Hôm nay,  

Gs. Nguyễn Tiến Hưng: “mở Cửa Bắc Kinh, Đóng Cửa Sàigòn”(3)

09/04/201000:00:00(Xem: 6483)

Gs. Nguyễn Tiến Hưng: “Mở Cửa Bắc Kinh, Đóng Cửa Sàigòn”(3)
Kissinger Và 3 Bước Chôn Sống VNCH

Tổng Thống Nixon hết sức tự hào về chuyến viếng thăm Trung Hoa của ông bắt đầu từ ngày 21 đến 28 tháng 2, 1972, một tuần lễ mà ông gọi là "Tuần lễ thay đổi cục diện thế giới" (The week that changed the world). Đối với Miền Nam thì thay đổi thật, vì trong dịp này, Nixon đã nói với ông Chu Ân Lai: "Nếu tôi ngồi đối diện với bất cứ ai là nhà lãnh đạo của Bắc Việt, và nếu hai bên có thể thỏa hiệp ngưng bắn và hoàn trả các tù binh chiến tranh (POWs) của chúng tôi, thì tất cả quân đội Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Việt Nam trong vòng sáu tháng kể từ ngày ấy." (13)
Như vậy rõ ràng là Nixon đã tiết lộ ông sẵn sàng rút quân khỏi Việt Nam chỉ cốt đổi lấy việc trao trả tù binh và một cuộc ngưng bắn. Và ông chỉ viết có vậy. Nhưng những điều gì mà Nixon không viết trong hồi ký về cuộc họp này thì rút cuộc cũng đã lộ ra hết.
* "Sẽ không để lại
cái đuôi nào ở Việt Nam."
Theo tài liệu mới giải mật thì trong buổi họp làm việc đầu tiên với phía Trung Hoa tại Bắc Kinh (ngày 22 tháng 2, 1972), Tổng Thống Nixon đã nói thẳng thừng về ý định của ông là rút quân hoàn toàn khỏi Việt Nam mà không để lại một "cái đuôi"  (lực lượng tàn dư - residual force):
"Chúng tôi đã tự nguyện rút hết quân mà không để lại cái "đuôi" nào - như lời ông Thủ Tướng đã nói - và chúng tôi sẽ có ngưng bắn trên toàn cõi Đông Dương miễn là chúng tôi lấy lại được tù binh. Sau đó, chúng tôi sẽ để cho dân chúng ở đó tự mình quyết định lấy (mọi việc)."
["We have offered to withdraw all Americans, with no   "tail"  behind -to use the Prime Minister's expression- and you have a ceasefire throughout Indochina provide we get our prisoners back. Then we would let the decision be made by the people there."]
Trường hợp ở Đại Hàn sau cuộc chiến tranh Triều Tiên cũng như ở Âu Châu sau Thế Chiến II, sau bao nhiêu chục năm và cho tới ngày nay, Hoa Kỳ vẫn đóng lại một lực lượng tượng trưng. Chính Tướng Creigton Abrams, Tư Lệnh Quân Lực Mỹ ở Việt Nam, cũng luôn nói là sẽ có một "residual force" đóng tại Miền Nam khoảng 25.000 người cộng với số nhân viên tiếp vận. (14) Tổng Thống Thiệu cũng luôn hy vọng là sau cùng thì Mỹ sẽ để lại một lực lượng nhỏ giống như ở Đại Hàn. Sau này, Tướng Abrams đã phải phàn nàn về việc Hoa Kỳ đã bỏ đi lập trường từ bao nhiêu năm như vậy.
Nixon cũng than phiền về việc Bắc Việt cứ... "khăng khăng đòi chúng tôi giải quyết không những vấn đề quân sự mà còn muốn chúng tôi phải áp đặt một tương lai chính trị bằng cách triệt bỏ chính quyền hiện tại và áp đặt một chính quyền do họ lựa chọn. Điều này chúng tôi không thể làm được vì vừa rút quân vừa thông đồng với phía địch để lật đổ một đồng minh thì từ nay không quốc gia nào sẽ tin cậy Hoa Kỳ nữa." Rồi dường như muốn nhắn nhủ Hà Nội, Nixon thêm: "Chúng tôi sẽ không ra đi mà không có một hiệp định." Phải có một hiệp định thì mới có thể ra đi trong danh dự.

