Hôm nay,  

Sổ Tay Thượng Đỉnh: Mà G20 Là Gì Vậy?

03/04/200900:00:00(Xem: 11776)

Sổ Tay Thượng Đỉnh: Mà G20 Là Gì Vậy"
Nguyễn Xuân Nghĩa

...tranh luận có vẻ kinh tế mà thực chất vẫn là chính trị...

Thượng đỉnh G20 đã họp xong tại London vào mùng hai.
Những quyết định của hội nghị sẽ được khai triển và tìm hiểu sau. Một câu hỏi thật ra cũng đáng chú ý: G20 là gì"
Chúng ta được nghe giải thích rằng nhóm G20 quy tụ các quốc gia có kinh tế mạnh nhất địa cầu. Sự thật có phải như vậy không, và G20 từ đâu ra, ai quyết định xem quốc gia nào được mời vào câu lạc bộ này"
Từ nguyên ủy, G20 thành hình là do vụ khủng hoảng tài chánh và kinh tế tại Đông Á năm 1997, với hậu quả lan rộng qua Brazil và Liên bang Nga vào năm 1998, rồi dội ngược về Hoa Kỳ, làm một quỹ đầu tư đối xung (hedge fund) lớn nhất của Mỹ bị phá sản. Đấy là cơn chấn động từ các nền kinh tế "tân hưng" - mới nổi lên - trong một khu vực nổi tiếng phát triển sung mãn tốt đẹp là Đông Á, làm nhóm G7 của các nước kỹ nghệ hoá phải giật mình lúng túng.
***
TỪ G6, G7, G8....
Các nước kỹ nghệ hoá đó đã có một cơ chế thảm khảo và phối hợp là nhóm G7, được Tổng thống Valérie Giscard d'Estaing của Pháp đề nghị thành lập năm 1975 sau vụ khủng hoảng dầu khí năm 1973.
Thành viên nhóm G7 gồm có - theo thứ tự ABC bằng Anh ngữ - Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh và Hoa Kỳ, và hàng năm vẫn họp thượng đỉnh luân phiên tại từng quốc gia hội viên theo một lịch trình nhất định. Quốc gia đăng cai tổ chức sẽ chọn đề mục và nghị trình và quyết định luôn về sự tham dự của các bộ liên hệ. Đây là một cơ chế có thẩm quyền phối hợp, với phiên họp định kỳ của các Tổng trưởng Tài chánh và Thống đốc Ngân hàng Trung ương để chuẩn bị hồ sơ cho Thượng đỉnh, là phiên họp của cấp lãnh đạo.
Từ năm 1997, Anh và Hoa Kỳ trong nhóm G7 chính thức mời thêm lãnh đạo Liên bang Nga tham dự một thượng đỉnh gọi là G8. Nhưng G8 không là cơ chế phối hợp về kinh tế tài chánh và Liên bang Nga không có nền kinh tế đứng hạng thứ tám của thế giới. G8 chỉ có thượng đỉnh và là diễn đàn thảo luận về an ninh chính trị hơn là về kinh tế tài chánh.
Thêm một chi tiết rắc rối: ngay từ đầu (1975), cơ chế G7 này chỉ có sáu nước cộng thêm Liên hiệp Âu Châu là một tổ chức đa quốc nhưng không có quyền tổ chức và không định ra nghị trình. Năm sau, Canada mới được Hoa Kỳ và Đức mời tham dự và trong các phiên họp cấp lãnh đạo của G7, ta thấy... chín người tham dự, vì có Chủ tịch Hội đồng Âu Châu (cơ chế hành pháp của Liên Âu) và Chủ tịch Luân phiên mỗi sáu tháng của Liên Âu (nay đang là Cộng hoà Tiệp).
Ngoài ra, lãnh đạo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) cũng tham dự các hội nghị của G7 và thường phối hợp tổ chức hội nghị thường niên với G7. Do đó ta mới thấy nhiều hội nghị kinh tế tài chánh liên tiếp của IMF, WB và G7 trong một tuần.
Nói tóm lại G7 là câu lạc bộ "nhà giàu" của bảy đại gia kinh tế có tham vọng quyết định về chuyện áo cơm của thế giới.
