có thể trau dồi nhận thức để giúp đở người khác một cách tốt đẹp nhất, con có thể giúp nhiều người, 100, 1000 hay vố số người khác. Có ba cách: không hảm hại, giúp đở và thuần khiết. Thực sự, rồi con sẽ hiểu bản được bản chất thuần khiết của chính mình. Trước khi hiểu được điều đó con sẽ cảm thấy thiên đàng và địa ngục. Nó giống như việc bao quanh mình với hàng trăm tấm gương soi, nếu chúng ta dơ và xấu, chúng ta sẽ thấy người khác dơ và xấu, nếu chúng ta sạch và tốt, chúng ta cũng sẽ thấy người khác như vậy. Tất cả chỉ là một chức năng của tâm. Cái cách để thực hành là để thấy mọi người thuần khiết dù họ hảm hại hay giúp đở con, ngay cả loài động vật hay một người bảo vệ an ninh nhà tù, hãy nhìn sự thuần khiết nơi họ. Hãy nghe âm thanh như toàn hảo, như Đức Quan Thế Âm đang dạy. Bất cứ ai đã sanh thì sẽ diệt….

Mỗi lúc là một cơ hội để được bình an, và giúp đở. Đức Quan Thế Âm nói: con là ngài, tuyệt đối toàn hảo…..

Cuối mỗi ngày, hãy sám hối những suy nghĩ và hành động xấu của mình và tự hứa sẽ sửa sai. Khi làm điều tốt, tiếp tục làm. Mỗi điều sai, sám hối và buông xả. Giống như mình đang bơi, tiếp tục mà bơi.

Jarvis: Bạch thầy, con cảm thấy thuần khiết khi con gần gũi thầy, nhưng rồi sẽ rất dễ dàng quên đi.

Đại sư: Hãy cầu nguyện đức Quan Thế Âm cứu độ. Ngài luôn ở với con, ngay trên đầu con, giúp xóa đi những vết dơ, ban cho con sự trong sạch và niềm vui trong cuộc sống.

[Jarvis hỏi về trường hợp một nhà sư tự thiêu để chống chiến tranh vùng vịnh mà anh xem trên truyền hình] Điều đó có ý nghĩa gì"

Đại sư: Nhà sư thể hiện tình thương để chấm dứt chiến tranh. Với nhà sư việc đó là tốt. Với con, có thể là không. Nhà sư đó xem thân xác không khác gì bộ áo quần. Chúng ta, không phải ai cũng giống như vậy.

Hôm nay, con đã phát nguyện, với chúng tôi, con trở nên một người trong gia đình. Chúng tôi sẽ giúp con. Con có trong lời cầu nguyện mỗi ngày của chúng tôi. Chúng tôi luôn nghĩ về con.J

avis: Bạch thầy, con thật sự cảm nhận được điều đó, con biết ơn thầy.

***

Buổi thăm viếng kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ. Sau buổi lễ, thật khó nghe từ phía đầu dây bên tôi. Quá nhiều tiếng ồn chung quanh. Các tù nhân khác cùng nói trên những điện thoại nối nhau thành một chuỗi dài, thật khó cho tôi có thể nghe tiếng của những người đang thăm viếng mình. Tự nhiên tôi thắc mắc, “Ồ”, “Chẳng lễ cũng ồn ào như thế này trong buổi lễ hay sao"” Tôi cảm thấy như vừa lấy cái nút chặn âm ra khỏi tai mình – dường như tôi cũng vừa đặt chân trở vào cánh cửa của thực tế tù đày lần nữa.

Cuối buổi thăm viếng, tôi nói chuyện với Melody, người ngồi sát cửa sổ trong suốt buổi lễ. Tôi cám ơn chị đã có mặt và nhờ chị chuyển lời cám ơn Đại Sư và Tsering về tất cả phước đức họ đã mang đến cho tôi. Tôi nói với chị, tôi đã cám ơn nhưng không nói hết lời vì nước mắt của lòng biết ơn đang dâng lên, và tôi không muốn ai thấy mình đang khóc. Melody hiểu điều đó. Chị gát điện thoại, cùng với Đại Sư và Tsering vẫy tay chào, ra đi. Tôi vẫy tay chào họ.

