Hôm nay,  

Nhân Vật Huế Tết Mậu Thân

21/02/200800:00:00(Xem: 5881)

Nhân dịp sách mới “Giải Khăn Sô Cho Huế” vừa được phát hành, xin trích đăng lại những chuyện liên quan tới cuốn sách. Gồm hai trích đoạn trong “Hồi Ký Nhã Ca” và nguyên văn cuộc phỏng vấn của đài RFI , trong đó nhân vật Hoàng Phủ Ngọc Tường lên tiếng về cuộc tàn sát tại Huế Tết Mậu Thân và sách “Giải Khăn Sô Cho Huế”.

Nhã Ca Hồi Ký:

Nhân Vật Mậu Thân

. . . Một lần nhân vật Mậu Thân trong "Giải Khăn Sô Cho Huế" gặp tác giả, ngay tại ngôi nhà 142 Đồng Khởi. Khi anh ta bước vào, một tay ôm cái cặp da, một tay cầm cái hộp giấy. Thấy anh ta lớ ngớ, không chịu ngồi vào bàn, tôi bước ra.

"Chị không nhận ra tôi há, chị Vân""

Giọng Huế đặc, lại gọi đúng tên cúng cơm của tôi nữa. Bạn cũ ngày thơ, hay kẻ quen biết" Nhìn kỹ. Anh ta cao, gầy nhom, má hóp, mắt sâu hoắm. Không nhớ. Lắc đầu. Cười vậy.

"Xuân đây. Nguyễn Đắc Xuân. Huế nì."

Vẫn không nhận ra nét quen thuộc nào.

Nguyễn Đắc Xuân, được biết tới cạnh Hoàng Phủ Ngọc Tường từ thời sinh viên tranh đấu sau 1963, người mê nhạc Phạm Duy, tác giả bài thơ "Để lại cho em" được phổ nhạc thành Tâm Ca. Sau khi bỏ ra khu theo Cộng Sản, hồi Mậu Thân, anh ta trở về Huế, ngồi xử trong những phiên tòa chôn người. Hiện nay, nghe đâu đang là nhân vật văn hóa, Tổng thư ký cả cái hội lẫn tờ báo văn nghệ gì đó ngoài Huế.

Anh ta đổi khác nhiều quá, hình như đã mất hết cái nồng nhiệt, hăng hái của thời kỳ tranh đấu. Eo xèo. Mệt mỏi.

Tôi nhớ cô bạn thân, mới đó, chiều nào còn dặn đi dặn lại: "Hắn đòi treo cổ mi. Đừng có về Huế." Trong cái cặp da kia, cái hộp giấy kia, có gì mà anh ta ôm khư khư vậy"

Đành nhìn thẳng vào mặt nhân vật một thời:

"Anh có mang sợi dây theo không""

"Sợi dây""

Mắt anh ta mở dấu hỏi. Tôi cười:

"Sợi dây thừng để treo cổ chớ chi nữa. Nghe anh tuyên bố sẽ treo cổ tôi ở Huế. Tôi bận quá, không ra Huế được, bắt anh phải vô tận đây. Không có sợi dây thừng, lấy gì mà treo""

Chắc nhớ chuyện cũ rồi, anh ta cười xuề xòa:

"Thôi mà. Chị Vân. Nãy giờ tôi đi qua đi lại mấy lần, muốn vô thăm chị. Tôi đứng ở quầy bánh trước nhà, mua mấy cái bánh, rồi mới vô. Chị khỏe không""

"Anh thấy đó. Tôi như thế này đây, thì vẫn..."

Liếc xéo qua rạp Măng Non, đang chiếu phim "Vụ Án Hồ Con Rùa". Tấm áp phích quảng cáo có hình Tú Dung, đóng vai tôi trong truyện mặt mày sắc cạnh, ăn mặc diêm dúa. Cũng đã có lần, tài tử đóng nhân vật trong phim cũng đã tới đây, làm khách hàng. Bà ta ngồi ở góc kia kìa, theo dõi cử chỉ của tôi, từ bước đi, thế đứng. Tôi có tặng bà ta mấy nụ cười thân ái.

