Hôm nay,  

30 Năm Quốc Hận – 30 Năm Xây Dựng Cộng Đồng

27/06/200500:00:00(Xem: 5166)
LTS: Nhân dịp kỷ niệm 30 Năm Quốc Hận, Sàigòn Times đã lần lượt đăng các bài thơ văn về 4 chủ đề chính: Thứ nhất, tố cáo tội ác CS; thứ hai, tái tạo các bi kịch vượt biển, vượt biên của người Việt tỵ nạn; thứ ba, vinh danh các trận đánh, các anh hùng vị quốc vong thân cách đây 30 năm; và thứ tư, xiển dương tinh thần đấu tranh của người Việt hải ngoại trên con đường đấu tranh giành tự do, dân chủ và nhân quyền tại VN. Ngoài ra, để kỷ niệm 30 năm cộng đồng người Việt định cư thành công tại Úc, kể từ số báo ngày 26/5/2005, Sàigòn Times lần lượt đăng các bài phỏng vấn qúy vị lãnh đạo CĐNVTD, để qua đó, qúy độc giả có dịp thấy được lịch sử quá trình thành lập của cộng đồng người Việt tự do tại Úc trong suốt 3 thập niên qua, đồng thời có được một định hướng về hướng đi của cộng đồng trong tương lai. Nhìn chung, các bài phỏng vấn đều có 7 câu hỏi:

1. Xin qúy vị cho biết, trong thời gian nào và hoàn cảnh nào, qúy vị chấp nhận dấn thân, lãnh đạo cộng đồng" Bối cảnh của cộng đồng vào lúc đó có những thuận lợi gì, những khó khăn gì" Ban Chấp Hành của qúy vị gồm những ai" Qúy vị đã lãnh đạo CĐ qua mấy nhiệm kỳ" Tại sao"

2. Suốt thời gian lãnh đạo CĐ, trên phương diện đối nội và đối ngoại:
2.a. Đâu là những khó khăn nhất, những thuận lợi nhất"
2.b. Những thành công nhất, những tồn đọng nhất"
2.c. Những biến cố quan trọng có ý nghĩa nhất"
2.d. Những cá nhân, hội đoàn, đoàn thể tiêu biểu nhất"
2.e. Những bài học quan trọng nhất"

3. Cộng đồng người Việt tại Úc trong mỗi giai đoạn đều có những điều đặc biệt, mỗi vị lãnh đạo cũng có những điểm đặc biệt. Xin cho biết, những đặc biệt đó"

4. Nếu trở lại thời điểm đó với cùng cương vị lãnh đạo CĐ, điều gì qúy vị sẽ làm / hoặc không làm, để cộng đồng có thể thành công hơn"

5. Là những người dấn thân làm việc cộng đồng, xin qúy vị cho biết, sự dấn thân đó đã có những ảnh hưởng đến đời sống của qúy vị và gia đình như thế nào"

6. Xin qúy vị cho biết, viễn ảnh của Úc, của Việt Nam, của cộng đồng người Việt tại Úc, và của cộng đồng người Việt hải ngoại, trong thời gian 10 năm, 25 năm, và 50 năm sắp tới, sẽ như thế nào" Với viễn ảnh đó, mối quan hệ Úc, VN, cộng đồng người Việt tại Úc, và cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ phát triển ra sao" Và cộng đồng người Việt nên đóng vai trò chủ động gì, trong mối quan hệ hỗ tương này"

7. Cuối cùng, xin qúy vị chia sẻ những tâm sự đặc biệt với qúy đồng hương"

Sàigòn Times xin chân thành cảm tạ thì giờ qúy báu cùng công sức và tâm huyết của qúy vị lãnh đạo CĐNVTD tại Úc đã tận tình trả lời các câu hỏi của báo SGT, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả, những kinh nghiệm, tâm tư, cùng nguyện vọng của qúy vị lãnh đạo CĐNVTD tại Úc.

