Hôm nay,  

Đọc Hồi Ký “tuổi Thơ Và Chiến Tranh” Của Võ Đại Tôn

13/06/201000:00:00(Xem: 10349)

Đọc Hồi ký “Tuổi Thơ và Chiến Tranh” của Võ Đại Tôn

Nguyễn Mạnh Trinh

LGT: Trong suốt cuộc chiến tranh chống cộng trước và sau 1975, người dân VN ở khắp mọi miền của đất nước, đã chứng kiến không biết bao nhiêu tấm gương anh hùng, bất khuất, trong đó, có những vị đã vị quốc xả thân, vĩnh viễn nằm xuống trong lòng đất lạnh, có những vị can đảm tuẫn tiết không chịu đầu hàng, có những vị âm thầm chiến đấu trong lòng địch, có những vị cho đến hôm nay vẫn ngược xuôi bôn ba, gìn vàng giữ ngọc, nuôi dưỡng ngọn lửa đấu tranh trong suốt mấy chục năm trời... Trong số những tấm gương anh hùng đó, có ông Võ Đại Tôn, người đã sáng lập Liên Minh Quang Phục Việt Nam ngay từ những tháng năm đầu mất nước, từng về VN trực tiếp chiến đấu với kẻ thù CS, từng bị kẻ thù bắt cầm tù suốt thời gian hơn 10 năm, nhưng trước sau vẫn giữ được khí tiết của một người lính VNCH, sự minh mẫn của một kẻ sĩ giữa lao tù CS, và khí tiết cùng sự minh mẫn của ông đã được thể hiện cụ thể ngay trong cuộc họp báo quốc tế lịch sử giữa sào huyệt của VC tại Hà Nội cách đây ngót 30 năm. Bên cạnh vai trò một người lính, ông Võ Đại Tôn còn chiến đấu chống cộng trong tư cách một nhà văn, một nhà thơ, một diễn giả... Nhân dịp tưởng niệm 35 Năm Quốc Hận, cộng đồng và các đoàn thể người Việt tại Mỹ đã chính thức mời ông Võ Đại Tôn; và trong suốt thời gian ngót 2 tháng qua, ông đã liên tục đi các thành phố, tiểu bang, tham dự các sinh hoạt đấu tranh của cộng đồng, tâm tình cùng đồng hương về hiện tình đất nước, nói chuyện cùng các sinh viên học sinh Việt-Mỹ tại các trường trung- đại học về cuộc chiến VN, tham dự các sinh hoạt của cựu quân nhân Hoa Kỳ đã từng tham chiến tại VN... đồng thời ông cũng ra mắt cuốn “Hồi Ký Tuổi Thơ và Chiến Tranh” của ông tại những nơi có cộng đồng người Việt tham dự. Sinh hoạt của ông Võ Đại Tôn tại Mỹ đã được hầu hết các cơ quan truyền thông Việt ngữ loan tải; và cuốn “Hồi Ký Tuổi Thơ và Chiến Tranh” của ông đã được nhiều nhà văn, nhà báo, ca ngợi. Sau đây, SGT xin trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả bài viết về cuốn Hồi Ký, của nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình Nguyễn Mạnh Trinh.