"Chị buôn bán có đủ sống không, chị Vân""

"Nếu khách nào cũng như anh thì khó sống."

Mặt anh ta nghiêm lại. Vào vấn đề chính rồi chắc" Anh ta kéo ghế, tự động ngồi xuống. Cặp da và hộp giấy đặt trên bàn.

"Chị ngồi xuống đi. Hôm nay tôi tới đây là để thăm chị. Chỉ để thăm chị."

"Cám ơn, cà phê nghe""

"Xin chị cho tôi một ly đen. Cho phép tôi mời chị một ly""

Không còn hình ảnh Đắc của Mậu Thân nữa. Anh ta ngồi, hiền lành, hình như còn đôi chút bối rối,  ngượng nghịu. Vẫn má hóp, trán nhăn, tóc bạc, anh ta đang yên lặng, chờ.

"Lại phải cám ơn anh nữa. Tôi đã bán hàng, lấy tiền, còn được uống. Tôi có ly của tôi."

Tôi ngồi xuống. Anh ta mở cái hộp, bên trong có mấy cái bánh ngọt.

"Tôi mời chị. Mọi chuyện cũ, coi như không có gì hết. Chị Vân, bỏ đi."

Anh ta lại cười, có vẻ thân thiện. Bỏ đi" Chừng đo hầm chôn sống người hồi tết Mậu Thân, hàng ngàn người tắm máu, là chuyện đã cũ, coi như không có gì đáng bận tâm nữa"

Thấy ánh mắt tôi ngó, anh ta có vẻ hiểu ra điều gì, nói:

"Chị đừng hiểu khác, chị Vân nờ. Tôi tới đây là để thăm chị, một người Huế tới thăm một người Huế. Chúng ta chỉ là người Huế, phải làm gì cho Huế, chị."

"Anh đã làm rồi. Còn muốn làm thêm nữa""

Anh ta sẽ giận" Không. Thái độ anh ta có vẻ bình tĩnh, chịu đựng. Hình như anh ta có nhiều thay đổi ở ánh mắt, và giọng nói, tha thiết hơn, khi nhắc tới Huế. Tại sao tôi tin vậy" Anh ta lôi trong cặp da ra ba bốn tờ báo.

"Chị có đọc tờ Sông Hương không""

Gần đây, tôi có đọc. Gật đầu.

"Tôi muốn mời chị về lại với Huế. Mời chị viết."

Anh ta nói, thình lình, bất ngờ. Tôi chưng hửng. Tơ báo trên tay anh ta đưa về phía tôi. Tôi không đưa tay lấy.

"Anh có nói đùa không""

Vẫn nghiêm trang:

"Không, chị Vân. Tôi rất thành thực đến gặp chị, mời chị cộng tác với tờ Sông Hương, tờ báo của Huế mình."

"Tôi sẽ viết. Nhưng không phải bây giờ."

"Răng rứa""

"Anh biết rồi mà."

"Tôi không nghĩ vậy, chị Vân. Mình chỉ viết về Huế, cho Huế, không dính gì chính trị ở trong đó hết."

Tôi cười lớn. Rồi nói một hơi:

"Anh Xuân à, tôi là một người đàn bà tầm thường.Về chính trị, đốt đặc. Nhưng nhà nước các anh tinh vi và đa nghi lắm, chắc không giản dị như anh đâu. Viết về Huế, phải tả cảnh tả tình. Ví dụ như tôi viết tả cảnh lầu thu, mấy ông công an nói lái lại thành thù lâu. Tên nhân vật tên là Thu Huyền thì mấy ông đánh vần tiếp thành "thu huyền thù". Và chắc anh, đôi khi viết cũng còn dò từng chữ, lái đi lái lại màvẫn không yên tâmà."

Anh ta nhìn tôi, lắc đầu. Tôi biết anh ta lắc đầu cho chính anh ta nữa. Anh ta đã thành một người cộng sản hoàn toàn" Tôi đo lường. Còn một chút Huế không" Anh ta cứ nói về Huế mãi.

