Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Quan Niệm Về Thiền Và Tịnh Của Thiền Sư Bạch An

16/05/200800:00:00(Xem: 9043)

(Trích đoạn từ “Thiên chân chánh” – Bạch Ẩn Huệ Hạc)

Hãy nhìn xem các vị Tổ sư thiền xưa kia có phong cách phi thường như thế nào. Ngày nay những hành giả tu thiền có bao nhiêu người giống được như vậy" Hầu hết chưa thể qua được hàng rào công án do những bậc thầy kiệt xuất này lập ra, nên họ không thể thẩm thấu được cái tinh túy chân lý hàm chứa trong những công án này, và ngọn lửa bức xúc vẫn cháy bừng trong tâm họ.

Họ sẽ không có được một giây phút nào an bình trong cuộc đời. Họ giống như những người bị bệnh kinh niên hành hạ từng hồi mỗi ngày. Họ cố tọa thiền trong năm bảy ngày rồi bỏ cuộc và bắt đầu đi ra lễ lạy trước tượng Phật. Năm ngày sau, họ lại bỏ cuộc rồi bắt đầu tụng kinh. Họ tiếp tục được năm bảy ngày rồi chuyển qua ăn uống kham khổ, ăn chỉ một bữa trong ngày. Họ giống như người bị bệnh nặng phải nằm ở trên giường, không ngủ được muốn ngồi lên, nhưng rồi thấy cũng không làm được đều đó. Họ mò mẫm đi như những con lừa mù. Không biết bước chân mình sẽ đi đến đâu. Và tất cả chỉ vì lúc đầu giải đãi. Nên họ không thể nào đạt được sự thấu phá đưa đến niềm vui ào ạt bao la của chứng ngộ.

Thường tình thì một người tu thiền sẽ bỏ ra khoảng ba, năm, có khi bảy năm để tực tập tọa thiền. Nhưng vì người ấy không để hết tâm sức vào đó, nên họ không đạt được sự nhất quán, và cách tu của họ không đem lại kết quả gì. Năm tháng trôi qua nhưng họ không kinh nghiệm được niềm vui niết bàn, và nghiệp báo luôn chờ đợi họ nếu họ ngưng lại hay lùi bước. Lúc đó họ quay qua niệm hồng danh Phật A Di Đà và hết sức trì niệm, hăng hái ước nguyện sẽ được vảng sanh về cõi tịnh độ, bỏ đi chí nguyện trước đây : Muốn thấy cho được chân lý trên con đường đạo. Ở Trung Quốc, những người thuộc giới này xuất hiện rất nhiều trong triều đại nhà Tống, còn tiếp tục cho đến đời nhà Minh, và cho đến ngày nay. Hầu hết bọn họ là các nhà tu thiền thuộc loại tầm thường, hèn yếu, không có chút nhuệ khí.

Để lấp liếm và che giấu mặc cảm thất bại, họ vội vàng đưa ra những thí dụ về sự tái sinh nơi tịnh độ của các bậc thiền sư như Chieh của núi Wu-tse, Hsin-ju Che, và I của Tuan-ya, để đưa ra kết luận rằng : thực tập tọa thiền không có ích lợi gì. Có điều dường như họ không biết là những người này thực ra đã khởi tu pháp môn niệm Phật ngay từ lúc đầu. Than ôi! Trong sự hăng say muốn tìm sự hỗ trợ cho những quan niệm đầy định kiến và tầm thường của mình, họ đã đem trường hợp của những kẻ phàm phu không đủ nghị lực tinh tấn kiên trì trên đường tu thiền ví với những bậc thánh tăng đã khế hội được pháp vi diệu sống thực được truyền thừa, khiến cho giá trị của chư vị bị giảm đi. Quả là họ đã hủy báng tinh túy huyền vi không thể nghĩ bàn đã được các vị thánh tăng truyền trao cho nhau từ đời nọ qua đời kia. Họ đã phạm vào những lỗi lầm nghiêm trọng hơn cả năm tội ngũ nghịch. Không có cách gì khiến họ biết tỉnh ra để mà sám hối.