*

Bài 3: Phỏng Vấn Ông Nguyễn Minh Cương – Chủ Tịch CĐNVTD/LBUC 4 Nhiệm Kỳ

VÀI HÀNG TIỂU SỬ ÔNG VÕ MINH CƯƠNG

1968: Động viên sau Tết Mậu Thân, tốt nghiệp khóa 4/68 Sĩ quan trừ bị Thủ Đức
1969-1970: Du học Hoa Kỳ, ngành trực thăng
1971-1973: PĐ 223/KĐ43CT/SĐ3 Không Quân (Biên Hòa)
1973-1974: Du học Hoa Kỳ, ngành huấn luyện viên (Flying instructor and academic lecturer)
1975: Huấn luyện viên phi công, BTLKQ, biệt phái huấn luyện PĐ233 Đà Nẵng
1975-1981: Tù cải tạo
1982: Vượt biên tại Sài Gòn, qua Pulau Bidong, Mã Lai
1983: Định cư tại Úc, Endeavour Hostel, Sydney, viết báo
1983-1986: Ủy viên báo chí; PCT/ CQN/QLVNCH/NSW; PCT/CĐ/NV TD/UC/NSW
1987-1991: Chủ tịch BCH/CQN/ QLVNCH/UC/NSW
1991-1999: Chủ tịch BCH/CĐNV TD/UC kiêm NSW
Học vấn: Cử nhân xã hội (Sydney Institute+UNSW); Cao học phát triển xã hội bình diện quốc tế (UNSW); Cử nhân luật (UNSW+UWS).
Hoài bão: Bảo vệ luận án Tiến sĩ "Cộng đồng người Việt hải ngoại" (Overseas Vietnamese communi- ties), viết sách.
Nghề nghiệp hiện thời: Luật Di trú
Gia đình: Vợ+4 con trai+2 cháu nội (Thiên Ân và Gia Huân)

*

LTS: Là một cộng đồng tỵ nạn cộng sản, nên đại đa số người Việt tại Úc đều nhanh chóng vô quốc tịch Úc ngay khi có đủ điều kiện. Kết quả, vào đầu thập niên 1990, cộng đồng người Việt tại Úc đã có một sức mạnh chính trị đáng kể, tạo được sự kiêng nể của chính giới và qúy trọng của dư luận. Cũng trong giai đoạn này, sau khi chứng kiến sự sụp đổ của chế độ cộng sản tại Nga và Đông Âu, CSVN bắt đầu con đường ve vãn, mua chuộc các quốc gia tự do, trong đó có Úc. Điều này khiến cuộc đấu tranh của cộng đồng người Việt tại Úc nhằm duy trì chính nghĩa tỵ nạn, và giành tự dân chủ tại VN, bắt đầu gặp khó khăn. Trong bối cảnh đó, ông Võ Minh Cương, Chủ tịch BCH/CQN/QLVNCH đồng thời là Chủ Tịch BCH/CĐNVTD tại NSW, đã đắc cử chức Chủ tịch BCH/CĐNVTD liên bang Úc Châu vào năm 1991, và ông đã liên tục được tín nhiệm làm Chủ tịch trong suốt 4 nhiệm kỳ, từ 1991 đến 1999. Sau đây, SGT trân trọng giới thiệu tiếp bài phỏng vấn ông Võ Minh Cương, trong đó ông hé lộ những bí mật trong cuộc tranh đấu nhằm bảo vệ lập trường và chính nghĩa của cộng đồng NVTD/UC.

(Tiếp theo…)

