Lời tuyên bố mới nhất nhấn mạnh sự quyết định của Mạc Tư Khoa để tân trang lực lượng tấn công bằng hỏa tiễn trên đất liền, dưới biển và trên không gian. Chúng được lưu ý bởi những cấp chỉ huy quân đội Nga như những nhân vật trọng yếu của quốc phòng Nga.
Đại Tướng Vladimir Popovkin, Tham mưu trưởng Bộ Binh Nga, nói với báo "Red Star" của Bộ Quốc Phòng rằng cuộc chiến hiện nay của Nga với Georgia "buộc chúng ta suy nghĩ lại về tình hình hiện tại của bộ binh và cách nào để phát triển thêm nữa."
Tổng thống Dmitry Medvedev và Thủ tướng Vladimir Putin đã cam kết nới rộng việc xây dựng quân đội hiện nay của Nga với những quỹ lớn hơn để mua các vũ khí mới và kỹ thuật cao. Hôm Thứ Tư, ông Putin tuyên bố chi tiêu thêm 3.1 tỉ đô trong năm tới, một phần để thay thế quân cụ bị mất trong cuộc chiến Georgia.
Bất kể hàng tỉ đô chi tiêu kể từ khi ông Puttin lên nắm quyền tổng thống năm 2000, lực lượng quân đội mạnh 1 triệu lính Nga vẫn còn được trang bị thô sơ nghèo nàn, tiền lương tệ và dựa vào phần lớn các lính tuyển mộ không xứng hợp.
Phó Tổng tư lệnh Hải quân Nga, Admiral Alexander Tatarinov, nói hôm Thứ Năm rằng vào năm 2015 Mạc Tư Khoa sẽ xây dựng một hạm đội tiềm thủy đỉnh nguyên tử lực để có thể mang theo phi đạn chiến lược nguyên tử tối tân.
Các nhà phân tích quốc phòng có trụ sở tại Mạc Tư Khoa nói nhiều về sự chi tiêu quá mức đã không đạt được mục tiêu trước mắt vì tham nhũng hay quản trị tồi và nhiều kế hoạch vũ khí tiến hành quá trễ.
Một trong những vũ khí này là Bulava, phi đạn nguyên tử tầm xa được trang bị trên tàu ngầm mà ông Putin nói là sẽ có khả năng chạy đua với bất cứ chương trình phòng thủ phi đạn nào - một chỉ điểm đối với các kế hoạch của Hoa Thịnh Đốn về hệ thống toàn cầu bắn hạ các hỏa tiễn tầm nhiệt.
Nga cũng đặt kế hoạch hiện đại hóa các pháo đài bay chiến lược siêu âm Tupolev TU-160 có khả năng mang bom nguyên tử và hoàn thành tàu ngầm nguyên tử lực mang theo phi đạn Bulava.