Phong Trào HS Đánh Nhau
Vi Anh
Gần đây trong nước báo chí nói rất nhiều về phong trào học sinh, nhứt là nữ sinh, thích đánh nhau, đụng một chút là đánh nhau tơi bời hoa lá. Có người dùng thơ của Tản Đà than, “Than ơi văn minh Đông Á, Trời thu sạch; Này lúc cương thường đảo ngược ru.” Nhưng đó là một hiện tượng tất yếu xảy ra theo luật nhân quả, cái gì đến phải đến sau gần ba phần tư thế kỷ ở Miền Bắc, một phần ba thế kỷ CS cào bằng văn hóa Việt Nam và thay vào đó văn hóa Cộng sản -- mắcxít, lenininit ba rọi với mao it.
Thực ra, chuyện phụ nữ đánh nhau ở đâu, thời nào cũng có. Nhưng chỉ lẻ tẻ, chớ không thành phong trào như ở VN thời CS. Xưa nay ngòai chợ có chữ bạn hàng tôm, bạn hàng cá để chỉ những người hung dữ, hay chửi, đánh lộn nhau. Trong xã hội đen có nữ quái, có người chửi mướn, đánh ghen mướn, nhưng rất hĩ hữu và thường bị xã hội coi thường, xa lánh. Trong trường học, học sinh giận nhau thiếu kềm chế cũng có đánh nhau; nữ sinh cũng có nhưng rất hiếm hoi. Thông thường vừa mất kiểm sóat hành động, lời nói, thì bạn học can ngăn, giám thị can thiệp. Chớ không phải như bây giờ nữ sinh “đánh đấm nhau, cú lại thoi” túi bụi, xé quần lột áo, níu tóc níu đầu, cào cấu mặt mày, vật lộn nhau như đô vật. Và làm thế rất thường, dụng một chút là đánh nhau. Hiện tượng này đang trở thành một phong trào ở học đường như một làn sóng mới (nouvelle vague).
Sau đây là những con số kinh hồn kết quả của một cuộc nghiên cứu điển hình của lớp cử nhân xã hội học trong nước thực hiện về phong trào bạo lực học đường. Tại hai trường Trung Học Phổ Thông (Trung Học Đệ Nhị Cấp thời VNCH) ở một quận quan trọng của Hà nôi là Quận Đống Đa, của thủ đô của VNCS là Hà Nội: 96,7% số học sinh được hỏi, trả lời ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau. Có 64% các nữ sinh thừa nhận từng đánh nhau với các bạn khác. Trong số đó 12,7% đánh nhau 2-3 lần; 20,7%, 4-5 lần; 10,7% và 19,3% đánh nhau từ 5 lần trở lên. Học sinh lớp 10, 11 hay 12, lớn khôn hơn, cũng như thế, tỷ lệ cũng đánh nhau cũng tương đương.
Không những nam nữ học sinh trong cuộc đánh nhau, mà những học sinh ngòai cuộc coi đó là chuyện bình thường, “chuyện thường ngày của huyện”, chuyện tự nhiên như người “Hà lội” thời CS. Chuyện xảy ra trong khuôn viên trường. Giữa bè bạn học, mà các học sinh khác tỏ ra “vô cảm” như không phải chuyện liên đến danh dự của nhà trường, liên quan đến hàng ngũ của mình. Các em này không coi đó là điều làm học sinh có thễ mang tiếng là hung dữ, là bạo lực học đường.
Thật là một thất bại lớn, một phản tác dụng to của tuyên truyền CS. Đảng Nhà Nước đã tốn rất nhiều nhân tài vật lực để tuyên truyền cho cá nhân, gia đình và xã hội trong thòi CS. Nào là sống và làm việc theo “đạo đức Hồ chí Minh”, “tư tưởng Hồ chí Minh,“ “sống và học tập theo gương bác Hồ vĩ đại”, nào là cổ võ chính sách của Đảng “xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa”. Bạo lực học đường, thậm tệ nhứt là tệ nạn nữ sinh đánh nhau mút mùa, tơi bời là một bằng cớ rõ rệt tuyên truyền của CS không ai tin, mà còn làm ngược lại nữa là đàng khác. Vỉ thực tế Ông Hồ chí Minh là một người không có đạo đức cá nhân, không có đạo đức cách mạnh, chỉ nhờ mưu sâu kế độc, không từ bỏ một hình thức bạo ác nào để vươn lên. Với những hồ sơ giải mật, với truyền thông ngòai luồn do Tin Học đã giải thóat Con Người, người Việt, nam phụ lão ấu, trong ngòai nước bây giờ, suốt từ Bắc chí Nam, hẩu hết đã biết bộ mặt thật của Ô Hồ rồi. Huyển thọai thần thánh hóa Ông đã đổ vỡ.
Cho nên hiện tượng đang thành phong trào nữ sinh đánh nhau là phản ứng, là cuộc nổi dậy tuy tiêu cực nhưng phổ biến của thanh thiếu niên VN trước cái tuyên truyển giả dối của CS. Đó là một hiện tượng xã hội rất bình thường trong chế độ tuyên truyền một chiều, như việc dùng tiếu lâm để chống chế độ CS, chống việc thần thánh hóa buộc treo hình Ông Hồ ở tại gia bằng cách nói lái “lộng kiếng Bác Hồ’ tức là “liệng cống Bác Hồ” giải phóng thành “phỏng d…” của dân Miền Nam.