Thế rồi khủng hoảng tài chánh bùng nổ tại Thái Lan năm 1997 đã gây khủng hoảng kinh tế cho Thái, Mã Lai Á, Phi Luật Tân, Nam Dương và Nam Hàn rồi lan rộng ra thế giới. Vì vậy, G7 quyết định phải mở rộng diễn đàn cho các nước khác tham dự. Quyết định ấy cho thấy là thế giới đã đổi thay, thất hùng không thể đơn phương giải quyết thiên hạ sự....
***
ĐẾN G22, G33 VÀ G20
Quyết định ấy khởi sự thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái bình dương APEC, vào tháng 11 năm 1997 họp tại Vancouver. Quốc gia đăng cai tổ chức thượng đỉnh APEC là Canada đã cùng Đức đề nghị mở rộng sự phối hợp. Tổng trưởng Tài chánh Canada - sau này là Thủ tướng - Paul Martin đã vận động rất mạnh cho việc đó.
Trước khi hội nghị G20 triệu tập lần đầu, năm 1999, thì các nước đã có các phiên họp cấp Tổng trưởng Tài chánh của nhóm G22 vào năm 1998 hay G33 vào năm 1999. Các kỳ họp cấp Tổng trưởng của G20 chỉ được định chế hoá về sau, nhất là khi Hội nghị của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO do Tổng thống Bill Clinton chủ tọa tại Seattle (cuối tháng 10 và đầu tháng 11, 1999) bị biểu tình phá hoại.
Theo thói quen mị dân, khi ấy ông Clinton ra vẻ thông cảm với đám biểu tình nên họ được thể làm già. Kể từ đấy, mỗi hội nghị quốc tế đều có cảnh biểu tình đập phá mà người ta cứ gọi chung là của phong trào chống toàn cầu hóa.
Sự thật nó rắc rối hơn.
Những người biểu tình là một tập hợp đa diện và hỗn tạp: chống toàn cầu hoá, chống kinh tế thị trường, thân cộng sản (cờ đỏ), đề cao chủ nghĩa vô chính phủ (cờ đen), các tổ chức bảo vệ môi sinh (cờ xanh lục), các hội đấu tranh cho nữ quyền (cờ hồng), đòi xoá nợ giảm lãi cho nước nghèo, các nhóm phản chiến, chống Mỹ, bảo vệ quyền phá thai hay hôn nhân đồng tính (cầu vồng màu ngũ sắc), bảo vệ quyền lợi các nước nghèo, chống khai thác lao động thiếu nhi, v.v...
Nhiều đòi hỏi có thể là chính đáng của dân biểu tình đã bị dìm trong động loạn vì những tay phá hoại chuyên nghiệp và sự phụ họa của du đãng, thổ phỉ. Với sự xuất hiện của Internet và điện thoại di động, các nhóm biểu tình có khả năng huy động rất nhanh và rộng rãi, nên trở thành vấn đề - như chúng ta đã thấy tại London.
Thất hùng kinh tế của thế giới bị đẩy trước một loạt vấn đề mới: 1) sau khi chủ nghĩa cộng sản cáo chung và Liên Xô sụp đổ, kinh tế thị trường hay tự do mậu dịch không tạo ra phép lạ mà lại có thể gây kh ủng hoảng, 2) các nước tân hưng đã có sức nặng kinh tế lớn hơn và muốn tham gia vào diễn đàn quốc tế, khi mà 3) những bế tắc của WTO lại xuất phát từ phản ứng bảo hộ mậu dịch về canh nông của Hoa Kỳ và Liên Âu. 
Nhóm G20 đã thành hình trong bối cảnh đó, và tổ chức các phiên họp định kỳ ở cấp Tổng trưởng chứ chưa là "Thượng đỉnh".
***
G20 GỒM NHỮNG AI"
Quả như vậy, nhóm G20 đã họp lần đầu tại Berlin vào năm 1999 và qua chín kỳ họp thì mới tiến tới thể thức "thượng đỉnh" vào ngày 15 tháng 11 năm ngoái, với sự tham dự của các nguyên thủ quốc gia. Trước đó, G20 chỉ có hội nghị cấp Tổng trưởng mà thôi.