* "Tôi đang gỡ bỏ
cái nhức nhối này đi."
Bây giờ việc Hoa Kỳ giao hảo với Trung Hoa mới là chính yếu, và Việt Nam đã trở thành một chướng ngại vật trong cuộc giao hảo, Nixon cam đoan với ông Chu, lại còn đổ cho tiền nhiệm là Tổng Thống Johnson là người đã mang quân vào Việt Nam, còn ông mới là người rút quân đi:
"Chúng ta có thể rất thành thật trong buổi nói chuyện này... Tôi muốn cam đoan với Thủ Tướng rằng tôi đang gỡ bỏ cái nhức nhối này đi, nhanh chóng nhất như một người ở địa vị tôi có thể làm được. Vị tiền nhiệm của tôi gửi 500.000 quân sang Việt Nam. Tôi đã rút đi 500.000 quân. Việc tôi sẽ chấm dứt sự can dự của Hoa Kỳ chỉ là vấn đề thời gian. Về điểm này tôi có thể nói chắc chắn với Ngài như vậy."
["We can be very honest in this conversation... I want to assure the Prime Minister I am removing this irritant as fast as anyone in my position could. My predecessor sent in 500,000 men into Vietnam, I;ve taken 500,000 out. I will end American involvement.   it's matter of time. I can speak with certainly on this point."]
Đúng là chỉ còn vấn đề thời gian để rút nốt số quân còn lại, với điều kiện duy nhất là Hà Nội phải ký một hiệp ước. Nixon nói: "Tất cả những điều chúng ta đang nói thật ra chỉ làm sao là liệu có thể giúp cho tiến trình mau lẹ hơn, không phải bằng cách chúng tôi hấp tấp rút quân mà bằng một hiệp định."
Đó là những chuyện đã xẩy ra tại Bắc Kinh, nhưng về tới Washington, TT Nixon lại tiếp tục trấn an ông Thiệu vì cần phải làm như vậy để ông Thiệu khỏi công khai phản ứng. TT Nixon liền viết cho TT Thiệu (ngày 2 tháng 3, 1972) cam đoan: "Chúng tôi không có thương lượng bất cứ điều gì sau lưng những người bạn của Hoa Kỳ; đã không có thỏa thuận bí mật nào hết." ["We negotiated nothing behind the backs of friends of the United States; there was no secret deals."]
Để cho có trọng lượng, Nixon còn khẳng định: "Ngài có thể tin chắc là tôi sẽ làm mọi cách trong quyền hạn của tôi để bảo đảm rằng sự hy sinh to lớn của hai dân tộc Việt-Mỹ sẽ không bị uổng phí..." ["You may be certain that I will do all in my power to insure that the enormous sacrifice of the Vietnamese and American peoples do not come nothing."] Đây là những lời tâm huyết, dựa trên xương máu mà quân đội Mỹ-Việt đã đổ trên chiến trường. Đó là một đề tài mà Nixon sẽ nhắc đi nhắc lại trong những thư từ tiếp tục trao đổi với ông Thiệu.

