Hôm nay,  

Sự Thật Đằng Sau Chiếc Yếm Bỏ Ngõ

11/02/201000:00:00(Xem: 6958)

Sự Thật Đằng Sau Chiếc Yếm Bỏ Ngõ

Ba tấm ảnh đều hở hang có dàn dựng.


Trịnh Thanh Thủy
Gần đây Hà Nội tưng bừng với cuộc triển lãm ảnh Để hiểu hơn về một Hà Nội xưa, do tạp chí Xưa và Nay phối hợp với Thư viện Hà Nội tổ chức. Báo chí toàn quốc đều loan tin và viết bài phóng sự về cuộc triển lãm hiếm có đã quy tụ được nhiều nhà sưu tập ảnh, trong đó có nhà sưu tập bưu ảnh nổi tiếng người Pháp Philippe Chaplain.
Trong số các bài viết có một bài viết “Lý lịch bằng ảnh của một thuộc địa” của Kiều Trinh gây sự chú ý đến người đọc nhiều nhất. Nó tạo sự ngạc nhiên không những bằng vài tấm ảnh áo yếm của phụ nữ bị bóc vỏ mà còn bằng những lời tuyên bố đáng suy ngẫm của một hội viên hội khoa học là ông Lê Cường và những nhận xét của nhà nhiếp ảnh Hữu Bảo.
Đây là một trích đoạn:
Trong số hơn 100 chủ đề được trưng bày trong triển lãm này, những tác phẩm về sinh hoạt hàng ngày thu hút người xem hơn cả. Một chủ đề được người xem quan tâm và đặt nhiều dấu hỏi là áo yếm. Điều kỳ lạ với người xem là độ “hở hang” của những phụ nữ này. Trái với quan niệm “hiện hành” của nhiều người về sự kín đáo của người Hà Nội, phần lớn người trong ảnh đều mặc áo yếm mà hở ngực. Chiếc yếm chỉ che kín phần giữa ngực, còn hai bầu ngực thì lại hoàn toàn lộ ra!
......
Về điều này, ông Lê Cường, hội viên hội Khoa học lịch sử nói: “Điều này chứng tỏ, nho giáo đã không chạm tay đến tất cả mọi người trong xã hội. Và trong dân gian, tín ngưỡng phồn thực vẫn có sức sống riêng. Điều này không chỉ thể hiện rõ qua những cảnh yêu đương trên những thạp đồng Đào Thịnh, bia chùa Tứ Liên mà còn tồn tại trong sinh hoạt thường ngày. Và ngay cả những người có ý thức nho giáo thì các cụ cũng chỉ nho lúc đông người thôi. Điều đó xin được khẳng định là không hề dung tục”.
Ông Cường cũng cho rằng không nên nghi ngờ về tính “dàn dựng” phi thực tế của bộ ảnh này bởi chúng được xây dựng trên tinh thần dân tộc học rất rõ nét. Tuy nhiên, chính vì thế, bên cạnh tính tư liệu, nó không tránh khỏi cái nhìn về người Việt Nam như một dân tộc lạc hậu.
“Sắp xếp chân thực”– dòng chảy khác của nhiếp ảnh
Cũng đánh giá cao tính chân thực của các tác phẩm trong triển lãm, nhà nhiếp ảnh Hữu Bảo nhận xét: “Những bức ảnh ở đây thể hiện rất rõ tâm thế của một “nước lớn” khi tiếp cận những thông tin lý lịch bằng hình ảnh của các thuộc địa của mình. Với những tấm bưu thiếp đẫm ý thức quảng bá du lịch, người xem sẽ hiểu, xứ chồng con mình đang sống là như thế này”.
“Các tác phẩm được chụp bởi những tay máy chuyên nghiệp và điều quan trọng là họ rất tôn trọng văn hoá......
Càng nhìn những tấm ảnh hở hang của phụ nữ Việt Nam xưa, tôi càng nghi ngờ, càng thấy rõ tính dàn dựng phi thực tế trong chủ ý của người chụp và dã tâm của người phổ biến chúng vào bưu thiếp như một phương tiện quảng bá ngành du lịch hay một mưu đồ chính trị gian trá của Pháp quốc thời ấy.
Nếu nhìn sâu hơn, chúng ta thấy những bức ảnh này có sự sắp xếp của một nhiếp ảnh gia không chân chính, dù khung cảnh được xây dựng bằng những nét mộc mạc bình dị của người  phụ nữ lao động thường nhật. Nó thiếu tự nhiên dù đã được dàn dựng bằng người thật và những vật liệu làm cho giống như thật. Đó cũng chính là gian ý nửa hư nửa thực, mập mờ đánh lận con đen của người chụp những tấm ảnh khoả thân này.