*

Tuổi trẻ thời chúng tôi, hầu như mỗi người đều hình dung ra một chân dung người chiến sĩ. Có lẽ, ở một đất nước dằng dặc khói lửa như Việt Nam, thì hiện tượng ấy cũng là bình thường không có gì khó hiểu. Riêng với tôi, thì hình ảnh chiến sĩ đầy lãng mạn của Dũng và Trúc trong tiểu thuyết Đôi Bạn của văn hào Nhất Linh gây nhiều ảnh hưởng cho nhận thức của tôi. Hình ảnh ấy đẹp quá, vừa có tính văn chương thơ mộng lại vừa có tính dấn thân. Cuộc ra đi của những người vì nước hào hùng còn hơn cả chuyện Kinh Kha sang bờ sông Dịch ngày xưa bởi vì nó gần gũi với thế hệ chúng tôi. Những chiến sĩ không phải là những người có trái tim sắt đá, mà họ chính là những mẫu người nhân bản nhất. Họ yêu quý gia đình, yêu tổ quốc quê hương sâu xa. Và, với trái tim nồng nàn rực lửa ấy, họ lên đường, họ ra đi dù biết rằng có thể bị hy sinh hay phải chịu đựng muôn vàn những cực nhọc gian truân trên con đường làm cách mạng. Không như chữ “cách mạng” là xưng danh của những người Cộng Sản Bolshevik Việt Nam tự xưng, mà những người làm cách mạng là những người dấn thân mong tìm một tương lai tốt đẹp cho dân tộc cho đất nước…
Những nhân vật như Dũng, như Trúc, hay những chiến sĩ Quốc Gia đã làm cách mạng với cung cách lãng mạn nghệ sĩ như thế. Họ ấp ủ lý tưởng nhưng khó mà đạt được thành công cho lý tưởng ấy.
Lớn lên, trải qua những năm tháng của thời thế đầy binh lửa mà sự thực nhiều khi vượt khỏi trí tưởng tượng của những người giàu mơ mộng nhất, bản thân tôi nghĩ vào thời đại bây giờ làm gì còn những người mang nặng lãng mạn và lý tưởng nữa.
Thế nhưng khi tôi đọc bút ký “Tắm Máu Đen" của Võ Đại Tôn thì suy nghĩ đã khác. Cũng vẫn còn mẫu người chiến sĩ làm cách mạng với phong thái của một nghệ sĩ đi vào con đường tranh đấu với lý tưởng mang theo.
Đọc bút ký “Tắm Máu Đen” rồi đọc “Hồi Ký Tuổi Thơ và Chiến Tranh”, và đọc những bài thơ ký tên Hoàng Phong Linh, tôi cảm nhận rõ một điều: Sáng tác của ông là tình yêu dành cho quê hương đất nước. Phải có một tình yêu mạnh mẽ thúc đẩy nên con người chiến sĩ, thi sĩ, nghệ sĩ hòa hợp thành một con người Việt Nam đã chiến đấu trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh từ lúc tuổi thơ cho đến khi trưởng thành. Là chiến sĩ, ông hành động theo lý tưởng của mình, chấp nhận hy sinh gian khổ. Là thi sĩ , ông làm thơ, để gần hơn với mơ mộng, để yêu thương hơn quê hương. Là văn sĩ, ông mang tấm lòng thiết tha của mình giãi bày tâm can của một người nặng lòng với đất nước.
Từ câu nói trước cuộc họp báo Quốc tế tại Hà Nội ngày 13 tháng 2 năm 1982 khi sa cơ vào tay quân thù, ông đã dõng dạc chấp nhận cái chết chấp nhận hy sinh của một chiến sĩ sắt son vì lý tưởng tự do: "Tôi sẽ không phản bội bất cứ ai đã giúp đỡ ủng hộ tôi. Tôi tiếp tục duy trì lập trường chính trị của tôi để tranh đấu cho tự do và giải phóng dân tộc. Tôi đã sẵn sàng nhận bất cứ bản án nào mà chế độ cộng sản dành riêng cho tôi”.
Từ những thi phẩm như “Lời Viết Cho Quê Hương”, “Đoản Khúc Cho Quê Hương”, “Tiếng Chim Bên Dòng Thác Champy”, là những lời yêu thương đất nước, là những cảm khái ngút ngàn của một con dân trong thời thế ngửa nghiêng của lịch sử dân tộc. Khuôn mặt thi sĩ ấy, những bài thơ chính luận ấy đã làm rõ nét hơn một vóc dáng chiến sĩ Võ Đại Tôn.
Viết bút ký “Tắm Máu Đen”, hay chuyện kể trong tù “Chim Bắc Cành Nam”, hoặc “Hồi Ký Tuổi Thơ và Chiến Tranh”, với Võ Đại Tôn cũng chỉ là một phương cách để tranh đấu cho lý tưởng bằng văn chương. Đó cũng là một phác thảo con người chiến sĩ.
Riêng với tác phẩm “Hồi ký Tuổi Thơ và Chiến Tranh” thì trong phần mở đầu “Tâm Tình Gửi Lại Tuổi Trẻ Việt Nam", ông đã viết: "Cuốn hồi ký này được viết trong bối cảnh hoàng hôn của một đời người đã trải qua, chung sống suốt chiều dài của bao cuộc chiến xảy ra trên quê hương, tạm gác qua bên sự phân tách nguyên nhân chính kiến, chỉ hồi tưởng lại cảnh trầm luân của một Tuổi Thơ Việt Nam bị đắm chìm trong khói lửa đạn bom. Những người mang ý thức hệ ngoại lai du nhập với chủ thuyết Cộng sản lợi dụng chính nghĩa Dân Tộc với lòng dân vùng lên chống thực dân để cướp chính quyền và tiếp tục tạo nên nội chiến làm cho cả một dân tộc phải triền miên lầm than bất hạnh, từ đó một trong hàng triệu Tuổi Thơ Việt Nam- là tác giả - không có nổi một chén cơm lành mỗi ngày và không thấy được cảnh Bà Tiên hiện về trong giấc mơ thơ dại.”