Khi tôi chờ để được nhân viên an ninh đưa trở về xà-lim, một tù nhân gọi qua hỏi có phải tôi đang thực hành Phật Giáo. Tôi ngừng một chút. Khi tôi sắp trả lời thì một nhân viên an ninh bước đến đứng giữa chúng tôi để lắng nghe. Chờ khi đôi mắt ông ta nhìn đi nơi khác, tôi đáp, “Vâng tôi là Phật tử”. “Phải chăng, tất cả chúng ta đều giống nhau, cách nầy hay cách khác" Trong cuộc đời này” , rồi tôi nhìn ông nhân viên an ninh và nói, “Cuộc sống, tôi nghĩ, có lẽ nên có một chút tinh thần Phật giáo như thế trong tất cả chúng ta”.

Ông nhân viên an ninh nhin tôi với nụ cười ngạc nhiên, rồi bước đi. Tôi cũng thấy thật lạ. Tôi nhìn qua cánh cửa sổ nơi chiếc có ghế của Đại Sư vừa ngồi, và chợt cảm thấy một niềm tin mạnh mẻ rằng Đại Sư như vẫn còn ngồi đó. Tôi hướng đến chiếc ghế trống và cúi đầu vái ba vái.

Jarvis Jay Masters: Thương tiếc thầy

Không lâu sau khi tôi được tin đại sư Chagdud viên tịch, có lẽ một tuần, tôi được đưa ra phòng thăm viếng. Tôi ngồi ở đó, nhìn xuyên qua cửa sổ, cố gắng đóan chừng ai sẽ đến thăm tôi. Ai lại phải dành thời gian thông qua bao thủ tục nhà tù phức tạp để vào thăm tôi" Tôi nghĩ về những người từ lâu tôi chưa từng gặp lại. Và trong mắt rưng rưng, hình ảnh của thầy tôi, ngài Chagdud, đến với tôi. Tôi thầm ước đó chính là thầy đang đến thăm tôi. Rồi tôi chợt ý thức ngài sẽ không còn xuất hiện từ góc phòng thăm và bước tới gần cánh cửa kiếng nầy lần nào nữa, như thầy đã đến bao lần trước đây.

Tôi kính trọng đại sư, như thầy và cha của tôi. Tôi nghĩ đến bao nhiêu khó khăn thầy phải trải qua để vào được nhà tù thăm tôi, những giờ dành cho tôi thầy phải gát một bên bao nhiêu người khác, những giờ thầy lẽ ra đã dành để thuyết pháp trong các đại giảng đường với hàng ngàn người mơ ước được quy y với thầy, với những bài pháp của thầy. Giữa nỗi buồn của tôi, tôi cũng biết mình thật có phước khi được chính thầy vào tận nhà tù San Quentin để ngồi xuống trước mặt tôi, phía bên kia cửa kiếng này. Những năm sau, dù bịnh nặng phải ngồi trên xe lăng, thầy vẫn cố gắng vào thăm tôi. Thầy là người đã chỉ cho tôi con đường tinh thần tôi đang đi hôm nay.

Nhìn ra bên kia cửa kiếng, tôi chờ người thăm tôi sẽ đến. Ba mươi phút trôi qua, tôi thắc mắc không biết người đến thăm tôi đã hủy bỏ chuyến viếng thăm, nhưng tôi ngồi nán lại, hy vọng có một người sẽ đến. Tất cả tù nhân khác đều đã có mặt, tôi có thể nghe được tiếng người nói chuyện với nhau chung quanh.

Ban tôi, Russell, và tôi, là hai người duy nhất từ Trung Tâm Điều Chỉnh (The Adjustment Center) được đưa đến phòng thăm viếng hôm đó. Russell, cũng là tù nhân trong khu tử tội, và tôi biết anh ta khoảng chục năm nay. Russell nhắc tôi rằng anh ta hy vọng em gái đến thăm và muốn tôi gặp chào cô ta. Nhưng khi cô em Russell đi ngang tôi không kịp để ý. Hai anh em Russell ngồi nói chuyện bên ngăn kế tôi. Tôi nghe tiếng nói nặng nề của Russell. Anh ta dặn em gái không được đưa mẹ đến thăm. Chắc cô em đang bực bội vì giọng của Russell nặng nề, trầm trọng và gần như giận dữ. Cơn bộc phá của Russell thật sự làm tôi chú ý.