Xã hội và chế dộ CS là một bế tắc. Con người bị ẩn ức trước những kềm kẹp tư tưởng của chề độ. Ần ức tích lũy một ngày một chút biến thành sức mạnh nổi dậy. Người lớn vì nhiều nghĩa vụ yên thân, lo cho gia đình ráng kềm chế. Nhưng lớp trẻ mới lớn lên thì khác ít bị nghĩa vụ hạn chế hơn, nên ẩn ức bùng dậy mạnh hơn, nhiểu hơn. Học đường là môi trường Con Người được xã hội hóa đầu tiên, nên ẩn ức của con người bùng ra trước nhứt.
Hỏi làm sao ẩn ức không bùng lên khi những lời dạy, những tấm gương đưa ra như Ô. Hồ lại hòan tòan giả dối. Kẻ giả dối, người lưu manh lại vươn lên thành vua chúa, bạo lực là con đường đưa đến thành công. Không ai kể cả nhà giáo có thễ buộc học sinh làm theo những gì thầy nói mà đừng làm theo những gì thấy làm.
Thêm vào đó, giáo dục không thể tách rời ra khỏi ba môi trường, là gia đình, nhà trường và xã hội. Nhà trường vói những giáo chức giả sử như là Khổng Tử vạn thế sư biểu đi nữa cũng đành bó tay khi mà gia đình và xã hội bị CS Hà nội cào bằng nên văn hóa thuần Việt và áp đặt vào đó lối sống và văn hóa lai căn Mác xít và Mao ít.
Như đã biết văn hóa có hai thành tố, vật thể và tinh thần. Kiến trúc đền đài miếu mạo, kỹ thuật, nghệ thuật làm dụng cụ thờ cúng, lao động, gia dụng đồ đồng, sắt, đồ gốm v.v.. Phần tinh thần nhiều và quan trọng hơn, triết lý, chủ nghĩa, tín ngưỡng, nhân sinh quan, vũ trụ quan… đạo lý đối nhân, xử thế, lối sống của con người (way of life), cách ăn ở may mặc…v.v. Văn hóa VN đã hình thành, phát triển qua lịch sử cả 4000 ngàn năm, đã thành văn hiến. Thế mà khi Ô. Hồ lập đảng CS hồi năm 1930 đã du nhập mưu đồ nhập cảng văn hóa Mác-lêninit vào xã hội Việt nam. Giáo dục và trường học là con đường Đảng CS đưa văn hóa Mác xít vào và sau đó thêm văn hóa Maoit. Tiên học lễ hậu học văn không còn. ‘’Nhân nghĩa lễ trí tín’’ phai mờ trong xã hội. Con gái “vô tư” chửi thề lớn tiếng không còn ngượng miệng nữa.
Nguyên tắc đấu tranh “Cứu cánh biện minh cho phương tiện” của CS trở thành triết lý sống trong xã hội CSVN. Nên nữ sinh viên để có phương tiện ăn học, mua sắm đua đòi sẵn sàng bên ngòai làm con nuôi cho cán bộ đảng viên có chức có quyền, nhưng bên trong thực sự là “nữ hộ lý” cho các “các cụ cả”. Nữ học sinh sẵn sàng lên giường với hiệu trưởng để được “chiếu cố” tăng điểm, và hiệu trưởng như Sầm đức Xương sau khi thỏa mãn thú tính sẵn sàng “xế” lại cho Chủ tịch tỉnh và thành ủy viên để được đảng vững chân và nâng đỡ. Nội vụ đổ bể, cà ngành công an và tòa án “hiệp đồng tác chiến” cứu Đảng bằng cách biến nạn nhân thành kẻ bán dâm.
Biện chứng giai cấp đấu tranh đã biến thanh thiếu niên nam nữ hấp thụ nền giáo dục CS thành những người bon chen, chụp giựt, yêu cuồng sống vội, hưởng lạc bất cứ giá nào. Biến trí thức thành trí thức sinh nhai. Biến tương quan giữa những người đồng học thành tương quan “địch và ta” đấu đá một mất một còn. Nên việc nữ sinh viên đánh nhau túi bụi chỉ là hậu quả tất yếu, có tính nhân quả của nến giáo dục CS và văn hóa CS.
Giai cấp đấu ranh đương nhiên dẫn đến nạn kỳ thị tổng quát, kỳ thị giới tính, kỳ thị địa phương, kỳ thị tuổi tác, kỳ thị lập trường chánh trị có tính trầm kha. Tuy quan nhứt thời, dân vạn đại. Triều đại nào, chế độ nào rồi cũng qua đi. Việc giải trừ chế độ CS đã khó nhưng có thể làm được như ở Liên xô và Đông Âu. Nhưng di sản CS để lại cho nhân dân và xã hội VN rất khó gột rửa. Phải cần một thòi gian gấp đôi gấp ba, chưa chắc làm được, làm xong.