Trên căn bản, không có tịnh độ nào hiện hữu ngoài thiền. Không có tâm nào Phật nào tách biệt ngoài thiền. Lục tổ Huệ Năng đã thị hiện xuất thế từ một quá trình đạo sư của tám mươi kiếp liên tục trước đó. Thiền sư nam Nhạc là hiện thân của tất cả ba cõi quá khứ hiện tại và vị lai. Họ là những đại dương rộng lớn của sự an định vô biên, là những bầu trời cao mênh mông trong sáng không còn chút dấu vế, không còn gì để tái sinh trở lại kiếp người, vào nơi cực lạc hay nơi cõi trời, mà cũng là vô sanh. Cõi thiên đàng đầy niềm vui hay cõi địa ngục khủng khiếp, cõi giới bất tịnh hay một cõi tịnh độ đều là những mặt của viên ngọc Như Ý vận chuyển tự do và dễ dàng trên một cái khay. Nếu có một ý niệm nắm bắt khởi lên, dù là nhỏ nhặt nhất, ta sẽ như một con người ngông cuồng muốn bắt một con rồng mà cố múc nước từ sông lên.

Nếu sơ Tổ của thiền tông là Bồ Đề Đạt Ma cho rằng, cứu cánh tối thượng của Phật pháp chỉ là ước nguyện vãng sanh về cõi tịnh độ, thì ngài chỉ cần gởi một lá thư sang Trung Hoa với đôi dòng thế này “Hãy cố đạt được vãng sanh nơi Tịnh độ bằng cách nhiếp tâm niệm Phật không ngừng”, đâu có gì khiến ngài phải vượt qua hàng muôn dặm hải lý đại đương sống gió hiểm nguy, chịu bao gian lao cực khổ, để trao truyền pháp KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT"

Những ai nghĩ rằng pháp môn Tịnh độ xa lìa với thiền, có biết trong kinh Quán A Di Đà có một đoạn nói về thân Phật A Di Đà cao bằng “10 ức dặm x với số lượng nhiều bằng số cát trong 60 sông hằng hợp lại”" Họ phải quán tưởng, nghiền ngẫm cho kỹ về đoạn này. Nếu cách quán thân Phật không phải là cách để đạt được sự giác ngộ vô thượng, nếu muốn cho tâm giác ngộ mà không quán chiếu chính bản tánh của mình thì đó là cách gì "

Một vị Tổ Tịnh độ là Eshin Sozu đã nói “Nếu có niềm tin lớn mạnh, bạn sẽ thấy được Phật trước mắt”. Tu thiền là làm cho bạn khai mở được tâm mình, để thấy vị Phật xưa đáng kính ngưỡng ở ngay trước mắt mình, thật hiển nhiển và rõ ràng. Nếu bạn muốn tìm vị Phật đó ở những chốn nào ngoài mình, hãy gia nhập vào hàng ngũ ác ma đang cố tìm cách hủy hoại Phật pháp đi! Trong kinh Kim Cang, Đức Phật đã nói :

Nếu lấy sắc cầu ta

Lấy âm thanh cầu ta

Kẻ ấy hành đạo tà

Không thấy được Như Lai

Tất cả những vị Phật, đều có ba thân : Pháp thân, luôn thường trú và hiển hiện khắp mọi nơi. Báo thân, sự thanh tịnh hoàn hảo. Hóa thân, như đức Thích Ca Mâu Ni được mô tả như sự “kiên trì nhẫn nhục trong an định”. Trong chúng sanh hữu tình, ba thân này được hiển hiện như là định, tuệ và sự sự vô ngại. Định ứng với pháp thân. Tuệ ứng với báo thân. Sự sự vô ngại ứng với hóa thân.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói “Khi chúng sanh tạo những việc lành thì hóa thân hiện. Khi tu trí tuệ thì báo thân hiện. Khi giác ngộ pháp vô vi thì pháp thân hiện. Bay khắp mười phương tùy nghi hóa độ chúng sanh là hóa thân vậy. Dứt trừ nghi hoặc thành đạo nơi núi Tuyết là báo thân vậy. Không nói, không làm, không sở đắc, yên lặng thường trụ là pháp thân vậy. Xét cho cùng một Phật còn không có, huống là ba "

Nói đến ba thân Phật, là dựa vào căn cơ con người có thượng, trung, hạ căn. Kẻ hạ căn chỉ vọng cầu lấy phước, chỉ mong thấy được hóa thân Phật. Kẻ Trung căn vọng cầu dứt đoạn phiền não, chỉ mong thấy được báo thân Phật. Người thượng căn vọng chứng bồ đề, mong thấy pháp thân Phật. Người thượng thượng trí, bên trong sáng tỏ vắng lặng. Tâm sáng tức là Phật. Không đợi tâm mà Phật quả vẫn thành. Mới biết ba thân cũng như mọi pháp khác đều không thể nắm bắt, cũng không thể nói ra. Đó tức là tâm giải thoát, tự thành đại đạo. Kinh nói “Phật không thuyết pháp, không độ chúng sinh và cũng chẳng chứng bồ đề” là ý nghĩa đó vậy”.