Tuổi thơ của tác giả kéo dài những ngày ly loạn, là của thế hệ bị lôi cuốn trong thù hận chiến tranh. Ông mở đầu hồi ức của mình với những câu văn thật thiết tha của một người đã trải qua nhiều thăng trầm của cuộc đời: “Con chim trước khi chết còn biết quay đầu về núi, mong tìm lại khu rừng xưa nơi có tổ ấm cội nguồn. Tại vùng trời hải ngoại, trong đời sống lưu vong kể từ năm 1975 lìa xa Tổ Quốc, mỗi sáng thức dậy nghe nhịp thở rộn ràng của cuộc sống nơi xứ người hơặc mỗi đêm thức giấc tưởng mình còn quê hương, tôi có thói quen hồi tưởng lại những đoạn đời đã qua… Có lẽ những người cùng chung thế hệ với tôi cũng từng sống như vậy, nhất là khi tuổi đời đang chìm dần vào bóng hoàng hôn với nhiều giấc mơ không bao giờ trở nên hiện thực, bao hoài bão và tâm nguyện chưa thành, con đường đấu tranh còn dang dở trước mặt mà nghe trên đầu đang bạc đau từng sợi tóc, rụng dần theo năm tháng hắt hiu…”
Quê hương tác giả là Quảng Nam, nơi được mệnh danh là xứ sở của “Ngũ Phụng Tề Phi”, có con sông Thu Bồn thơ mộng. Từ năm 1946, gia đính của ông đang sinh sống ở thành phố Đà Nẵng phải tản cư vì chiến tranh về quê ở làng Kim Bồng. Ở đó cậu bé sinh trưởng ở thành phố bắt đầu làm quen với cuộc sống ở thôn quê. Đời sống mỗi ngày một khó thêm, và chịu khó chịu khổ là hoàn cảnh chung của cả dân tộc. Ở vùng tản cư, những gia đình tư sản lại phải chịu thêm sự theo dõi nghi kỵ của những người cộng sản mang danh kháng chiến. Sống kham khổ đã đành, mà còn luôn chịu cảnh bị đe dọa thủ tiêu, nên nhiều gia đình muốn hồi cư trở về thành phố. Gia đình tác giả cũng có ý định như thế và người mẹ cùng hai người chú tìm đường trở về thành phố Đà Nẵng để hồi cư cho cả đại gia đình. Và chuyến đi ấy đã trở thành vĩnh biệt.
Người Mẹ là một Bà Tiên của tác giả, có ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc đời ông. Trong bài thơ “Lời viết cho quê hương”, ông diễn tả:

“Tôi là người dân việt
khi mới sinh ra
tiếng Mẹ ru cho ngủ hòa với đạn bom xa
cùng tiếng võng đưa dìu dặt
dù đang khóc - nghe tàu bay của giặc
cũng biết im hơi, ôm cổ Mẹ xuống hầm
tôi đã quen tai nghe những tiếng nổ ầm
mùi thuốc súng ngạt đầy hai lá phổi
Tôi biết nhìn Mẹ tôi cằn cỗi
Sữa khô vàng vì khoai sắn quanh năm
Mắt ngây thơ tôi thấy Mẹ âm thầm
Nhiều đêm tối đẽo tầm vông cho Bố
Bố tôi đi đặt hầm chông đào hố
Đuổi xua Tây, chống Nhật giữ quê nhà
Rồi lớn lên tôi thuộc hát hùng ca
Trước khi biết đánh vần qua chữ cái...”

