Bạn,
Theo báo quốc nội dẫn báo cáo của Ủy ban TPSG, hằng ngày sông Sài Gòn tiếp nhận hơn 237,000kg tổng chất thải lơ lửng. Ở khu vực cuối nguồn sông Sài Gòn (Nhà Bè, Cần Giờ thuộc TP.SG) tình trạng ô nhiễm vi sinh tăng cao, vượt chuẩn cho phép hàng trăm lần. Vòng quanh các khu công nghiệp ở Sài Gòn như Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh), Tân Tạo (Quận Bình Tân), Tân Phú Trung (huyện Củ Chi), bãi rác Phước Hiệp, kênh Ba Bò (QuậnThu" Đức)..., phóng viên chứng kiến tình trạng nước đen gây ô nhiễm kéo dài nhiều năm nay. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận thực trạng này qua đoạn ký sự như sau.
Trên địa bàn TPSG, từ khi bãi rác Phước Hiệp hình thành cho đến nay, kênh rạch quanh khu vực bãi rác này trở thành điểm nóng ô nhiễm, ngoài mùi hôi thì ô nhiễm nguồn nước đáng lo ngại hơn. Cuối tháng 7-2007, UB huyện Củ Chi đã có văn bản chính thức gửi cấp trên báo cáo tình trạng từ tháng 5-2007 nước thải sau khi khử lọc (nước rỉ rác) có màu đen, mùi hôi đặc trưng của rác, các chỉ tiêu kiểm soát ô nhiễm đều vượt tiêu chuẩn cho phép... Hiện nay, ngoài lượng nước rỉ rác phát sinh hằng ngày có thể lên đến cả nghìn mét khối/nga`y thì còn một lượng nước rỉ rác đang chứa trong hồ chờ khử lọc. "Đây mới là ổ ô nhiễm và là nguy cơ thật sự". Hậu quả nhãn tiền đã xảy ra, đầu tháng chín này bãi rác Phước Hiệp đã gặp tai họa, ô chứa nước rỉ rác chưa qua khử lọc bị bể làm toàn bộ lượng nước rất ô nhiễm chảy tràn ra một khu rừng tràm nằm cặp kênh Thầy Cai.
Thêm một nguồn ô nhiễm nữa đổ về sông Sài Gòn, đó là các doanh nghiệp của Khu công nghiệp Tân Phú Trung. Các doanh nghiệp hiện hữu trong khu công nghiệp này là những đơn vị thuộc ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm cao: sản xuất cồn, chế biến mủ cao su, dệt nhuộm, chế biến giấy, nấu đúc kim loại... Theo ban giám đốc Công ty cổ phần phát triển đô thị Sài Gòn Tây Bắc - chủ đầu tư Khu công nghiệp Tân Phú Trung, các doanh nghiệp ở khu công nghiệp này hầu hết đều có xây dựng hệ thống khử lọc nước thải, khí thải, nhưng một số doanh nghiệp không vận hành liên tục các hệ thống "xử lý môi trường".
Bạn,
Cũng theo báo TT, một nguồn ô nhiễm lớn hơn hiện vẫn đổ về sông Sài Gòn và đã kéo dài cả chục năm nay là kênh Ba Bò (QuậnThu" Đức), nơi tiếp nhận nguồn nước thải khổng lồ từ các khu công nghiệp của Bình Dương xả về. Cả chiều dài của đoạn kênh 2.5km này là "đường dẫn" duy nhất chuyển lượng nước đen đặc, hôi thối và nơi tiếp nhận chính là sông Sài Gòn. Kết quả phân tích mẫu nước kênh này tại 10 vị trí khác nhau (công bố tháng 7-2007) đã cho phép Chi cục Bảo vệ môi trường TPSG kết luận "ô nhiễm ở đây đã có từ rất lâu và ngày càng trầm trọng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe người dân".