Hãy nhìn vào khuôn mặt người mẫu trong tấm hình ba cô gái đang ngồi (hình số 1), có một cô đang cầm dọc tẩu hút thuốc. Chính giữa là một cô bé có lẽ với động tác châm thuốc, còn hai cô kia đều mặc yếm, nhưng cả hai chiếc yếm bị vén qua một bên với chủ ý phanh ngực ra. Khuôn mặt hai cô gái mang đầy vẻ sượng sùng, khổ não, đau đớn và tủi nhục hơn tâm trạng mong chờ phút sung sướng của một người đang đợi hút. Vì sao" Ta có thể tưởng tượng ra đằng sau chiếc yếm bỏ ngỏ kia là một cường lực vì người chụp là người Pháp, kẻ thống trị hét ra lửa, kẻ nắm trong tay thân phận người dân bị trị.
Còn cái dáng ngồi chàng hảng mời gọi của một trong hai cô gái ngực trần nữa, tiết lộ rõ ràng ở đây có sự sắp đặt của một tay phó nhòm chuyên nghề chụp ảnh khiêu dâm!!!
Tôi trộm nghĩ cái thời xa xưa đó ( có thể là 1888), chắc chưa có nghề người mẫu khoả thân cho các tay chụp hình chuyên nghiệp tha hồ chụp như bây giờ, nhất là các tay phó nhòm lại là người Tây Phương. Và vào những năm người Pháp bắt đầu đô hộ chúng ta chưa có phong trào lấy Tây cũng như sự hiện diện của nhà thổ(ra đời khoảng 1940 trở đi) . Vậy thì ba giả thuyết: người mẫu chuyên nghiệp, vợ Tây và gái giang hồ có thể bỏ qua một bên.
Chỉ có giả thuyết cuối cùng là những người dân lao động quê mùa này bị ức hiếp, bắt buộc phải tuân thủ làm theo mệnh lệnh “bắt cởi phải cởi, bắt chết phải chết” của người chủ nô lệ.
Khuôn mặt nô lệ buồn bã, chịu đựng của tấm hình số 2 cũng vậy, nó thuần túy một tấm hình khoả thân trần trụi không một nét nghệ thuật văn hoá nào cả.
Chiếc áo yếm nô lệ này không có nét hấp dẫn nửa kín nửa hở nào như các nhà phê bình ngày nay hay ca tụng vẽ vời đầy rẫy trên các trang web. Nó chỉ mang một tính lịch sử đau đớn của tổ tiên ta mà thôi.
Tôi rất ngạc nhiên gần như shốc khi thấy các tấm hình này và tự hỏi không lẽ các bậc phụ nữ tổ tiên ta ngày xưa hở hang đến thế sao. Trong khi từ bé mẹ tôi răn dạy tôi rằng: “Con gái phải kín đáo, áo mặc chớ hở hang, đi đứng nhẹ nhàng khoan thai, ngồi thì khép chân lại, lúc nào cũng phải giữ ý tứ”.
Hỏi lại thì mẹ tôi trả lời thế này. Thời bà ngoại tôi sống, lúc đó chưa có áo ngực (su chiêng) thì mặc áo yếm nhưng áo yếm chỉ là áo lót, bên ngoài phải mặc áo ngắn, áo cánh  hay áo dài. Khó khăn hơn thì phải bịt chặt ngực lại hay nén ngực chứ không phải hớ hênh vậy đâu. Thời Pháp thuộc, người dân ai cũng sợ lính Tây lắm nhất là lúc chúng qua làng đi ruồng bố. Mẹ kể, em gái của mẹ khi đó gánh hai gánh phân đi trên đường làng, tụi Tây thấy la “gái gái” và ào tới lột quần áo cưỡng hiếp cô (mặc cho phân rơi rớt) ngay trên đường làng trước mắt bao nhiêu người mà không ai dám can thiệp. Do đó việc chúng bắt phụ nữ cởi truồng hay trần cho chúng chụp hình là chuyện thường tình.