Với tác giả Võ Đại Tôn, hình ảnh người mẹ không bao giờ phai mờ trong trí nhớ của ông. Tôi đã xúc động khi đọc đoạn văn kể lại buổi ra đi không bao giờ trở lại của người hiền mẫu thân yêu. Nhà nghèo nên người mẹ trong bữa cơm sớm trước khi lên đường đã ăn cơm với nước mắm để nhường lại trái hột vịt luộc cho con. Ông viết: “…Rồi Mẹ kéo tay tôi, dẫn ra gần hàng rào dâm bụt. Mẹ lần tay vào lưng quần lấy ra một quả gì tròn tròn trắng trắng, nhét vào tay tôi, khẽ nói: "Má để dành cho con cái trứng vịt luộc đây, con ăn đi rồi vô ngủ. Hồi nãy má ăn cơm với nước mắm rồi. Má không có đủ để cho mỗi con một trứng. Thôi má đi nghe, mai mốt má về”. Mẹ tôi cúi xuống ôm hôn tôi rồi vùng chạy theo hai chú đang đứng chờ. Bóng ba người khuất sau lũy tre làng đang rũ ngọn xuống như những bóng ma khổng lồ trong đêm khuya vắng. Đêm hôm ấy tôi cầm chặt quả trứng vịt trong tay mà ngủ say lúc nào không biết…
"…Thời gian bình thản trôi qua trong gian khổ và tuyệt vọng của mọi người trong gia đình. Cha tôi trông già khọm đi, mỗi ngày ngồi yên trên ghế nhìn ra cổng, chờ mong. Hai năm sau, 1949, người anh cả của tôi có việc đi qua vùng cát trắng Cổ Lưu, đêm ngủ nhờ nhà một người dân trong làng. Tình cờ hay là sự mầu nhiệm thiêng liêng nào đã đưa đường dẫn lối tới đây, anh tôi nhìn thấy chiếc ví nhỏ bằng da của Mẹ tôi nhét trên trần mái nhà tranh. Hỏi người chủ nhà mới biết là Mẹ tôi và hai người chú đã từng ngủ tại đây một đêm mấy năm về trước và đã bị Việt Minh (sau này đổi thành cộng sản) giết chết, kết tội đi liên lạc với Pháp.
"Cả ba người bị giết một cách dã man, chôn chung một hố cát bên cạnh bờ sông. Mười hai năm sau, 1959, khi khu vực này thuộc tỉnh Quảng Nam được bình định thì chúng tôi mới có dịp về đây để cải táng cho Mẹ và hai chú. Chín người con còn lại, có người tương đối thành đạt trong đời, đã quỳ khóc trên bãi cát, không dám dùng cuốc xẻng để đào vì sợ động, mười tám bàn tay của những người con mất mẹ cào xới từ từ hố cát xẫm vàng. Chỉ còn mái tóc dài của mẹ và ba bộ xương khô, có khúc bị gẫy vụn. Chứng tích của sự tàn sát dã man mà vũ khí trên tay của kẻ thù - người đã giết mẹ tôi và hai chú - là lưỡi cuốc chém ngang lưng…”
Và bây giờ, tác giả Võ Đại Tôn vẫn còn nhớ. Nhớ để thương yêu mẹ và cũng nhớ để cố gắng thực hiện được phần nào ý hướng và lý tưởng của mình: "Hơn nửa thế kỷ trôi qua, giờ đây tóc tôi đã bạc. Quả trứng vịt luộc ngày xưa mẹ cho tôi trước khi lên đường đã nuôi tôi nên người hôm nay. Từ một đứa trẻ sớm mồ côi mẹ mà không biết, mãi cho đến bây giờ, đã có biết bao nhiêu cái chết oan khiên tức tưởi do người cộng sản gây ra" Người mẹ chỉ vì lòng thương con vô bờ mà đã bị kết tội oan ức, đến lúc chết mà không hiểu vì sao" Và hôm nay, trên cõi đời này có bao nhiêu người con đã mất mẹ vì một chế độ phi nhân, có còn cảm thấy hơi ấm của quả trứng luộc trong tay" Tôi lại tiếp tục lên đường cùng những người con hiếu thảo của Mẹ Việt Nam để cố góp công sức nhỏ nhoi vào đạo nghĩa phục quốc và riêng tận đáy lòng luôn mong ước có ngày thỉnh rước hình bóng Mẹ thương yêu của tôi về lại làng xưa, bên lũy tre xanh có ánh trăng vằng vặc. Mẹ cười như Bà Tiên hiền dịu thuở nào, và con sẽ không bao giờ thấy nữa những nhát cuốc dã man hơn ác tính của loài cầm thú đã đập tan lòng Mẹ, ngay trên mảnh đất quê hương khô cằn tang tóc.”
Kẻ gây tội ác là tên cán bộ Cộng sản khát máu Huỳnh Thân về sau này đã bị chính quyền quốc gia bắt và đã thú nhận những hành vi của mình. Gia đình tác giả Võ Đại Tôn đã trăn trở thật nhiều với câu “ơn đền oán trả”. Dù rằng người anh thứ năm là người phụ trách vụ án, nhưng không vì tình riêng mà ảnh hưởng đến việc công, nên đã gửi tên sát nhân ra nhà lao Thừa Phủ ở Huế để xét xử. Theo tôi, đó cũng là nét son của người Quốc Gia và cũng là tính chất khác với người cộng sản. Nếu VC họ cũng như thế, năm 1975 không thực hiện chính sách trả thù bắt giam hàng trăm ngàn quân nhân công chức của chế độ VNCH, thực hiện chính sách hòa giải dân tộc thì đâu có tình trạng thê thảm tụt hậu của đất nước ngày hôm nay.
Đọc những tác phẩm của Võ Đại Tôn, tôi thấy được tấm lòng yêu quê hương đất ước của ông. Con người chiến sĩ trong ông hình thành từ những tháng ngày thơ ấu, sống ở ruộng đồng, hiểu được sự linh thiêng của mồ mả ông cha, biết được sức sống cần lao của những người, lúc bình thường thì lo cho gia đình, cho những người thân thuộc, nhưng lúc quốc gia có biến cũng sẵn sàng hy sinh. Đất nước của “Ngũ Phụng Tề Phi” đã hun đúc nên những mẫu người tạo thành lịch sử và cũng tạo niềm tin cho một đất nước Việt Nam tương lai không còn chế độ bạo ngược toàn trị như hiện nay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.