Một trong những điều nuối tiếc lớn nhất mà tôi đã phải sống với nó là tôi không hề gặp mặt mẹ mình trong bảy năm đầu bị giam ở đây, trong khi bà còn sống. Và nữa, tôi đang nghĩ đến thầy tôi và thầm ước gì tôi sẽ gặp mặt ngài lần nữa.Vì vậy, tôi thật chưng hững khi nghe Russell dặn dò em gái anh ta như thế. Làm thế nào một người như Russell, lớn hơn tôi nhiều, có lẽ đã gần bốn mươi tuổi, lại không muốn mẹ vào thăm" Càng nghe anh ta dặn em dù với điều kiện gì đi nữa, anh ta cũng không muốn mẹ vào thăm, lòng tôi sống dậy ước muốn ngày xưa, là được thấy lại mặt mẹ mình.

Russell càng nói càng lên cao giọng: “Đừng bao giờ đưa mẹ vào đây – Nếu em không nghe lời, thì thôi, anh sẽ chấm dứt, không bao giờ nói chuyện với em nữa. Anh thà bị xử tử hơn là để mẹ thấy anh như thế này.” Tôi nghĩ đến những người thân yêu của tôi đã qua đời trong lúc tôi trong cảnh lao lung, không có dịp cho tôi gặp, bởi vì họ hay vì tôi dù sao đã nghĩ rằng, có thể có một lúc nào đó thích hợp hơn đoàn tụ với nhau mà không phải cách ngăn bởi cánh cửa kính như thế này.

Không ai thăm tôi ngày hôm đó, suy nghĩ của tôi hoàn toàn cuốn hút vào câu chuyện của anh em Russell. Và, càng nghe Russell cương quyết, tôi càng thấm sâu vào ký ức và tiếc thương của chính mình.

Tôi biết rằng với tất cả nước mắt tôi đã nhỏ xuống và nỗi đau sâu thẳm mà tôi đã chịu đựng vì mất đi cơ hội để được nhìn vào đôi mắt mẹ, tôi nghĩ mình cần phải khuyên can Russel sớm. Dù chúng tôi sống khác tầng, và cách sân, tôi đóan chừng có thể trao đổi với anh ta xuyên qua lớp hàng rào.

Thật không dễ dàng để chờ một cơ hội nói chuyện với Russell. Gần cả tuần lễ tôi mới có dịp thấy Russell tập thể dục trong sân sát với sân tôi. Trời mưa suốt đêm qua, buổi sáng hôm đó trời tuyệt đẹp, sáng mùa đông quang đãng. Cả hai chúng tôi đi dạo dọc hàng rào. Suốt mấy giờ tôi cố tìm một chữ thích hợp để bắt đầu câu chuyện giữa Russell và em gái cậu ấy đã lọt vào tai tôi. Cuối cùng, tôi không cố tìm kiếm lý do nữa, và gọi Russell để nói thẳng với anh ta rằng tôi có nghe anh ta dặn em gái đừng bao giờ đưa mẹ vào thăm.

Điều đầu tiên Russell nói với tôi là “Vâng, Jarvis, mình cũng biết cậu cũng chẳng muốn mang mẹ cậu đến đây làm gì. Sẽ không bao giờ có chuyện mình đưa mẹ mình vào nơi tệ hại này và phải chứng kiến mình như thế này.

“Russell, mẹ mình qua đời rồi !” Tôi trả lời.

Một thoáng nhìn buồn trên khuôn mặt Russell, “Jarvis, mình thật xin lỗi khi nghe tin đó.”

“Vâng, Russ”, Tôi nói tiếp, “Mẹ mình chết mấy năm trước, có lẽ cũng cùng khoảng thời gian mình gặp cậu lần đầu. Từ đó đến bây giờ, mình mãi hối tiếc mỗi khi nghĩ đến nhiều lần mẹ mình đã có thể đến thăm mình. Cậu biết không" Mỗi lần ngước nhìn tấm ảm mẹ trên tường xà-lim mình ao ước được thấy mặt mẹ mình trong phòng thăm tù.”