Vận động với ông Andrei Gromyko.
Chiến lược mới của Hoa Kỳ gồm ba mũi: Hòa hoãn với Liên Xô, khai thác những mâu thuẫn Nga-Hoa, và bình thường hóa quan hệ với Trung Hoa. Bởi vậy, đang khi lôi kéo Trung Hoa vào một quan hệ có tính cách xây dựng và rút lui khỏi chiến trường Việt Nam, Nixon cũng muốn nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô để thuyết phục Bắc Việt.
Trong những ngày 20 tới 25 tháng 4, 1972, đang khi Quân Lực VNCH nỗ lực đẩy lui cuộc tấn công của quân đội Bắc Việt vào dịp Lễ Phục Sinh (Easter Offensive) - Mùa Hè Đỏ Lửa của miền Nam - thì ông cử Kissinger bí mật sang Moscow. Nixon đã chỉ thị Kissinger đòi cho bằng được một sự thỏa hiệp với Brezhnev về Việt Nam như một điều kiện tiên quyết để thảo luận về bất cứ vấn đề gì trong cuộc họp thượng đỉnh sắp tới. "Sẽ không có thỏa ước nào cho đến khi Moscow thuyết phục được Bắc Việt chấm dứt chiến tranh bằng thương thuyết."
Lệnh là như vậy nhưng Kissinger lại xin xỏ.
Trong các cuộc hội đàm mật với Brezhnev tại Dom Pryomov, nhà khách chính phủ trên đồi Lênin nhìn xuống sông Moscow, Kisinger lại không cứng rắn như chỉ thị của Tổng Thống mà lại nhờ cậy Nga Xô đề nghị với Bắc Việt một loạt nhượng bộ của Hoa Kỳ (sau này sẽ trở thành căn bản của Hiệp Định Paris tháng Giêng 1973). Kissinger nói với Brezhnev rằng Hoa Kỳ bằng lòng chấp nhận một cuộc ngưng bắn tại chỗ để đổi lấy việc Bắc Việt rút quân, nhưng chỉ rút những lực lượng vừa mới xâm nhập vào Miền Nam kể từ khi có cuộc tấn công bắt đầu ngày 31 tháng 3 (gạch dưới là do tác giả) còn những lực lượng nào đã xâm nhập vào Nam trước cuộc tấn công, ước lượng khoảng 200.000 người, sẽ có thể ở lại.
Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ đã minh thị thỏa thuận cho quân đội Bắc Việt ở lại Miền Nam. Vì trước đó, Hoa Kỳ chỉ nói tới đồng ý là Mỹ sẽ rút quân đơn phương chứ chưa nói rõ là quân đội Bắc Việt được quyền đóng ở lại. Thí dụ như cho tới ba tháng trước đó, ngày 25 tháng 1, trong kế họach Tám Điểm trước khi đi Bắc Kinh, Tổng Thống Nixon vẫn còn dùng lời lẽ mơ hồ nói về cuộc rút quân: Hoa Kỳ kêu gọi "các lực lượng ngọai nhập (hay 'nước ngoài'  foreign troops) rút khỏi Đông Dương". Từ ngữ "ngoại nhập" tuy là mơ hồ nhưng nó cũng có thể được giải thích là bao gồm cả quân đội Bắc Việt (nghĩa là từ bên ngoài xâm nhập vào Miền Nam Việt Nam).
Ngày 21 tháng 4, 1972, Kissinger nói với Brezhnev: "Chúng tôi có hai mục tiêu, thứ nhất là thể hiện một cuộc rút quân toàn bộ trong danh dự, và thứ hai là đặt để một khoảng thời gian giữa việc rút quân và tiến trình chính trị sau đó."
Như vậy, Hoa Kỳ lại gởi một thông điệp dứt khoát cho Hà Nội, lần này là qua ngả Moscow.
Sau chuyến đi này, Kissinger tháp tùng Nixon đi dự hội nghị thượng đỉnh ở Moscow. Trong dịp này, Kissinger tỏ ra rất cởi mở và đề cập tới một "tiến trình lịch sử" sẽ khai triển sau khi Mỹ rút quân. Ông hay thích dùng cụm từ "tiến trình lịch sử" hay "diễn biến" với ý nghĩa là để mặc cho người Việt Nam tự thương thảo với nhau theo nguyên tắc "dân tộc tự quyết" không có sự can thiệp của Mỹ.
Mời độc giả theo dõi tài liệu mới giải mật (2005) về cuộc đàm thoại giữa ông Kissinger và Ngoại trưởng Liên Xô Gromyko (15):