Câu chuyện này xảy ra với sự chứng kiến của đại diện các báo chí Việt ngữ, qua hơn 10 năm, thỉnh thoảng nghĩ lại để xem lòng mình có cảm thấy quá đáng không" Nhưng câu trả lời là không.
Đến đây tôi lại nhớ tới một người khác, lúc bấy giờ rất trẻ, khoảng 30 tuổi, không phải gốc Việt Nam, là một dinkum aussie (chính cống), từng là nhân viên ngoại giao Úc tại Việt Nam, lúc đó chưa có toà tổng lãnh sự Úc tại Sàigòn, bản thân anh ta rất có kinh nghiệm với Cộng sản VN qua mối tình Úc Việt trong thời gian anh làm việc ở Việt Nam.
Anh ta thương một cô gái Hànội, hai người rất yêu nhau, nhưng làm việc tại hai nơi khác nhau, cách nhau khoảng vài trăm thước, dĩ nhiên là tại Việt Nam. Họ phải liên lạc với nhau như những điệp viên vì những lá thư tình hẹn hò đó được giấu trong những gốc cây trong thành phố chứ không dám gặp mặt và cũng không dám nhờ ai chuyển, vì cơ quan tình báo nước ngoài theo dõi, có lần bị lộ, phải cắt đuôi (tiếng lóng tình báo).
Tôi muốn kể câu chuyện này vì anh ta rất cảm tình với CĐ, nói rất rành tiếng Việt, và "tại Việt Nam yêu mà còn mất tự do huống chi sống". Đó là câu tiếng Việt mà anh thường nói với tôi, khi đề cập đến vấn đề tự do và dân chủ tại Việt Nam trong thời gian đầu tôi làm chủ tịch CĐ. Nhưng sau đó anh 'bị nạn' do cộng đồng Việt Nam vì nguồn tin anh cho đã bị tiết lộ trên báo chí, anh vẫn còn trong ngành ngoại giao nhưng phải bị đổi đi xa, dĩ nhiên không phải Việt Nam mà một nước Á Châu khác. Nhưng anh không hối hận vì tôi yêu nước Việt và người Việt, dĩ nhiên có vợ tôi nữa. Lỗi không phải do tôi. Anh đã chuyển ngành nên tôi mới dám kể chuyện này.
Tóm lại muốn thành công về đối ngoại BCH/CĐNVTD liên bang phải nghiên cứu kỹ và tạo sự liên hệ tốt với chính khách cuả mọi đảng phái chính trị Úc, đặc biệt là hai đảng lớn như Liên Đảng Tự Do Quốc Gia và Lao Động. Họ có thể đi theo quyền lợi chung của quốc gia Úc Đại Lợi, nhưng chúng ta có thể vận động để họ nhìn vào thực tế của Việt Nam qua nền sinh hoạt dân chủ của Úc. Như trường hợp thủ tướng Paul Keating, ông ta chấp nhận những giới chức CSVN qua Úc, nhưng ông đồng ý công khai đề cập vấn đề nhân quyền tại Việt Nam và đã áp lực để Võ Văn Kiệt và Vũ Mão phải chấp nhận phái đoàn tham vấn nhân quyền qua Việt Nam vào tháng 7/1996. Còn thành qủa của phái đoàn này lại là vấn đề khác.
Muốn thành công về mặt ngoại giao có lúc ta phải đánh công khai trên các hệ thống truyền thông Úc, mặt nổi, và biểu tình; nhưng có lúc ta phải thuyết phục trong phòng họp, hoặc trên bàn tiệc. Ví dụ như vụ trực tiếp chương trình truyền hình CSVN manh nha từ lúc tôi làm chủ tịch liên bang, sau khi tham khảo kỹ, tôi mời các giới chức có thẩm quyền TVSBS thuyết phục họ trong một bữa tiệc tại nhà hàng Lemon Grass (Cây Sả) của anh chị Vân ở Broadway, Sydney và ban quản đốc đài đã hủy bỏ ý định đó. Nhưng sau này ban giám đốc mới ngoan cố thì CĐ dưới thời bác sĩ Tiến phải dùng phương pháp biểu tình. Đó là sự ứng dụng binh pháp tiền lễ, hậu binh. Cũng có lúc trái khuấy lỡ tiền binh thất bại thì phải hậu lễ. Như trường hợp số đồng bào còn bị kẹt lại Phi Luật Tân dưới thời ông Đoàn Việt Trung.
Về đối nội, chúng ta phải khách quan thừa nhận là đa số đồng hương chúng ta tại Úc là người tỵ nạn, trải qua những đau khổ và kinh nghiệm của CSVN nên dễ chia xẻ những dị biệt và tương đối đồng nhất. Hơn nữa những người đi trước có tầm nhìn chiến lược đã thành lập và duy trì cơ cấu tổ chức hệ thống liên bang nên kẻ muốn phá, khó mà xuyên thủng thành trì của cộng đồng tỵ nạn. Người phá sẽ trở thành lố bịch và không thể làm được.