Bố tôi thì kể thêm về cái yếm như thế này. Gia đình bên mẹ tôi  khá giả nên còn có áo mặc ra ngoài chiếc yếm, còn bên bố tôi hồi ấy nghèo quá. Bà nội tôi chỉ có độ một, hai cái áo thôi lại còn bị vá chùm, vá đụp. Bà thường thường chỉ có mặc yếm ra đồng làm việc mà cất chiếc áo đi sợ rách, sợ khi thời tiết trở lạnh, không có áo mà mặc. Năm Ất Dậu,  nạn đói tràn lan vì chính sách thâm hiểm của Nhật - Pháp nhằm dồn cả một dân tộc vào thảm họa diệt chủng. Bố tôi đi làm phu lục lộ không đủ tiền mua thực phẩm cho cả gia đình. Bà chịu hy sinh nhịn đói mà chết, để nhường miếng ăn cho chồng, cho con. Mỗi lần nhớ tới bà, bố tôi lại rơi nước mắt ân hận không nuôi nổi mẹ phải để mẹ chết vì thiếu ăn.
Qua câu truyện trên, tôi biết thêm là người phụ nữ nhà quê thời ấy vì nghèo không đủ quần áo nên phải mặc phong phanh chiếc yếm không như vậy(nhưng rất kín đáo, che hai bầu ngực), chứ không phải vì đó là một thứ  “văn hoá phồn thực” vượt ra ngoài vòng rào nho giáo như ông Lê Cường, hội viên hội Khoa Học Lịch sử phát biểu.
Nếu xét theo văn hoá truyền thống, phụ nữ Việt Nam thời ấy ăn mặc rất kín đáo, trong  lệnh vua phép nước cũng có ghi chép rõ ràng. Theo tài liệu sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, dưới thời các chúa Nguyễn, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát đã ban hành sắc dụ về ăn mặc cho toàn thể dân chúng xứ Đàng Trong. "Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở....”.  Riêng tại Kinh đô Huế, nơi luật lệ thực thi nghiêm ngặt, đàn bà ra đường thường mặc áo dài kể cả lúc đi bán hàng rong. Tục lệ này còn lưu giữ cho tới bây giờ.
Nếu xét theo thực chứng, chúng ta xem thêm rất nhiều những bức hình chụp cảnh dân cư Hà Nội lúc đó, ta thấy phụ nữ ăn mặc rất đàng hoàng, kín đáo thậm chí đến nỗi bít bùng hai ba lớp nữa kia. Chỉ có vài ba tấm hình phụ nữ ở trần này nằm lẫn lộn vào gây ấn tượng mạnh làm bẻ cong sự thật.
Khi tôi viết bài này, qua những email truyền đi trên mạng thì tôi và bạn bè tôi, hầu hết ai cũng nhận được các bức hình khoả thân với tựa đề “Hình ảnh phụ nữ VN khoả thân của đầu thế kỷ trước” được phát tán và lưu hành khắp nơi. Loạt hình đó, theo lối sắp xếp dàn dựng cảnh và người thì ai cũng đoán ra cùng một nhiếp ảnh gia là tay chơi thích chụp những hình ảnh khiêu dâm. Trong bộ sưu tập ảnh hoàn toàn khoả thân này có vài ba tấm hình hở ngực đã được đem ra trưng bày trong buổi triển lãm vừa qua. Tôi còn lưu giữ những tấm ảnh này nhưng chỉ đưa ra ba tấm ảnh hở ngực còn những tấm kia hoàn toàn trần trụi và mang đầy vẻ dung tục.
Theo tôi việc đem những tấm ảnh hở ngực trưng bày chen lẫn với những tấm ảnh và bưu thiếp đứng đắn về Hà Nội xưa dễ làm người xem lầm lẫn. Điều tai hại là hậu ý tạo nên cái nhìn sai lạc về một văn hoá và lịch sử của một dân tộc. Ai xem xong cũng tưởng thời ấy phụ nữ Việt ta bệ rạc bên bàn hút, nhếch nhác thả ngực trần như vậy kể cả lúc quang gánh lao động.
Điều đau lòng hơn là người Pháp đã dùng những tấm hình ngực trần ấy làm bưu thiếp. Ngày ấy bưu thiếp rất phổ thông và đa dụng. Người ta xử dụng bưu thiếp với nhiều mục đích như phát triển nghệ thuật, thương mại như du lịch và chính trị như truyền bá một tư tưởng nổi loạn hay hình ảnh một lãnh tụ.
Với một ý đồ chính trị là khai thác chiếc yếm bỏ ngỏ, người Pháp đã dùng những tấm bưu thiếp này lăng nhục phụ nữ Việt Nam như một dân tộc thuộc địa mọi rợ. Nó cũng có tác dụng lôi cuốn đàn ông Pháp càng thấy thích thú hơn trên con đường nhập ngũ viễn chinh qua Việt Nam.
Bàn rộng thêm một chút về chiếc áo yếm xưa.