-issinger: "Người Việt miền Bắc là một dân tộc anh hùng và về bản thân rất quyến rũ. Mặc khác họ không muốn tin vào một tiến trình lịch sử. Họ muốn mọi việc đều được viết ra trên giấy trắng mực đen và ngay bây giờ... Tôi nghĩ rằng sự diễn biến tình hình còn quan trọng hơn là những sự thỏa hiệp. Nếu Bắc Việt khôn ngoan -tôi xin nói tình thật- thì giờ đây họ nên thỏa hiệp với chúng tôi và đừng tranh cãi từng chi tiết làm gì nữa, bởi vì một năm sau khi thỏa hiệp sẽ có một tình huống mới, một thực tế mới,... Nếu họ không muốn một... thỏa hiệp toàn diện, thì chúng ta hãy cứ thỏa thuận về một cuộc ngưng bắn, thỏa thuận về việc trao đổi tù binh, và chúng tôi sẽ rút hết quân, rồi để họ thương thảo với Miền Nam về một giải pháp chính trị. Khi đó chúng tôi sẽ cam đoan, ngoại trừ về kinh viện và quân viện, sẽ không nhứng tay vào nữa, chúng tôi sẽ giữ thái độ trung lập trong tiến trình lịch sử."
- Gromyko: "Đôi lúc cảm tưởng của tôi sau khi nghe Tổng Thống và Tiến sĩ Kissinger trình bày về lập trường chính thức của Hoa Kỳ là không thể để cho Việt Nam rơi vào tay một chính quyền Cộng sản hay Xã hội Chủ nghĩa. Điều này là một cái bóng che mờ những lời tuyên bố của các ngài. Có phải sự quan tâm chính yếu của các ngài chỉ là về tính cách của việc chính quyền hay không""
- Kissinger: "Đó là một câu hỏi hay, được đặt ra bởi những người biết suy luận. Điều chúng tôi muốn nói là chúng tôi sẽ không rút lui theo một cung cách để bào đảm cho Cộng sản chiến thắng. Tuy nhiên, chúng tôi sẵn sàng rút lui để không loại trừ một cuộc chiến thắng của Cộng sản, mặc dầu không có bảo đảm. Tôi không biết sự phân biệt này có ý nghĩa gì đối với ông Ngoại trưởng hay không... ngài hiểu ý chúng tôi muốn nói gì chứ""
Điều mà Kissinger muốn nhắn gửi Hà Nội đã rõ ràng: không bảo đảm nhưng cũng không loại trừ một cuộc chiến thắng của Hà Nội.
Đạo diễn những bước để quân đội Bắc Việt tiến vào Sàigòn.
Cũng theo tài liệu mới giải mật, khi đi Moscow về, trong hai ngày 21 và 22 tháng 6, 1972, Kissinger lại đi Bắc Kinh gặp Chu Ân Lai để nói rõ hơn về chính sách Hoa Kỳ đối với Miền Nam. (16)

* Ngày 21 tháng 6, 1972: Chỉ cần một thời gian vừa đủ:
Ông Kissinger nói với ông Chu:
"Tôi tin rằng nếu có một khoảng thời gian vừa đủ giữa lúc chúng tôi rút quân và những gì xẩy ra sau đó thì vấn đề gần như chắc chắn có thể khoanh gọn như chuyện nội bộ của Đông Dương. Điều quan trọng là phải có một khoảng thời gian hợp lý giữa thỏa hiệp ngưng bắn và một cơ hội hữu lý để thương thảo chính trị...
Lý luận của tôi là chúng tôi muốn đặt ra một khoảng thời gian giữa kết cuộc quân sự và kết cuộc chính trị. Không ai có thể tưởng tượng được rằng lịch sử sẽ kết thúc ở bán đảo Đông Dương với chỉ một cuộc ngưng bắn."