“Thật vậy sao, Jarivs"” Russel đáp “Cậu không nên thấy mẹ cậu bước vào chỗ tệ hại như thế này chứ" Để gặp cậu trong khu tử tội sao" Phải chen lấn trong hàng, nhiều khi bị đám an ninh lên giọng xúc phạm" Và cũng chỉ gặp cậu nhiều lắm là một giờ đồng hồ" Thôi, cậu ơi, mẹ mình đối với mình quá quan trọng để chỉ nghĩ đến việc bà phải vào nơi tệ hại mà mình đã sa chân vào. Mà vào đây để làm gì nhỉ"

Tôi ngắt lời, “Cậu nói để làm gì là nghĩa làm sao" Để làm gì bởi vì mẹ cậu muốn thăm cậu. Này Russell, bởi vì mẹ cậu sanh ra cậu – Không có lý do nào khác hơn. “Lắng nghe mình nói đây Russell. Không phải vì nơi này, về nơi cậu đang sống, bộ quần áo cậu buộc phải mặc, cũng không phải vì sự kiện tên cậu đang nằm trong danh sách những kẽ sẽ bị xử tử - Những điều đó không bao giờ xóa được hình ảnh một đứa con trai trong tấm lòng người mẹ. Mẹ cậu cũng thế, mẹ cậu cũng đang đối phó với bản án tử hình, mỗi lúc bà nghĩ đến nơi cậu đang sống. Bà đang chờ, đang hy vọng, đang cầu nguyện cậu sẽ không bị xử tử. Bà đang chiến đấu chống lại nỗi lo sợ bị mất cậu đi.”

“Jarvis nầy, mình hiểu những điều cậu đang nói” Russell đáp, “Những câu nói nghiêm túc, và mình cũng cảm nhận được điều cậu đang nói. Nhưng nầy, khi sa chân vào chỗ lao tù, mình đã làm mẹ mình đau đớn nhiều rồi. Bây giờ mẹ mình quá già, với tuổi 80. Thật sẽ nát lòng mẹ nếu bà thấy mình ra nông nỗi này. Cậu biết không. Ngay cả viết thư cho mẹ mình đã thấy khó khăn rồi. Cậu cũng biết đám quản đốc nhà giam tạo khó khăn cho người đi thăm đến mức nào. Thật không đáng, Jarvis, thật không đáng đi thăm chút nào.”

“Này Russell, nghe mình nói. Không phải là binh vực mẹ cậu. Bà biết cậu ở đây rồi, mặc quần áo tù nhân. Nhưng bà cũng hiểu sự quan trong dường nào khoảng thời gian của bà và cậu”

“Cậu nói thế nghĩa là sao"” Russell hỏi lại, “về thời gian của bà ta" Mình đã dặn em mình nói với mẹ tất cả cơ hội tốt mà các luật sư cho mình biết sẽ thắng kháng kiện và bước ra khỏi nơi này.”

“Ồ, đúng vậy sao"” Tôi nói “Rồi những gì sẽ xảy ra nếu một ngày mẹ cậu, chứ không phải cậu, chết đi" Tuần sau" Tháng sau" Rồi sau đó thì sao" Những điều nằm trong tâm thức mà cậu hằng mơ ước có dịp để nói với mẹ cậu rồi sẽ đi về đâu" Thấy không Russ. Không phải về cậu – cậu ra khỏi đây một ngày nào đó – chờ và chờ cho điều đó đến với cậu. Không nên để thời gian lãng phí đi, không cần phải tính toán đến việc ngày mai chúng ta sẽ ra sao. Bởi vì không có lời hứa hẹn nào cả. Mình biết điều đó bây giờ, nhưng trước đây mình đã không ý thức được như vậy, thật vậy, cho đến một ngày khi vị tuyên úy nhà tù gõ cửa xà-lim, nhìn sâu vào mắt mình và nói, “Tôi xin báo tin buồn rằng mẹ anh đã chết.” Tôi bắt đầu khóc trước mặt Russell. “Và cậu hãy đoán thử xem, cuối cùng mình đã được yêu cầu để làm việc gì cậu biết không" Hãy đoán thử xem những gì sẽ thay vào chỗ những câu nói mà mình từng mơ sẽ kể cho mẹ mình nghe"“ “Gì vậy" Mình không biết” Russell nói.

“Cậu đoán thử sao”, Tôi nói, “Ráng đoán thử sao.”

“Bạn ơi, Jarvis” Russell nói với giọng buồn. “ Mình không biết , mình không ngay cả tưởng tượng nếu mẹ mình chết đừng nói chi là mấy chuyện khác.”