Câu chuyện rồi cũng vui dần. Có một lúc nào đó, hình như tôi còn thấy thấp thoáng tâm hồn anh sinh viên Huế mê ca khúc Phạm Duy, làm thơ phản chiến ngày nào. Được vậy, sau bao nhiêu "chiến công" ma anh ta đã theo đuổi, chẳng hiểu với anh ta là điều đáng mừng hay đáng giận!

Tôi không ăn bánh anh ta mua, và tính tiền ly cà phê anh ta uống với giá phải chăng.

"Tôi sẽ trở lại thăm chị."

Anh ta nói khi từ giã. Tôi cười. Hiểu rằng anh ta đã phải "phấn đấu" lắm, khi tới thăm một người anh ta đã từng tuyên bố treo cổ.

Tôi không gặp lại anh ta. Hai năm sau, Từ ra khỏi trại tù. Một hôm đi về kể vừa gặp một người ngoài đường. Anh ta gọi, quay lại, không nhận ra. Lại giới thiệu: "Nhân vật của bà Nhã Ca đây mà." Vẫn chưa nhớ ra. Xưng tên đầy đủ: Nguyễn Đắc Xuân. Có nói chuyện với nhau không" Từ nói có. Anh ta còm cõi, tội nghiệp, nhưng trò chuyện vui vẻ, hòa nhã.

. . .

 

Hoàng Phủ Ngọc Tường là Chủ Tịch Hội Văn Nghệ Bình Trị Thiên, sếp lớn của Nguyễn Đắc Xuân. Tôi nhớ.  Sài Gòn. Một hai lần gì đó đã gặp Tường. Lần Từ ở tù về, Tường cũng ghé lại. Đứng ở bậc cấp thềm nhà, muốn bắt tay. Tôi đứng yên. Nhà cửa đang lúc bán buôn lộn xộn, không tiện mời vào.

"Mừng chị, nghe tin anh Từ về."

"Vâng."

"Anh khỏe không" Mong anh Từ chóng bình phục lại."

"Vâng."

Chẳng còn gì để nói nữa. Anh ta chào. Thói quen, lại tính đưa tay bắt.

Lần khác, nhờ người quen hẹn trước, muốn tới thăm. Tôi bận việc lo giấy tờ xuất cảnh. Từ tiếp. Kể lại: Chỉ thăm hỏi, nhắc lại kỷ niệm cũ. Kỷ niệm giữa đàn ông với nhau, tôi không tò mò hỏi thêm. Từ nói tiếp: "Tường bảo em tệ. Mấy lần Tường ghé tới, em không muốn tiếp." Cũng có thể là một lời trách của Từ.

Mấy bữa sau, họp mặt kỷ niệm thành hôn của cặp vợ chồng Nguyễn Văn Cư - Đặng thị Tám, tôi lại có dịp gặp thêm một nhân vật Mậu Thân khác của Huế.

Anh Cử từng là phi công VNCH, từng ném bom Dinh Độc Lập, em trai anh Nguyễn Văn Năng, một đồng nghiệp cũ của chúng tôi ở Đài Phát Thanh. Thân phụ anh, cụ Nguyễn Văn Lực, là một nhân sỹ Việt Quốc nổi tiếng, hiện đang trong nhà tù Cộng Sản. Trước khi bị bắt, có lần cụ Lực cho tôi một đôi giầy bốt đờ sô mới tinh, nhất định bắt phải gửi lên trại tù cho Từ.

Cô bạn Tám là luật sư, từng xuất hiện trong các đám biểu tình sôi nổi cạnh linh mục Trần Hữu Thanh, thời Ủy Ban Chống Tham Nhũng trước 1975, xuống đường lên án gia đình Tổng Thống Thiệu.