* Ngày 22 tháng 6, 1972:
Ba bước đi.
Ngay hôm sau, để đánh tan mọi nghi ngờ, Kissinger đã phác thảo một kịch bản theo đó Bắc Việt có thể toàn thắng. Mặc dầu Hoa Kỳ không thể tự mình làm cho điều ấy xẩy ra, nhưng ông nói không úp mở (giải mật ngày 26 tháng 5, 2006):
"Nếu do kết quả của diễn biến lịch sử mà chuyện đó xẩy ra trong một khoảng thời gian thì nếu chúng tôi sống được với chính phủ Cộng sản ở Trung Quốc, chúng tôi cũng có thể chấp nhận như thế ở Đông Dương."
Ông cũng nhắn qua ông Chu rằng Hoa Kỳ tôn trọng Hà Nội như một "thực thể thường trực" (permanent entity) và có thể là một "thực thể mạnh nhất" trong vùng. Ông thêm: "Và chúng tôi không có ý tiêu diệt hay thậm chí đánh bại họ."
Khi ông Chu hỏi vặn thêm cho rõ hơn, Kissinger thừa nhận rằng Mỹ có thể chấp nhận cho Cộng sản tiếm quyền bằng võ lực nếu điều này xẩy ra một thời gian khá lâu sau khi Mỹ đã rút lui:
"Nếu nội chiến xẩy ra một tháng sau khi có hiệp ước hòa bình để Mỹ rút quân và trao đổi tù binh thì Hoa Thịnh Đốn có lẽ sẽ coi đó là một mưu mẹo và sẽ quay trở lại...
Mặc khác, nếu Bắc Việt nghiêm chỉnh thương thảo với Nam Việt Nam và nếu sau một thời gian lâu dài chuyện đó xẩy ra sau khi chúng tôi đã không còn can dự nữa thì theo xét đoán của cá nhân tôi, có rất ít khả năng chúng tôi sẽ quay trở lại, rất ít khả năng."
Như vậy, kịch bản này có ba giai đoạn:
1- Ký kết một hiệp định để Hoa Kỳ triệt thoái trong danh dự;
2- Tôn trọng một khoảng thời gian giữa triệt thoái và sự sụp đổ sẽ xẩy ra (thời gian này phải   coi cho được   chứ không phải là một tháng); và sau đó,
3- Mỹ có thể chấp nhận một chính quyền Cộng sản ở Sàigòn.

* Cứ đổ cho Miền Nam bất lực là xong chuyện.
Tài liệu mới được giải mật vào tháng 6, 2006 cho ta thấy phần nào cách thức Kissinger đã dùng để thuyết phục Nixon vào màn chót trong thời gian mật đàm. Mời độc giả theo dõi cuộc đàm luận, tính toán giữa hai người tại Tòa Bạch Ốc ngày 3 tháng 8, 1972 (có ghi âm, xem bản in lại trong chương này):
- Nixon: [Nghe không rõ-các giọng nói trùng nhau] Cần phải có - nếu chúng ta có thể có những bảo đảm rằng họ không... anh biết đấy, xét về tiến trình chính sách ngoại giao, mặc dầu tôi muốn nói, anh phải - Henry, anh cũng phải biết rằng thắng cử là vô cùng quan trọng. Nó vô cùng quan trọng năm nay, nhưng liệu chúng ta có được một chính sách ngoại giao vững bền [nếu] một năm hay hai năm kể từ bây giờ Bắc Việt nuốt trọn Nam Việt" Đó đích thực là vấn đề.
- Kissinger: Nếu một hay hai năm kể từ bây giờ mà Bắc Việt nuốt trọn Nam Việt, chúng ta vẫn có một chính sách ngoại giao vững vàng nếu điều đó xem như là hậu quả của sự bất lực của Miền Nam. Nếu bây giờ mà chúng ta bán đứng (Miền Nam) ví dụ như trong vòng ba, bốn tháng, nếu như chúng ta đẩy ông Thiệu xuống - do chính bàn tay chúng ta -  tôi nghĩ rằng sẽ có (hậu quả và) - đến ngay bọn Tàu cũng không ưa như thế. Tôi muốn nói rằng tuy ngoài miệng họ vẫn nói là họ thích như thế.
- Nixon: Nhưng họ sẽ lo ngại.
- Kissinger: Ai cũng sẽ lo ngại điều đó. Và đối nội thì về lâu về dài, cái đó không có lợi cho mình bởi vì đối thủ của chúng ta sẽ nói rằng lẽ ra chúng ta đã phải làm chuyện đó từ ba năm trước.
- Nixon: Tôi hiểu.