Thực ra, đôi bờ vú luôn luôn là niềm hãnh diện của phụ nữ, là niềm hoan lạc của phái nam mà cũng là thức ăn thiên nhiên dinh dưỡng vô bờ của trẻ nhỏ. Chiếc yếm che ngực đã được tạo ra như một trang phục truyền thống không những để che thân mà còn là một vật làm đẹp(yếm lụa, yếm gấm) cho các phụ nữ khá giả có tiền, có của. Việc kín/hở hay
cởi /mặc áo yếm đã móc ngoặc vào đức hạnh các phụ nữ như một đặt để trói buộc vô hình. Người đàn bà Việt Nam bị các ông đồ Nho bắt phải đậy, các ông Tây buộc phải cởi, thật là tội cho họ. Họ phải câm khi bị lăng mạ, bị bóp cổ, bị hành hạ, đánh đập, giết chóc, đối xử phi nhân như một món đồ chơi mà không có chọn lựa, không có tiếng nói. Sống mà như hấp hối, không cười, không vui, cô thế và cô đơn.  Đã thế, nỗi thống khổ của cái nghèo, cái sợ, cơn đói kinh niên, áp lực chồng con theo đuổi họ mãi như cái bóng thiết tha nhất. Họ sống lặng lẽ như những bóng ma. Nhưng khác với bóng ma ở chỗ họ kiên cường phục vụ chồng, nuôi nấng con cái và nhất là hy sinh mạng sống lúc cần phải hy sinh. Như câu chuyện của bà nội tôi, của người đàn bà trong truyện “Anh phải sống” của Khái Hưng.
Pascal có một suy tưởng, viết tóm tắt như thế này : “Con người, ai cũng có dĩ vãng, kỷ niệm là dĩ vãng của một cá nhân. Quốc gia nào cũng có dĩ vãng, lịch sử là một dĩ vãng của một dân tộc! Cá nhân, ai cũng yêu kỷ niệm của mình thì dân tộc nào cũng phải yêu lịch sử của họ”
Tôi là một công dân Việt Nam, dù dĩ vãng dân tộc tôi thế nào, tôi vẫn yêu mến lịch sử dân tộc tôi. Dù những hình ảnh phụ nữ Việt Nam xưa bị lăng nhục như thế nào tôi vẫn yêu mến họ. Những người đàn bà yếu đuối kia là tổ tiên tôi, họ là mẹ là bà cố, bà sơ của người Việt chúng ta hiện nay, dưới bất cứ hoàn cảnh nào (kể cả khi lịch sử bị bẻ cong) chúng ta cũng cần phải yêu quý họ, phải không các bạn"
Trịnh Thanh Thủy
Tài liệu tham khảo
-Lý lịch bằng ảnh của một thuộc địa-Kiều Trinh
http://www.baomoi.com/Home/VanHoa/www.sgtt.com.vn/Ly-lich-bang-anh-cua-mot-thuoc-dia/3801039.epi
- Để hiểu hơn về một Hà Nội xưa
http://www.laodong.com.vn/Home/De-hieu-hon-ve-mot-Ha-Noi-xua/20101/172030.laodong

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
JD Vance đã chứng tỏ một “đẳng cấp” khác, rất “Yale Law School” so với thương gia bán kinh thánh, giày vàng, đồng hồ vàng, Donald Trump. Rõ ràng, về phong cách, JD Vance đã tỏ ra lịch sự, tự tin – điều mà khi khởi đầu, Thống đốc Walz chưa làm được. Vance đã đạt đến “đỉnh” của mục tiêu ông ta muốn: lý trí, ôn hoà, tỉnh táo hơn Donald Trump. “Đẳng cấp” này đã làm cho Thống Đốc Tim Walz, người từng thẳng thắn tự nhận “không giỏi tranh luận” phải vài lần phải trợn mắt, bối rối trong 90 phút. Cho dù hầu như trong tất cả câu hỏi, ông đã làm rất tốt trong việc phản biện lại những lời nói dối của JD Vance, đặc biệt là câu chất vất hạ gục đối thủ ở phút cuối: “Trump đã thua trong cuộc bầu cử 2020 đúng không?” JD Vance đáp lại câu hỏi này của Tim Walz bằng hàng loạt câu trả lời né tránh và phủ nhận sự thật. Và dĩ nhiên, rất “slick.” “Trump đã chuyển giao quyền lực rất ôn hoà.” Cả thế giới có thể luận bàn về sự thật trong câu trả lời này.