CÂU BỐN

Sau ngày 30-4-1975 với làn sóng người Việt tỵ nạn trên khắp năm châu, bốn biển, rất nhiều người tâm huyết có hoài bão muốn kết hợp và hình thành một cơ cấu thống nhất cuả CĐNVTD trên toàn thế giới. Thời gian chúng tôi điều hành BCHCĐNVTD/UC nhu cầu này vẫn còn, bằng chứng năm 1992, một đại hội Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Washington DC do Liên Hội Người Việt tại Canada, qua ông Lê Hải Bình chủ xướng. Chúng tôi có tham dự đại hội này, với tư cách đại diện cho CĐNVTD/UC. Mặc dầu tốn rất nhiều năng lực, nhưng cũng không đạt được kết quả khả quan, theo tôi nghĩ vì cơ chế Cộng Đồng dựa trên lòng tự nguyện, tiền bạc và công sức phần lớn dựa vào cá nhân của những vị trong BCH, nhưng khi bầu lại BCH mới thì những người kế thừa vì hoàn cảnh này hay hoàn cảnh khác không thể tiếp tục được.


Lần thứ hai vào năm 1995 cũng tại Washington DC, Cộng Đồng NVTDUC mạnh mẽ yểm trợ và trực tiếp làm thành viên Uỷ Ban Liên Kết Người Việt Tự Do toàn thế giới kết hợp một số Tổ Chức đấu tranh chính trị cùng đại diện cộng đồng trên thế giới. Ủy ban này hoạt động tương đối tốt đẹp, có những đại hội hàng năm, có lẽ rút kinh nghiệm nên có sự kết hợp giữa các tổ chức đấu tranh chính trị và các CĐNVTD trên toàn thế giới. Nhưng có lẽ với đà phát triển kỹ thuật của ngành thông tin liên lạc nhanh chóng do đó sự gặp mặt không cần thiết, nên chúng tôi không còn thấy những cuộc họp thường xuyên hàng năm nữa. Tại Úc, ngoài CĐNVTD/UC còn có mặt chiến sĩ Võ Đại Tôn, lần đầu với tính cách khách mời tham dự, lần thứ nhì với tư cách đại diện tổ chức chính trị, thành viên nòng cốt sáng lập Ủy Ban Liên Kết Người Việt Tự Do.
Ngoài ra nếu nói về điểm đặc biệt thì như đã thưa cộng đồng người Việt tại Úc với đại đa số là tỵ nạn, là những thuyền nhân, bộ nhân, từng chứng kiến những đày đọa tại Việt Nam có những kinh nghiệm với Cộng sản sau 30-4-1975, chạm trán với tử thần trên biển cả, với thú dữ trong rừng sâu nên tương đối có những suy tư sâu sắc về đất nước và con người Việt Nam. Đó là điểm đặt biệt làm căn bản cho những sinh hoạt đấu tranh cho quê hương và dân tộc.
Còn cá nhân của mỗi vị chủ tịch, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện. Cá nhân quan trọng để lãnh đạo cộng đồng phát triển theo chiều hướng thuận tiện cho công cuộc chung. Nhưng cơ cấu tổ chức tối ư quan trọng. CĐNVTD/UC đã thừa hưởng di sản qúi báu của những người đi trước trong việc hình thành và duy trì cơ cấu liên bang Úc châu. Những người đi sau chỉ phát triển thêm những tiềm năng của CĐ để phù hợp với hoàn cảnh và thời gian trong sinh hoạt.