Năm ngoái, G20 họp thượng đỉnh là do sáng kiến của Tổng thống Nicolas Sarkozy của Pháp. Trong cơn khủng hoảng tài chánh, ông Sarkozy muốn nâng cấp thảo luận về một kiến trúc tài chánh mới cho toàn cầu - tương tự như hệ thống Bretton Woods đã ra đời năm 1944 tại Mỹ, bị Richard Nixon khai tử năm 1971 và thoát xác thành hệ thống Bretton Woods II.
Lần đầu ra mắt, thượng đỉnh G20 là do Tổng thống Bush chủ tọa tại Thủ đô Hoa Kỳ sau khi Nghị sĩ Barack Obama đã đắc cử. Chúng ta có thượng đỉnh G20 kỳ này cũng ra đời trong cái trớn của một cuộc khủng hoảng, tương tự như các cơ chế G7, G8...
Những quốc gia nào được mời vào nhóm G20"
Ban đầu, nhóm G7 đưa ra một số tiêu chuẩn để mở rộng khuôn khổ từ bảy nước kỹ nghệ sang gần hai chục nước khác. Tiêu chuẩn ấy là sức nặng kinh tề VÀ khả năng góp phần ổn định kinh tế toàn cầu. Như vậy, không chỉ có sản lượng mới là đáng kể mà còn nhiều yếu tố khác.
Theo thống kê kinh tế của Ngân hàng Thế giới năm 2007 - trước cơn khủng hoảng - thì thứ  tự của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới gồm có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc, Anh, Pháp, Ý Đại Lợi, Tây Ban Nha (Spain), Canada, Brazil, Liên bang Nga, Ấn Độ, Nam Hàn, Mễ Tây Cơ, Úc Đại Lợi, Hoà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey), Bỉ, Thụy Điển và Nam Dương.
Trong khi ấy, danh sách hội viên G20 kèm theo thứ tự về sản lượng GDP của năm 2007 lại là: Hoa Kỳ (1), Nhật Bản (2), Đức (3), Trung Quốc (4), Anh (5), Pháp (6), Ý (7), Canada (9) -nghĩa là Tây Ban Nha hạng bảy không có mặt-, Brazil (10), Nga (11), Ấn (12), Nam Hàn (13), Mễ  (14), Úc (15), Thổ (17) -nghĩa là Hoà Lan hạng 16 phải nhường chỗ-, Nam Dương (20) - tức là Bỉ hạng 18 và Thụy Điển hạng 19 bị đầy ra ngoài-, Saudi Arabia (24), Nam Phi (28) và Argentina (30). Sau cùng, Liên hiệp Âu Châu là thành viên thứ 20 với chức năng đại diện cho cả khối và nhất là bốn nước Âu Châu bị gạt ra ngoài là Tây Ban Nha, Hoà Lan, Bỉ và Thụy Điển.
Chi tiết trên rất có ý nghĩa và nếu tìm hiểu thì ta mới rõ nội dung mục đích của nhóm G20.
Thứ nhất, nhóm G7 muốn mở rộng tầm tham khảo và phối hợp, nhưng không quá rộng, vì vậy bốn đại gia kinh tế Âu Châu nói trên đã không được mời và hiện diện gián tiếp nhờ Liên Âu. Thứ hai, việc tham khảo, phối hợp rồi thực thi nghị quyết của nhóm G20 phải toả rộng ảnh hưởng ra từng khu vực.
Đấy là lý do vì sao 12 quốc gia ngoài nhóm G7 ban đầu lại có những tiêu chuẩn tham dự khác, và nhiều xứ có khi tham dự trong tinh thần... "vang bóng một thời" (là Argentina, hạng 16 năm 1999 rồi mới vừa gia nhập thì bị khủng hoảng, tuột dốc và nay rớt xuống hạng 30 rồi 32!)
Còn lại, quốc gia hội viên nào cũng có vẻ như có lý do chính đáng.
Úc Đại Lợi đứng hạng 15 và còn là một xứ Tây phương nhất của Đông phương, lại có ảnh hưởng mạnh trong khu vực Thái-Á (Á châu Thái bình dương). Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil đều xứng đáng có mặt vì sức nặng kinh tế, vì dân số và vì tích cực tranh đấu trong khuôn khổ WTO. Mễ Tây Cơ xứng đáng vì đứng hạng 11 về sản lượng kinh tế và còn là thành viên của Thỏa ước Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ NAFTA với Canada và Hoa Kỳ.