Cả chàng lẫn nàng đều nổi tiếng, vừa tài giỏi vừa giàu có. Tiệc kỷ niệm thành hôn tổ chức ở một câu lạc bộ thể thao bên bờ sông Bình Lợi êm ả. Bàn ăn ngoài trời, tân khách dập dìu. Chúng tôi tới chậm.Chưa yên chỗ, có ông trung niên ghế bên cạnh cười cười:

"A, chị Nhã Ca, nhân vật chào tác giả."

Nữ chủ nhân đứng bên cạnh chú thích giùm:

"Anh Lê Văn Hảo, thị trưởng Huế hồi Mậu Thân, nhân vật của bồ đấy."

Thì ra ông ta. Sơ mi trắng. Nho nhã. Lịch sự. Bao nhiêu hầm xác người hồi Mậu Thân. Sao nụ cười của ông ta vẫn thanh thản, dễ mến được vậy"

Câu chuyện tiếp tục bên bàn ăn vui vẻ. Anh Hảo sau đó còn ghé thăm chúng tôi vài lần. Trong trò truyện, đôi bên không nhắc tới chuyện cũ, nhưng co lần chúng tôi bảo nhau: Hình như ông ta có điều gì muốn nói.

Mấy tháng sau, lúc chúng tôi sắp sửa rời Việt Nam, vị cựu thị trưởng Mậu Thân lại từ Huế vào, tới thăm, mang theo gói mè xửng làm quà và một tập thơ nhỏ: "Cái Chuông Vú" của con gái Hoàng Phủ Ngọc Tường, cháu bé Hoàng Dạ Thi, in trang trọng, với Đinh Cường vẽ bìa, Bé Ký minh họa.

Lật ra, trang đầu, có nét chữ đề tặng của Tường dành cho chúng tôi. Bìa sau, chân dung cháu bé thi sĩ do chú Đinh Cường "nhớ và vẽ."

Cháu bé thi sĩ của Tường có lối nói thơ thật dí dỏm, dễ thương. Không chỉ dễ thương, cháu còn thông minh quá đi chớ. Chính anh Lê Văn Hảo đã chỉ cho tôi đọc bài "Mở cửa ra".

"Mở cửa ra cho sáng bầu trời

Mở cửa ra cho sáng ba

Mở cửa ra"

Đúng là cô bé thi sĩ nói được thành thơ điều mong ước cho cha mẹ em.

Mới đây, lúc nghe tin anh Lê Văn Hảo có cơ hội chính thức xin tị nạn tại Pháp, tôi bỗng nhớ câu thơ của cô thi sĩ bé con.

"Tác giả mừng nhân vật tìm lại được tự do."

Sau khi đọc bài phỏng vấn, đăng trên báo Quê Mẹ, Paris, trong đó, anh Hảo lên án tội ác Mậu Thân của Cộng Sản tại Huế, tôi viết mừng anh vậy.

Trên đất nước chúng ta, hiện còn bao nhiêu người đã tỉnh hẳn cơn mê muội của họ với chủ nghĩa và nhà nước Cộng Sản, nhưng vì hoàn cảnh, họ chưa có điều kiện để làm như anh Hảo.

"Mở cửa ra cho sáng bầu trời."

Ước mong câu thơ của cháu bé thi sĩ tiên tri sớm thành sự thật.

(Trích NHÃ CA HỒI KÝ)

2. Hoàng Phủ Ngọc Tường nói về biến cố Mậu Thân và “Giải Khăn Sô Cho Huế”

Thụy Khuê là môt nhà nghiên cứu và phê bình văn học nổi tiếng. Bà sinh năm Giáp Thân, 1944, tại Hải Hậu, Nam Định. Từ Saigon, sang Pháp du học từ thời còn chiến tranh Việt Nam và định cư tại Paris, Pháp. Khởi viết tiểu luận văn học từ 1985; Tác phẩm đã xuất bản: Sóng Từ Trường (tiểu luận, phê bình, Văn Nghệ 1998). Hiện cộng tác với đài RFI (radio France Internationale),  Thuỵ Khuê đã có nhiều tiếp xúc với các học giả, văn nghệ sĩ của Hà Nội khi họ  tới Paris. Toàn văn cuộc phỏng vấn hiện sau đây hiện phổ biến tại địa chỉ online: http://thuykhue.free.fr/

tk97/nchpngoctuong.html;

Xin phép Thụy Khuê- RFI được trích đoạn phần liên hệ câu chuyện.