CÂU NĂM

Với cương vị chủ tịch CĐ cá nhân tôi áp dụng nguyên tắc sinh hoạt dân chủ "thiểu số phục tùng đa số" là mọi người có quyền tự do để phát biểu ý kiến hầu đóng góp cho BCH có nhiều dữ kiện để quyết định vấn đề. Nhưng khi quyết định rồi thì mọi người kể cả chủ tịch đều phải theo quyết định đó thi hành chứ không thể nào đa số quyết định rồi mà chủ tịch hay bất cứ thành viên nào đi ngược lại quyết định đó được. Trên bình diện liên bang khi quyết định phải có đa số các tiểu bang đồng thuận.
Tuy nhiên người chủ tịch thường phải động não (brainstorm) trước để nghiên cứu kỹ lưỡng những tình huống khác nhau của sự việc để trình bày hoặc giải thích cho các BCH tiểu bang một cách tường tận ngõ hầu đi đến một quyết định chính xác và đỡ mất thì giờ mà đạt được hiệu năng cao. Vì quyết định của vị chủ tịch thường dựa vào đa số của các BCH các tiểu bang, trên sinh hoạt dân chủ, cùng chịu trách nhiệm, nên suốt thời gian chủ tịch 8 năm không có gì hối hận trong những công việc làm cho cộng đồng. Tôi rất hãnh diện được góp phần rất nhỏ nối tiếp phục vụ cho cộng đồng người Việt tự do tại Úc châu. Tuy nhiên có điều làm tôi thất vọng, tới giờ này vẫn còn suy nghĩ và không hiểu tại sao" Trong thời gian hai nhiệm kỳ đầu vì có nhiều vị tích cực đề nghị thành lập Hội Đồng Điều Hợp Các Tổ Chức Đấu Tranh Chính Trị và Hội Đồng Liên Tôn. Về HĐĐH Các TCĐTCTrị thì thành hình và hoạt động một thời gian rồi sau đó chết yểu. Còn HĐ Liên tôn thì qua ba bốn cuộc họp rất xây dựng nhưng chết từ trong trứng nước.

CÂU SÁU

Là những người dấn thân làm việc cộng đồng, xin quí vị cho biết những dấn thân đó đã có những ảnh hưởng đời sống của qúi vị và gia đình như thế nào"
Tôi nghĩ câu hỏi này có vẻ về tình cảm gia đình, ít khi thấy trong sinh hoạt CĐ và chính trị Á Châu, kể cả nước Nhật, người ta kỵ đem vấn đề vợ con ra trước công chúng, ngược lại với Tây phương khi một người trong gia đình lên mặt nổi, thì tất cả gia đình đó được soi rọi rất kỹ. Thôi thì tôi xin nói theo cách Đông Tây hòa hợp vậy.
Dĩ nhiên là một ngày có 24 giờ, khi chúng ta làm việc này thì không thể nào làm việc khác được. Do đó, những ngày tôi làm việc cho cộng đồng thì bà xã tôi phải làm những việc đáng lẽ tôi phải làm, như dạy dỗ con cái, việc học hành, ăn uống, đi học, và cả chợ búa v.v... Vì nhà tôi một mình nuôi 4 cậu con trai trong thời gian tôi tù tội và bây giờ lại giữ cháu nội cho "ba nó" đi sinh hoạt cộng đồng. Khi đề cập về con cái tại Úc, Dr Xuyến, chủ tịch hội Y tế, có đưa ra quan niệm là không phải chúng học giỏi, mà biết việc nên làm. Hay khi đề cập đến việc chồng tham dự những sinh hoạt cộng đồng, Madame Cao Xuân Ái Minh, phu nhân của Dr Tiến, có cho biết là chắc chắn bố nó làm việc có ích thì chúng mới theo! Như vậy bà xã tôi chỉ là một trong muôn ngàn bà mẹ, bà vợ Việt Nam tiếp tục khuyến khích chồng con làm việc phải làm, ngoài ra còn biết bao nhiêu bà trực tiếp tham dự việc CĐ, hoặc lớn hơn nữa là việc nước, nên tôi cảm thấy mình qúa nhỏ để nói lời cám ơn đối với con cháu của bà Trưng bà Triệu, vì không khéo dễ làm mất đi hình ảnh cao đẹp mà họ ấp ủ.
Dĩ nhiên có lúc "má xấp nhỏ" bực mình than "sao đầu óc ông để đâu ngoài đường" chuyện nhà chẳng biết gì hết, mỗi khi tôi hỏi một số đồ cần dùng trong nhà hoặc đã có rồi mà tôi phải chạy đi mua cái khác. Tôi bảo sao ngày xưa anh ở tù cải tạo, em bảo là 'chỉ cần anh về nằm nhà là được rồi'. Bây giờ không những nằm, ngồi, đi, đứng tự do thoải mái mà còn làm được nhiều việc 'không tên' nữa sao lại còn 'trách yêu'!
Trong lúc đang viết những giòng này thì xem truyền hình CNN (01-05-05) trong buổi lễ phát giải thưởng cho những nghệ sĩ, trước khi Tổng thống George Bush đọc diễn văn, phu nhân Laura Bush được ban tổ chức mời phát biểu trước, vị đệ nhất phu nhân 'sửa lưng diễu' Tổng Thống rất ư là có duyên và rất ư là chính trị. Tổng thống Bush có thói quen là phải đi ngủ lúc 9 giờ tối để một mình bà ta phải ngồi xem phim "Những người nội trợ chán chường" (Desperate housewives). Nhưng bà ta lại không trách Tổng thống tại sao không chia xẻ với mình những đêm ngồi xem phim một mình mà trách khéo phu quân là 'Nếu Mình muốn diệt hết những tay 'bạo chúa' (tyrannies) trên thế giới thì nên đi ngủ trễ hơn'. Lẽ dĩ nhiên đây là một hoạt cảnh được chính trị hóa, nhưng rất thâm thúy. Chúng ta không thể nào so sánh với những người quyền cao chức trọng như vậy, nhưng chúng ta cũng có tổ quốc mà lại với một tổ quốc lầm than hơn họ.