Nam Dương mấp mé ở hạng 20 nhưng có lý do chính đáng vì là nạn nhân nặng nhất của vụ khủng hoảng Đông Á, có dân số hạng tư địa cầu và dân số Hồi giáo đông nhất thế giới - và nay vẫn là cường quốc kinh tế Đông Nam Á hơn hẳn Thái Lan hay Mã Lai Á (Malaysia). Nam Hàn cũng có lý do chính đáng vì là nền kinh tế thứ 13 (năm 1999 và 2007) và lại bị chấn động trong vụ khủng hoảng Đông Á.
Liên bang Nga thì chỉ đứng hạng 22 mà vẫn được mời vì lý do an ninh chiến lược, nạn nhân vụ khủng hoảng Đông Á và nay đã lên tới hạng 11 nhờ dầu thô lên giá. Cũng vì lý do an ninh chiến lược, dù đứng hạng 25 về kinh tế vào năm 1999, Saudi Arabia vẫn được mời: vương quốc này sản xuất nhiều dầu thô nhất thế giới và có tiếng nói (ôn hoà, thân Tây phương) đáng kể nhất trong khu vực Trung Đông.
Sau cùng, có Thổ Nhĩ Kỳ đứng hạng 20 về kinh tế năm 1999 (và hạng 17 năm 2007) cũng đáng gia nhập vì có cơ chế chính trị dân chủ trong khối Hồi giáo và thời đó còn đang muốn gia nhập Liên hiệp Âu Châu. Còn lại là Nam Phi, đứng hạng thấp nhất (29 năm 2999 và 28 năm 2007) nhưng là cường quốc kinh tế mạnh nhất Phi châu da đen nên cũng được gia nhập để phát huy ảnh hưởng cho cả lục địa.
Nhân đó, cần nói rằng Ai Cập (Egypt) cũng muốn bước vào câu lạc bộ này nhưng dù nằm tại Phi Châu thì vẫn được các nước coi là một quốc gia Hồi giáo Trung Đông. Và đã nhắc tới các trường hợp bấp bênh đó, ta nên nghĩ đến Đài Loan hay Iran hay Niger. Đài Loan bị Trung Quốc chặn cửa; Iran bị Hoa Kỳ ngăn cản; với sự vỗ tay cổ võ của Hoàng gia Saudi; xứ Niger thì chưa đủ nặng ký so với Nam Phi và từ 1999 đến nay còn tự gây họa cho mình nên ngày càng lụn bại...
Khi điểm lại danh sách đó của G20, ta thấy rằng nhóm này sẽ không sớm thay đổi thành phần gia nhập và cơ chế hiện hành có phản ảnh vai trò kín đáo mà rất mạnh của các nước Âu Châu (với bốn thành viên Anh, Đức, Pháp, Ý, chưa kể Liên Âu). Ngược lại, mâu thuẫn về an ninh và chiến lược giữa Hoa Kỳ và Liên bang Nga cũng gián tiếp chi phối cơ chế G20, phản ảnh qua nhiều cuộc tranh luận có vẻ kinh tế mà thực chất vẫn là chính trị. Khi các nước Âu Châu lại muốn thoả hiệp với Liên bang Nga thì Hoa Kỳ tất bị thất thế.
Là chuyện chúng ta vừa chứng kiến sau khi thượng đỉnh G20 kết thúc... Quyết định của G20 là tăng vốn cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF (thêm 500 tỷ đô la, chưa kể thêm 250 tỷ cho quyền đặc trích "Special Drawing Rights), cho Ngân hàng Thế giới (100 tỷ) và các Ngân hàng Phát triển cấp khu vực (100 tỷ) và tăng cường kiểm soát hệ thống tài chánh và ngân hàng (là quan điểm của Pháp và Đức). Việc tăng chi của Tổng thống Obama đã ra ngoài lề.
Nhưng sổ tay đã quá dài, nên xin hẹn kỳ khác!...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.