Thụy Khuê (TK): Thưa anh Hoàng Phủ Ngọc Tường, đây là lần đầu tiên anh đến Pháp" Lý do gì đã khiến anh được đi" Xin anh cho biết cảm tưởng của anh.

Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT): Đúng là lần đầu tiên tôi tới Pháp. Tôi sang Pháp qua cửa ngõ của nước Đức, ở đấy tôi đã nhận được sự bảo trợ của hiệp hội Schmitz Stiftung để đi dự tuần Việt Nam của tổ chức "Chung Một Thế Giới" ở thành phố Freiberg. Tiếp theo tôi đi dự hội thảo Euro-Việt III tại Amsterdam. Và sau đó tôi sang Pháp chơi. Ấn tượng mạnh nhất của tôi sau gần một tháng lãng du bên Tây là như thế này: Trước mắt tôi là một cuốn sách mà tưởng chừng như tôi đã biết hết mọi cái ở trong đó, nhưng chính lúc này tôi lại đang giở ra những trang đầu. Cuốn sách đó tên gọi là Châu Âu.

TK: Thưa anh, nhân dịp này xin hỏi anh một vài vấn đề liên quan đến biến cố Mậu Thân ở Huế mà từ bao nhiêu năm nay, anh đã bị một số dư luận xem như anh có dính líu vào, hoặc anh là một trong những "thủ phạm" vụ Mậu Thân. Trước hết, xin anh cho biết: Mọi việc thực sự đã xẩy ra như thế nào"

HPNT: Hàng chục năm nay, mỗi năm cứ tới dịp 30 tháng 4, hoặc dịp Tết thì nhiều tờ báo hải ngoại lại đưa tên tôi ra làm con vật tế thần, bằng cách nói đi nói lại, y như thật, rằng tôi là một tên đồ tể Mậu Thân ở Huế. Thực ra thì đó là một sự bịa đặt, mang ý định vu khống hoàn toàn. Sự thực là tôi đã từ giã Huế lên rừng tham gia kháng chiến vào mùa hè năm 1966, và chỉ trở lại Huế sau ngày 26 tháng 3 năm 1975. Như thế nghĩa là trong thời điểm Mậu Thân 1968, tôi không có mặt ở Huế. Sau năm 1975, ít ra là đã có ba tài liệu sau đây xác nhận rằng tôi không có mặt ở Huế hồi Mậu Thân:

1. Nhiều người hay nhớ lõm bõm bài trả lời phỏng vấn của anh Lê Văn Hảo trên báo Quê Mẹ, xuất bản ở Paris, để buộc tội tôi. Thực ra thì trong bài này, tôi đã đọc kỹ, thấy anh Hảo nói rất đúng rằng, hồi Tết Mậu Thân, cả anh Hảo và tôi đều đang ở trên một vùng núi, cách xa Huế gần 50 cây số, và không hề có chuyện tôi về Huế để giết người.

2. Bài viết của anh Đặng Tiến đăng trên báo Thông Luận, Paris, trong đó Đặng Tiến dẫn chứng nhiều nguồn tư liệu đã công bố ở trong nước, do nhiều nhân vật khác nhau cung cấp, bác bỏ những lời lẽ xảo ngôn lệnh sắc trên báo Thông Luận buộc tội tôi về chuyện giết người ở Huế trong năm Mậu Thân.