CÂU BẢY

Tôi có thể khẳng định một điều là cộng đồng người Việt tại Úc nói chung và hải ngoại nói riêng sẽ hiện diện mãi mãi vì nhiều lý do.Trên bình diện nhân chủng và xã hội khác với khoa học thực nghiệm. Con người ngoài bản năng hợp đoàn (herd instint), còn là một "sinh vật có tư tưởng", biết chọn lựa nơi cư trú tùy theo hoàn cảnh và điều kiện của mỗi cá thể.
Chúng ta có thể nhìn vào các cộng đồng sắc tộc tại các quốc gia Tây phương dễ dàng nhận ra điều này. Chúng ta lấy một ví dụ như cộng Đồng Do Thái mà người Việt Nam thường đề cập. Có rất nhiều di dân Do Thái đã trở về quê hương lập nghiệp và tham dự vào những trận chiến dựng nước và bảo vệ đất nước theo lời nguyền, nhưng cũng có rất nhiều người Do Thái sống rải rác trên toàn thế giới. Điều khác biệt quan trọng là những người Do Thái lưu vong luôn luôn bằng cách này hay cách khác đóng góp để xây dựng quê hương chính gốc của họ. Có nhiều thanh niên tình nguyện về cầm súng chiến đấu chống lại những nước láng giềng thù nghịch với họ trong vùng Trung Đông. Nhưng không phải tất những người gốc Do Thái trên toàn thế giới đều về.
Cộng đồng người Việt hải ngoại vào những năm cuối thập niên 1980, khi Việt Nam còn chiếm đóng Cam Bốt, mượn cớ đánh đuổi quân Khờme Đỏ, đệ tử ruột của Trung Quốc tại xứ Chùa Tháp. Nhà cầm quyền Trung Quốc dọa sẽ dạy cho CSVN một bài học thứ hai, như họ đã dạy bài học thứ nhất, thì tại Hoa Kỳ có một số CQN Dù đăng báo đòi tình nguyện về chiến đấu, bảo vệ Tổ Quốc. Tới đây chúng ta nên làm sáng tỏ vấn đề. Qua tinh thần thông báo của một số CQN Dù có phải mục đích là để yểm trợ đảng CSVN không" Theo tôi nghĩ không phải. Nhưng là người Việt Nam họ có truyền thống chống ngoại xâm, nhất là từ phương Bắc, nó đã in sâu vào tâm khảm chúng ta qua hàng "ngàn năm đô hộ giặc Tàu". Là người lính, theo kỷ luật họ không được có hành động gì, nếu không có lệnh của cấp chỉ huy. Nhưng bây giờ họ không còn cấp chỉ huy như ngày xưa, không còn bộ Tổng Tham Mưu. Họ nghĩ và hành động theo tinh thần yêu nước của người Việt Nam. Họ được hấp thụ tinh thần dân chủ từ trước năm 1975 tại miền Nam và tại quốc gia họ đang cư ngụ. Cộng đồng người Việt không bị khống chế bởi độc đảng như trong nước. Không ai nghĩ họ làm như vậy là yểm trợ con đường độc tài của đảng CSVN.
(Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.