Tổ Hoàng Bá nói “Pháp do pháp thân giảng, không thể lấy ngôn ngữ, âm thanh, hình tướng, văn tự mà cầu. Pháp này không thuyết giảng, không chứng đắc, tự tính rỗng không thông suốt mà thôi. Cho nên trong kinh Kim Cang nói ‘Không pháp nào có thể giảng được. Pháp giảng mà không giảng đó mới chính thực là giảng pháp’. Báo thân hóa thân đều từ cơ duyên cảm ứng mà hiển hiện. Cho nên các pháp do hóa thân giảng cũng tùy sự việc, ứng căn cơ mà dùng để tiếp dẫn giáo hóa. Tất cả pháp này đều không phải là pháp chân thật. Cho nên nói ‘báo và hóa thân không phải là Phật thực, cũng không phải là thân thuyết pháp”.

Bạn phải nhận thức rằng, tuy Phật ứng hiện vào vô số chúng sanh đủ loại, đủ cỡ, lớn hay nhỏ, nhưng bao giờ cũng thể hiện qua ba thân Phật này thôi. Kinh Kim Quang Pháp Vương nói “Như thế, đạo vô thượng được thành tựu đều có ba thân Phật. Trong ba thân này, báo và hóa chỉ là những tên gọi tạm thời. Chỉ có pháp thân mới là chân thật, thường hằng và bất biến, là cội nguồn căn bản của hai thân kia”.

Như vậy, có ai nói cho tôi biết cái thân khổng lồ mà kinh Quán A Di Đà đã nói “10 ức dặm x với số lượng nhiều bằng số cát trong 60 sông hằng hợp lại” đó là hóa thân, báo thân hay pháp thân"

Chúng ta đã nghe, báo thân và hóa thân là do Phật độ chúng sanh bằng cách tùy phương tiện mà ứng hiện. Nhưng một thế giới phải lớn bằng chừng nào mới chứa được một vị Phật vĩ đại như thế" Bạn có tưởng tượng ra được tầm cỡ của chúng sanh nào được vị Phật ấy ứng hiện vào không" Và cũng đừng nói rằng những chúng sinh trong cõi tịnh độ lớn lao như vậy cũng phải to lớn như vậy, Phật thị hiện trong cõi giới ấy cũng to lớn như vậy. Nếu điều này có thực, phải chăng những vị Bồ tát, những người đi cầu đạo và tất cả những chúng sanh khác sống trong cõi giới ấy cũng đều phải có một tầm cỡ lớn như là “10 ức dặm x với số lượng nhiều bằng số cát trong 60 sông hằng hợp lại”.

Một con sông lớn như sông Hằng có chiều ngang tới 40 dặm (Nhật). Những hạt cát nhỏ và mịn như những tinh thể vi tế nhất. Dù cho quỉ thần, cũng không thể đếm được số cát trong sông Hằng, hay là nửa sông Hằng đi nữa. Dù có mắt Phật thông suốt hết tất cả cũng không thể đếm được. Thế thì trong bản chất, đó là những con số không thể định lượng. Đó là sự tính toán vượt ra ngoài tính toán. Tuy nhiên trong đó hàm chứa một chân lý sâu sắc khó nắm bắt nhất, hơn tất cả các điều nói trong kinh sách khác của Phật. Đó chính là cốt tủy kim quang của Vô Lượng Thọ Phật vậy.

Nếu có nói được một chút gì về vấn đề này, tôi sẽ nói rằng cát trong 60 mươi sông Hằng là ngụ ý nói về sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, chính là sáu trần, đối tượng của sáu căn trong chúng ta. Không có một pháp nào trên thế gian biến thiên này lại không có sáu trần ấy. Khi bạn giác ngộ được rằng tất cả các pháp đều được nhận biết là sáu trần tự hiện tướng như thế, bạn sẽ thấy được thân kim sắc của Vô Lượng Thọ Phật một cách toàn diện. Bạn sẽ vượt qua được biển khổ luân hồi ngay tại chỗ đang đứng và thể nhập được sự giác ngộ toàn hảo vô lượng.

Lúc đó, khắp nơi nơi, từ đông sang tây, đều là cõi Liên hoa tịnh độ. Tất cả pháp giới trong vũ trụ này, trong khắp mọi phương hướng, không chừa một chỗ nhỏ nào, đều ở trong sự an định vô biên như báo thân Phật nguyên thủy. Sự an định đó thẩm thấu tới tất cả pháp giới chúng sanh, sẽ xóa mờ đi mọi sự phân biệt, và mãi mãi hằng thường như thế, không có đổi thay.