* Rồi Việt Nam sẽ thành bãi hoang vu.
- Kissinger tiếp lời: "Vậy chúng ta phải tìm ra một công thức nào đó để làm cho yên bề mọi chuyện trong một hay hai năm, sau đó thì - một năm sau, thưa Tổng Thống, Việt Nam sẽ là một bãi hoang vu. Nếu chúng ta kết thúc được, ví dụ, trong tháng 10 này, thì đến tháng 1, 1974, chẳng ai cần đếch gì nữa." (xin lỗi độc giả nhưng phải dịch như vậy mới đúng tinh thần của câu nói: "So we got to find some formula that holds the thing together a year or two, after which - after a year, Mr President, Vietnam will be back water. If we settle ít, say, this October (1972), by January 74 no one will give a damn.")
- Nixon: "Chúng ta hãy hoàn toàn sắt máu trong chuyện này. Nếu đứng trên quan điểm trò chơi của chúng ta với Nga và Tàu mà xét vấn đề, trên quan điểm quản trị xứ sở này, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể, theo ý tôi, làm hầu như bất cứ điều gì, nói cho ngay, để bắt ép ông Thiệu. Hầu như bất cứ điều gì. Tôi đã đi tới kết luận như thế. Anh biết tôi muốn nói gì rồi..."
Nixon nhắc đi nhắc lại câu "hầu như bất cứ điều gì" như vậy chắc có ý nói là nếu cần thì có thể sẽ đảo chính, dẹp cả ông Thiệu đi cho xong. Làm sao ta có thể dung hòa được những ngôn từ tàn bạo trong cuộc đàm thoại giữa hai người như thế này với những lời lẽ cương quyết thúc giục ông Thiệu "Chúng ta phải tin vào nhau hoàn toàn." trong suốt thời gian có mật đàm (xem chương 14).
Thấy Nixon cứ lo lắng về hậu quả bỏ rơi Miền Nam đối với uy tín của Hoa Kỳ, Kissinger đã thuyết phục thành công: "Chúng ta phải tìm ra một công thức nào đó để làm cho yên bề mọi chuyện trong một hay hai năm sau, sau đó thì... chẳng ai cần đếch gì nữa."
Vì sao" Vì lúc ấy "Việt Nam sẽ chỉ còn là một bãi hoang vu."
Thào nào sau một ngày ký tắt vào bản hiệp định Paris và về tới Washington, Đổng lý Văn phòng Tổng Thống là John Erlichman gặp Kissinger đứng trước cửa văn phòng Lincoln trong Tòa Bạch Cung nên có hỏi:
- "Theo ông, Miền Nam VN có thể tồn tại được bao lâu nữa."
- "Tôi nghĩ rằng nếu họ may mắn thì được một năm rưỡi." Kissinger đáp.
Bốn năm sau lúc hạ màn, Kissinger vẫn còn ngang nhiên viết trong hồi ký - có thể vì lúc ấy (1979) tất cả mọi chuyện còn đang ém nhẹm, chưa có gì được giải mật:
"Chúng tôi đã đi tìm không phải chỉ một khoảng thời gian trước khi sụp đổ, nhưng một nền hòa bình lâu dài và danh dự."
NGUYỄN TIẾN HƯNG
(trích sách mới “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu” sắp phát hành)

Ghi chú:
(13) Richard Nixon, sđđ, trang 568-568
(14) Nguyễn Phú Đức, sđđ, trang 226
(15) Jeffrey Kimball, December 2003 Newsletter
http://www.shafr.org/newsletter/2003/december/kimball.htm, p.10
(16) Như trên
(17) Henry Kissinger, sđđ, trang 1470.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.