Phải nhìn nhận rằng chuyến đi đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mỹ đã được giới chức ngoại giao Việt Nam thu xếp để ông gặp được nhiều lãnh đạo, xem như xã giao ra mắt để hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lãnh vực trong tương lai. Bài diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc chỉ lặp lại các chính sách đối ngoại của Hà Nội, nên không được truyền thông quốc tế chú ý nhiều như các diễn văn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, là đại diện cho những quốc gia trực tiếp liên can đến các xung đột ở Trung Đông, ở Ukraine mà có nguy cơ lan rộng ra thế giới. Ông Lâm mới lên làm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng Cộng sản được vài tháng, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, nên ông muốn dịp đến Liên Hiệp Quốc là dịp để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao du dây của Hà Nội.
Sự bất mãn lan rộng với các hệ thống thuộc chủ nghĩa tư bản hiện tại đã khiến nhiều quốc gia, giàu và nghèo, tìm kiếm các mô hình kinh tế mới. Những người bảo vệ nguyên trạng tiếp tục coi Hoa Kỳ là một ngôi sao sáng, nền kinh tế của nước này vượt xa châu Âu và Nhật Bản, các thị trường tài chính của nước này vẫn chiếm ưu thế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công dân của nước này cũng bi quan như bất kỳ công dân nào ở phương Tây.
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
Thư tịch cổ ghi rằng… Lịch sử trên thế giới thật sự rất hiếm người tài vừa là vua đứng đầu thiên hạ vừa là một hiền triết. Nếu văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations” thì ở phương Đông hơn mười hai thế kỷ sau có Vua Trần Nhân Tông của nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, triều đại của Vua Trần Nhân Tông là triều đại cực thịnh nhất của sử Việt. Ông là vị vua liêm chính, nhân đức, một thi sĩ, đạo sĩ Phật giáo. Do là một vị vua đức độ, trọng dụng nhân tài, nên ông thu phục nhiều hào liệt trong dân, lòng người như một. Quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…Về văn thơ có những người uyên bác như Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Nhân Tông thương dân như con, xem trung hiếu làm đầu, lấy đạo nghĩa trị quốc.
Biển Đông hiện như một thùng thuốc súng và, liệu nếu xung đột bùng ra, chúng ta có phải đối phó với một quân đội Trung Quốc man rợ mà, so với quân đội Thiên hoàng Nhật trong Thế chiến thứ hai, chỉ có thể hơn chứ khó mà bằng, đừng nói chuyện thua? Như có thể thấy từ tin tức thời sự, cảnh lính Trung Quốc vác mã tấu xông lên tàu tiếp tế của Philippines chém phá trông man rợ có khác nào quân cướp biển từ tận hai, ba thế kỷ trước? [1] Rồi cảnh chúng – từ chính quy đến dân quân biển, thậm chí cả ngư dân – trấn lột, cướp phá, hành hung và bắt cóc các ngư phủ Việt Nam từ hơn ba thập niên qua cũng thế, cũng chính hiệu là nòi cướp biển.
Hội nghị Trung ương 10/khóa đảng XIII kết thúc sau 3 ngày họp (18-20/09/2024) tại Hà Nội nhưng không có đột phá nào, mọi chuyện vẫn “tròn như hòn bi” dù đây là hành động đầu tiên của tân Tổng Bí thư Tô Lâm...
Việc nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức được nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do trước thời hạn có lẽ là một trong những vấn đề đã được nội các chính quyền Biden-Harris quan tâm và vận động từ năm 2021.
Đối với triết gia Immanuel Kant, lời nói dối là “cái ác bẩm sinh sâu xa trong bản chất con người” và cần phải tránh xa ngay cả khi đó là vấn đề sống còn1. Trong tác phẩm “Deciphering Lies”, Bettina Stangneth, 2017, viết rằng: “Trong số những lý do khiến người ta nói dối vì điều đó có thể giúp họ che giấu bản thân, ẩn náu và tránh xa những người xâm phạm vùng an toàn của họ.” Stangneth cho biết thêm, “cũng không khôn ngoan khi thả trẻ em ra thế giới mà không biết rằng người khác có thể nói dối chúng.” The Wasghington Post, ban kiểm tra sự thật, cho biết: Trong bốn năm làm tổng thống thứ 45, từ 2017-2021, đến cuối nhiệm kỳ, Trump đã tích lũy 30.573 lời nói dối trong suốt nhiệm kỳ tổng thống - trung bình khoảng 21 lời tuyên bố sai lầm mỗi ngày. Từ khi thua cuộc tái ứng cử vào tay tổng thống Joe Biden cho đến giờ này, tranh cử với bà Harris, ông Trump càng gia tăng khẩu phần nói dối, phong phú đến mức độ không thể đếm cho chính xác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.