Kinh Quán A Di Đà còn nói rằng những người nào đọc tụng các kinh Đại thừa là ở trong hàng cao nhất của những người thượng căn đã được vảng sanh vào cõi tịnh độ của Vô Lượng Thọ Phật A Di Đà. Cái gì là kinh Đại thừa" Đó không phải là bản kinh bằng giấy vàng cuộn lại với lõi cầm màu đỏ. Chắc chắn rằng, không có chút nghi ngờ nào, kinh Đại thừa chính là nói đến tâm Phật nguyên thủy đã có sẵn ngay trong nhà ngũ uẩn này của chúng ta.

Như vậy, dựa trên căn bản nào mà những kẻ ngông cuồng nói tu thiền là không có lợi ích gì "

  Bạch Ẩn Huệ Hạc

  Ngọc Bảo dịch

(Thiền Viện Thường Chiếu)

(Thư Viện Hoa Sen: http://thuvienhoasen.org)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đối với triết gia Immanuel Kant, lời nói dối là “cái ác bẩm sinh sâu xa trong bản chất con người” và cần phải tránh xa ngay cả khi đó là vấn đề sống còn1. Trong tác phẩm “Deciphering Lies”, Bettina Stangneth, 2017, viết rằng: “Trong số những lý do khiến người ta nói dối vì điều đó có thể giúp họ che giấu bản thân, ẩn náu và tránh xa những người xâm phạm vùng an toàn của họ.” Stangneth cho biết thêm, “cũng không khôn ngoan khi thả trẻ em ra thế giới mà không biết rằng người khác có thể nói dối chúng.” The Wasghington Post, ban kiểm tra sự thật, cho biết: Trong bốn năm làm tổng thống thứ 45, từ 2017-2021, đến cuối nhiệm kỳ, Trump đã tích lũy 30.573 lời nói dối trong suốt nhiệm kỳ tổng thống - trung bình khoảng 21 lời tuyên bố sai lầm mỗi ngày. Từ khi thua cuộc tái ứng cử vào tay tổng thống Joe Biden cho đến giờ này, tranh cử với bà Harris, ông Trump càng gia tăng khẩu phần nói dối, phong phú đến mức độ không thể đếm cho chính xác.
Câu chuyện hoang tưởng “di dân ăn thịt chó, mèo” của Donald Trump và JD Vance gây ra nỗi sợ hãi, tạo ra nhiều kích động tiêu cực, vì nó được nói ra trước 81 triệu dân Mỹ, từ một cựu tổng thống. Những lời vô căn cứ tràn đầy định kiến và thù hận đó như một bệ phóng cho con tàu “Kỳ Thị” bay vút vào không gian của thế kỷ 21, thả ra những làn khói độc. Nó như một căn bệnh trầm kha tiềm ẩn lâu ngày, nay đúng thời đúng khắc nên phát tán và lan xa. Nói như thế có nghĩa, con tàu “Kỳ Thị” này, căn bệnh này, vốn đã có từ rất lâu đời. Nó âm ỉ, tích tụ, dồn nén theo thời gian, chực chờ đến ngày bùng nổ. Một tuần qua, người Haiti, là nạn nhân của cơn bùng phát này. Gần nửa thế kỷ trước, và cho đến tận nay, là cộng đồng người gốc Việt.
Nhìn ở bề ngoài thì ông Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Do Thái, đang làm cái việc của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Nguyễn Văn Thiệu từng làm với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 1968. Năm đó ông Thiệu bị cáo buộc là hành động để đảng Dân Chủ thua đảng Cộng Hòa còn bây giờ thì, xem ra, ông Netanyahu lại đang tháu cáy với nước cờ tương tự tuy nhiên bản chất hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
Khi còn tại chức, không ít lần, T.T Nguyễn Xuân Phúc đã khiến cho dân tình hoang mang hay bối rối khi nghe những câu chữ rất lạ kỳ: “Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Vĩnh Phúc sẽ vươn lên trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Long An phải trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Hải Phòng là đầu tàu quan trọng của cả nước’, ‘Bình Dương phải là đầu tàu phát triển kinh tế mạnh nhất của cả nước …”
Nhưng 64 năm sau (1960-2024), đảng đã thoái hóa, biến chất. Đảng viên thì tham nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống tự diễn biến và tự chuyển hóa, bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin và cả “tư tưởng Hồ Chí Minh” nữa...
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.