3. Trong cuốn Giải Khăn Sô Cho Huế, của Nhã Ca in sau biến cố Mậu Thân, tác giả cũng nói rằng: Phủ (tức là tôi), không về Huế, và nếu có về thì chắc cũng không giết người. Tôi thành thật cảm ơn chị Nhã Ca đã dành cho tôi điều nhìn nhận khách quan rất quan trọng này, dù trong cảnh tượng máu lửa hỗn quan hỗn quân của Huế Mậu Thân. Đã không có mặt ở Huế thì làm sao tôi -Hoàng Phủ Ngọc Tường- lại có thể làm cái việc ghê gớm gọi là "đồ tể" Mậu Thân ở Huế được"

TK: Như vậy thì anh đã làm gì trong thời gian Tết Mậu Thân" Anh ở đâu" Anh làm những chức vụ gì"

HPNT: Có một tổ chức chính trị của các lực lượng đấu tranh của phong trào Huế ra đời trong bối cảnh xuân Mậu Thân, ấy là Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Hòa Bình Thành Phố Huế, do anh Lê Văn Hảo làm Chủ tịch, Hòa Thượng Thích Đôn Hậu và bà Nguyễn Đình Chi làm Phó chủ tịch. Với tư cách Tổng thư ký, tôi luôn luôn có mặt bên cạnh các vị kể trên để làm công tác chính trị của Liên Minh, tuyệt nhiên không dính líu gì đến chuyện nhúng tay vào máu ở Huế. Trụ sở chiến dịch của Liên Minh là một địa đạo Trường Sơn, thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, Huế. Trụ sở này, đã được mô tả đầy đủ trên báo Lao Động, ở trong nước cách đây hai tháng.

TK: Nhìn từ phía những dữ kiện lịch sử mà anh nắm bắt được, diễn biến Mậu Thân đã xẩy ra trong một trình tự như thế nào"

HPNT: Huế Mậu Thân đã xẩy ra cách đây gần 30 năm. Sách vở, tài liệu đã được công bố từ nhiều phía của cuộc chiến, khá đầy đủ, có thể làm cơ sở cho những phân tích khoa học để giải phẫu một cuộc chiến mà thật ra, không thể đơn giản tách riêng ra trong biến cố Mậu Thân. Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng. Nhưng tôi tin rằng đây là một sai lầm có tính cục bộ, từ phía những người lãnh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế, chứ không phải một chính sách toàn cục của cách mạng. Bởi vì tình trạng giết chóc bừa bãi như vậy, đã không xẩy ra ở những địa phương khác trong Mậu Thân, ngay cả trên một địa bàn rộng lớn với tình trạng xen kẽ giữa những lực lượng đối địch rất phức tạp như ở Sài Gòn thời ấy.

TK: Vậy, theo anh, ai trách nhiệm những thảm sát ở Huế"

HPNT: Tôi không đủ thẩm quyền để phán xét bất cứ cá nhân nào. Xin trích dẫn theo trí nhớ một ý tưởng trong hồi ký của chính ông Lê Minh, tư lệnh chiến dịch Huế Mậu Thân: Dù bởi lý do nào đi nữa, thì trách nhiệm vẫn thuộc về những người lãnh đạo mặt trận Mậu Thân, trước hết là trách nhiệm của tôi. Qua bài hồi ký tâm huyết này, đã được công bố trên tạp chí Sông Hương, Huế, và sau đó, nếu tôi không nhớ lầm, đã được dịch và in toàn bộ trên báo Mỹ Newsweek, tác giả, Lê Minh (lúc đó đã nghỉ hưu), còn nhắc nhở rằng, điều quan trọng có thể làm, và phải làm bây giờ, là những người lãnh đạo kế nhiệm ở Huế, phải thi hành chính sách minh oan cho những gia đình nạn nhân Mậu Thân, trả lại công bằng trong sáng và những quyền công dân chính đáng cho thân nhân của họ.

. . .

TK: Anh nghĩ sao về Giải Khăn Sô Cho Huế của chị Nhã Ca"

HPNT: Dù có một số sự việc không đúng sự thực, do có hoặc không có dụng ý của tác giả, Giải Khăn Sô Cho Huế đối với tôi, vẫn là một bút ký hay, viết về Huế Mậu Thân; hàng chục năm qua đọc lại, tôi vẫn còn thấy quặn lòng...

(Trích RFI -Radio France International -  12 tháng 7, 1997)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.