“Vâng, mình được yêu cầu viết vài điều để đọc trong lễ cầu nguyện bà”, Tôi nói, “Và mình sẽ kể cậu nghe vài điều. Trong mỗi chữ phát xuất từ đáy tim mình, trong mỗi câu, mỗi dấu chấm, có hàng tỷ điều nhiều hơn trong tim mà mình ước gì đã có cơ hội được tỏ bày với mẹ khi bà viếng thăm mình. Và nếu mình biết lúc đó những gì mình đang biết hôm nay, mình không ngần ngại nếu chỉ có một cơ hội được ngồi với mẹ mình dù phải ngồi trên tảng băng trôi trên biển Bắc Cực đi nữa.

Russell và tôi đứng yên, dựa vào hàng rào. Trong một lúc không ai nói gì. Chúng tôi không cần phải nói thêm gì nữa. Tôi đã hiểu ra rằng, cho đến phút này, Russell chưa hề nghĩ đến việc mẹ anh có thể qua đời khi anh ta còn ở trong tù. Trong khu tử tội, nỗi lo sợ gần nhất của một tù nhân là cái chết của riêng mình. Điều đó cuốn hút bạn nhiều đến nỗi mọi kẽ khác có vẻ như là bất tử. Dường như những người thân của bạn bên ngoài được bảo đảm sẽ sống lâu hơn bạn. Không biết bao lần tôi đã tưởng tượng chính mình ra khỏi nhà tù và được ngồi cạnh đại sư Chagdud tại một trong những nơi ẩn dật của ngài.Trong một chốc, Russell chỉ nhìm chầm chập vào tôi dường như anh ta đang đến một nơi chỉ một anh ta đến được.Rồi, Russell nói, “Jarvis, mình không biết mình đang đi đâu đây. Tất cả những năm này, mẹ mình năn nỉ để vào thăm, mình dám nói với bà là không. Cậu biết không, mình thương mẹ vô cùng”. Russell rưng rưng nước mắt. “Và Jarvis ơi, mình là đứa con bất hiếu lắm cậu biết không"”

“Không đâu, Russ” Tôi đáp, “Có rất nhiều người, không phải tất cả đêu ở trong tù thôi đâu, những người bôn ba trong cuộc sống hàng ngày, khi mẹ của họ ở ngay khu phố kế bên, hay chỉ một cú điện thoại, và họ cứ tiếp tục chạy theo cuộc sống, không buồn gọi thăm mẹ, không buồn tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ để mang theo trong đời , thật lâu sau khi mẹ họ qua đời.”

“Đúng thế Jarvis ạ”, cậu ta nói. “Sau khi trở về xà-lim, mình sẽ ngồi xuống viết cho mẹ mình một lá thư dài. Và có thể, chỉ có thể thôi, vào Giáng Sinh, bà sẽ có thể đến thăm mình.”

“Ồ”, Tôi chọc ghẹo Russell, “Coi chừng cậu quá xấu để có thể gọi là món quà trong mắt của mẹ, Russ. Nhưng chắc chắn, mẹ cậu sẽ là món quà Giáng Sinh quý giá nhất mà cậu nhận được trong hơn mười năm đấy, phải không"”

Chúng tôi cùng cười. Và may mắn cho tôi nữa, không những Russell và cả tôi cũng được thăm viếng trong ngày Giáng Sinh. Tôi còn có được cơ hội gặp mẹ Russell. Tôi lưu ý, sau buổi thăm viếng chấm dứt, một bà cụ thấp người, hớn hở cười, trên đường ra về, còn ra dấu gởi một nụ hôn nồng thắm đến con trai mình. Bà cụ gởi nhiều nụ hôn đến nỗi gởi cả cho tôi một hay hai nụ hôn như thế nữa. Nhưng hơn thế, tôi cảm thấy tình thương của bà dành cho Russell. Và cũng ngay trong lúc đó tôi chợt ý thúc đến tình thương sư phụ tôi, đại sư Chagdud đã dành cho tôi. Tôi cảm nhận sự hiện diện chan chứa tình thương của ngài đang chảy xuyên suốt trong tất cả chúng tôi.

Trần Trung Đạo

Giới thiệu và dịch theo Join the Campaign to Free Jarvis Jay Masters

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.