Gần đây đã có một số tin đồn và thông tin sai lạc về loại chiếu khán (visa) dành cho những người làm việc trong lãnh vực tôn giáo. Hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến qúy vị một số dữ kiện liên quan đến đề tài này.
Trước hết, chúng ta hãy nói về loại chiếu khán mà hầu hết các vị tăng-ni Phật giáo đến Hoa Kỳ: đó là chiếu khán dành cho người làm việc tôn giáo R-1. Các đương đơn nộp đơn xin chiếu khán (tạm thời) phi-di-dân tại tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Loại chiếu khán này thường có giá trị một năm và có thể xin gia hạn, và áp dụng cho tất cả giới tăng lữ Phật giáo. Xin lưu ý rằng loại chiếu khán này sẽ vẫn còn hiệu lực cho tất cả giới tăng lữ sau ngày 1 tháng 10 năm 2008. Không có hạn kỳ và tình huống "ảm đạm" của loại chiếu khán này.
Những tin đồn nói ở trên liên quan đến mẫu đơn I-360 dành cho Những Người Làm Việc Tôn Giáo Di Dân Đặc Biệt. Đây là những người hợp lệ nộp mẫu đơn I-360 để xin Thẻ Xanh Thường trú nhân. Trong hầu hết các trường hợp của giới tăng lữ Việt Nam, các đương đơn đang sống ở Mỹ với chiếu khán R-1 và sau đó quyết định nộp đơn I-360.
Kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2008, những ngươì làm việc tôn giáo nào có thể xin Thẻ Xanh"
- Các tu sĩ Phật giáo (nhà truyền giáo).
- Những người làm việc tôn giáo khác nhập cảnh Hoa Kỳ trước ngày 1 tháng 10 năm 2008, vì đã nộp mẫu đơn I-360 và đã được chấp thuận.
- Những người làm việc tôn giáo đang ở Hoa Kỳ và đơn I-360, cũng như đơn chuyển diện xin Thẻ Xanh đã được sở di trú chấp thuận.
Nói cách khác, kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2008, chỉ có các tu sĩ Phật giáo (các nhà truyền giáo) sẽ hợp lệ nộp đơn I-360 để xin Thẻ Xanh Thường trú nhân.
Các tăng sĩ Phật giáo không được sở di trú xem là tu sĩ hay nhà truyền giáo, và các tăng ni Phật giáo không đủ tiêu chuẩn được xem là tu sĩ hay nhà truyền giáo, sẽ không hợp lệ nộp đơn I-360. Tuy nhiên, họ vẫn sẽ hợp lệ nhập cảnh Hoa Kỳ như những người làm việc tôn giáo với loại chiếu khán phi-di-dân R-1.
Vậy thế nào mới được xem đúng là một tu sĩ hay nhà truyền giáo" Họ là những người được giáo hội uỷ quyền tiến hành, thực hiện, hướng dẫn các dịch vụ cúng bái và thực hiện các chức năng khác về tôn giáo. Họ được thụ phong hay được ủy quyền giữ vai trò của một nhà truyền giáo. Việc đào tạo và giáo dục tôn giáo thông thường sẽ tương đương - tối thiểu - với bằng cấp tốt nghiệp đại học.
Những ai không được xem là tu sĩ hay nhà truyền giáo" Các tăng-ni không được thụ phong chính thức, mặc dù được phép làm những công việc truyền giáo, hướng dẫn hoặc hỗ trợ các nghi lễ tôn giáo, sẽ không đủ tiêu chuẩn được xem là các tu sĩ Phật giáo.
Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Chú tôi là một tu sĩ Phật giáo, đang ở Hoa Kỳ từ 2 năm qua với diện người làm việc tôn giáo R-1. Chú tôi có thể nộp đơn I-360 để xin Thẻ Xanh Thường trú nhân nếu đơn của ông gửi đến sở di trú trước ngày 1 tháng 10 năm 2008"
- Đáp: Nếu chú của bạn được thụ phong chính thức là tu sĩ Phật giáo, ông có thể nộp đơn I-360 bất cứ lúc nào, ngay bây giờ hoặc sau ngày 1 tháng 10. Nếu một tăng sĩ Phật giáo không được thụ phong chính thức, luật nói rằng hai loại đơn I-360 và đơn xin chuyển diện I-485 phải đều được chấp thuận trước ngày 1 tháng 10 năm 2008 để có thể xin Thẻ Xanh.
- Hỏi: Có cách nào một ni sư Phật giáo được Thẻ Xanh nếu đơn I-360 được nộp sau ngày 1 tháng 10 năm 2008"
- Đáp: Họ sẽ phải trưng dẫn các chứng minh họ có cùng diện như các tăng sĩ Phật giáo được thụ phong. Điều này có nghĩa là họ phải được thụ phong như một tu sĩ, và được đào tạo, giáo dục và quyền hạn của một tu sĩ Phật giáo.
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.