Ông Lê Chí Quang, sinh năm 1970, tốt nghiệp trường luật và cũng là một kỹ sư tin học, đã bị bắt tại một quán càphê Internet ở Hà NộI vào tháng hai năm 2002 vì đã viết và phổ biến trên mạng Internet nhiều bài viết kêu gọI dân chủ và chỉ trích hiệp định biên giớI Việt Trung. Tháng 11 năm 2002, ông bị kết án bốn năm tù và ba năm quản chế vì tộI truyên truyền chống Nhà nước chống Nhà nước XHCN Việt Nam. Hiện nay tình trạng sức khỏe của ông rất kém do bị bệnh thận nặng. Giải thưởng của trung tâm văn bút Mỹ tặng cho ông Lê Chí Quang khiến quốc tế chú ý trở lại đến tình cảnh của các nhà ly khai bị giam cầm ở Việt Nam hiện nay. Dưới đây là phần phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một trong số ít nhà hoạt động dân chủ còn được tư do. (RFI)
HỎI: Kính chào tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, trước hết xin ông cho biết cảm tưởng về việc Trung tâm văn bút Mỹ trao tặng giải thưởng Quyền tự do được viết cho Lê Chí Quang cũng như cho biết về tình trạng sức khỏe hiện nay của anh"
-- Tuy chưa trao đổi với Lê Chí Quang, nhưng tôi có thể thay mặt Lê Chí Quang, cũng như thay mặt cho những người yêu tự do dân chủ ở Việt Nam, cảm ơn Trung tâm văn bút đã dành giải thưởng này cho Lê Chí Quang. Tôi thấy đây là một điều rất xứng đáng. Tôi chưa nói đến chuyện là viết hay dở thế nào, nhưng điều hết sức đáng quý, hết sức đáng tôn trọng, đó là Lê Chí Quang đã viết thật, đã nói lên cái ước nguyện của giới trẻ cũng như là của dân tộc đót với sự nghiệp dân chủ hóa đất nước. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, càng ngày vấn đề biên giới Việt-Trung càng nổi lên, tôi thấy nhân dân, đảng viên, các nhà lão thành cách mạng càng nghĩ lại và hết sức quý mến các bài viết của Lê Chí Quang, nhất là bài ''Hãy cảnh giác với Bắc Triều''. Cho nên Lê Chí Quang được đánh giá rất cao bởi những nhà trí thức, những người yêu nước, yêu tự do dân chủ ở Việt Nam. Tiếc rằng Lê Chí Quang hiện đang bị giam ở trại giam Sao Đỏ, gần Hà Nội. Hôm chủ nhật vừa qua, tôi có dịp ngồi trò chuyện với bố mẹ Lê Chí Quang và gia đình hết sức lo lắng về tình trạng sức khỏe của anh. Đành rằng là do tình trạng sức khỏe, Lê Chí Quang không phải đi lao động, nhưng anh phải sống trong điều kiện sinh hoạt lạnh lẽo và không được chăm sóc kỹ. Mẹ của Lê Chí Quang thấy vẻ mặt của con hết sức là không bình thường và bà rất lo lắng cho con
HỎI: Ngoài trường hợp của Lê Chí Quang, xin ông cho biết sơ qua về tình trạng sức khỏe của những nhà ly khai khác đang bị giam cầm, chẳng hạn như tình trạng của đại tá Phạm Quế Dương hoặc của nhà báo Nguyễn Vũ Bình"
HỎI: Đó là nói về tình trạng của những nhà ly khai đang bị giam cầm. Riêng bản thân ông thì tuy được tự do nhưng có gặp khó khăn gì trong cuộc sống thường ngày không "
-- Vừa rồi, tôi có được các được các cụ lão thành cách mạng mời tham gia một đoàn đi xuyên Việt, lấy tên là ''Đoàn đại biểu lão thành cách mạng, cựu chiến binh quyết tử quân Hà Nội và gia đình thương binh liệt sĩ'' đi thăm lại các chiến trường xưa: khu 5, khu 7, khu 9. Các cụ mời tôi đi với danh nghĩa, thứ nhất tôi cũng là một cựu chiến binh chống Pháp, thứ hai, tôi là con rễ của một người từng là thành ủy viên của thành ủy Hà Nội từ thời bí mật. Tôi tham gia đoàn một cách đàng hoàng, đứng đắn. Trong đoàn cũng quý mến tôi và tôi được cử làm thư ký của đoàn. Thế nhưng, khi ở trên, tôi không biết là Bộ Công an, Bộ Văn hóa tư tưởng hay Tổng cục chính trị, phát hiện có tôi trong đoàn, họ liền gây một sức ép hết sức căng thẳng đối với đoàn. Mặc dù trưởng đoàn là đại tá Nguyễn Trọng Hàm hết sức quý mến tôi cũng như toàn thể 30 người trong đoàn, nhưng dưới sức ép như vậy, họ cũng đành đuổi tôi ra khỏi đoàn. Nhưng sau đó, tôi có ghé qua thành phố Hồ chí Minh. Tôi có gọi con trai của ông Trần Khuê đến. Anh ta có phàn nàn với tôi là suốt 28 Tết đến nay, con cái cũng như vợ không được phép vào thăm ông. Lúc đầu con cái xin gặp bố và gần đây cả vợ cũng xin gặp chồng thì ở trên trả lời rằng ông Trần Khuê bướng bỉnh, không chịu cải tạo tốt nên không được gặp vợ con chồng. Thế thì tôi hỏi: người ta chưa bị quy tội, giam cầm như vậy đã là tàn bạo rồi, thế mà bây giờ gặp vợ con ít nhất một tháng một lần, cũng không cho gặp, nghĩa là làm sao"
Xin cám ơn tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang.