Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Bộ Ba Quyền Lực Và Vụ Án Báo Chí

27/05/200800:00:00(Xem: 10689)

Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức xác lập vị trí của bộ ba quyền lực, đó là: Lê Hồng Anh, nhân vật đứng thứ 2 trong đảng, chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an. Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật đứng thứ 3 trong đảng, chức vụ Thủ tướng Chính Phủ. Và Trương Tấn Sang, nhân vật đứng thứ 5 trong đảng, giữ chức vụ Bí thư Thường trực Ban Bí thư trung ương đảng (Thường Trực Ban Bí thư).

Vị tướng Công an Lê Hồng Anh thực ra là một người ngoài ngành. Tại đại hội IX của Đảng, ông được bầu làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương. Sau khi ông Lê Minh Hương mất, ông được chuyển từ bên dân sự sang ngành công an và được phong cấp Đại tướng, lên thay ông Lê Minh Hương giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an.

 Việc một vị tướng “dân sự” làm Bộ trưởng Bộ Công an không có gì lạ, nó cho thấy một nguyên tắc không thay đổi là “Đảng nắm súng”. Cộng sản Việt Nam liên tục tăng cường trấn áp đối với các lực lượng dân chủ đối lập. Trong đó, công an chính là công cụ trấn áp quan trọng hàng đầu trong việc chống “diễn biến hòa bình”, mà thực chất là chống đa nguyên đa đảng.

Về vị tân Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, có nhiều nguồn tin cho rằng lý lịch của ông ta có nhiều điều bí ẩn, có tin nói ông là con của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Thực ra, xuất thân của ông ta không đáng quan tâm bằng năng lực thực tế, thể hiện ở việc điều hành chính phủ. Là nhân vật đứng thứ 3 trong đảng và đứng đầu chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng thực sự giữ vai trò cốt cán trong bộ ba quyền lực đó.

Một nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trên chính trường Việt Nam, đó là ông Trương Tấn Sang. Ông này không có gì nổi bật, cả về năng lực trình độ lẫn tư cách đạo đức. Trong vụ án Năm Cam, ông có dính líu và đã bị kỷ luật. Tuy nhiên, tại Đại hội X, ông được bầu vào Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, là người đứng thứ 5 trong đảng, nắm mọi công việc hằng ngày của trung ương.

 Cả ba nhân vật trên đều là người Nam Bộ, cùng “tỏa sáng” trong đại hội X; Một người nắm công tác đảng của trung ương, một người nắm bộ máy chính phủ và một người nắm lực lượng công an, tạo thành bộ ba có quyền lực cao nhất hiện nay.

 Và đất nước Việt Nam đang chao đảo, nghiêng ngả dưới sự cai trị của bộ ba quyền lực:“Chiều ngày 12-5-2008, báo giới và dư luận xã hội rung động vì tin hai nhà báo nổi tiếng đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực là Nguyễn Văn Hải (33 tuổi, Phó trưởng Văn phòng đại diện kiêm Bí thư Chi bộ Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội), Nguyễn Việt Chiến (56 tuổi, phóng viên báo Thanh Niên) đã bị cơ quan An ninh điều tra thuộc Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam.

 Hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến, Báo Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải, Báo Tuổi Trẻ đã bị bắt tạm giam 4 tháng. Hai nhà báo bị khởi tố vì hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ” (Điều 281,  nằm trong mục A chưong XXI về các "tội phạm tham nhũng", BLHS ), liên quan đến việc thông tin về vụ án PMU18. Cùng bị bắt trong vụ án này còn có thượng tá Đinh Văn Huynh, điều tra viên cao cấp, trưởng phòng 9 của C14, thuộc Bộ Công an.

 Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc, nguyên Cục trưởng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội - C14, người từng cầm trịch điều tra vụ PMU 18, cũng bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố điều tra tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Quyết định khởi tố ký ngày 12-5. Ông Quắc sinh năm 1946, sau 12 năm giữ cương vị Cục trưởng C14 tháng 12-2006 ông nghỉ hưu theo quyết định của Thủ tướng.

 Việc khởi tố ông Quắc diễn ra cùng ngày với quyết định tạm giam thượng tá Đinh Văn Huynh và hai nhà báo Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Việt Chiến. Như ông Quắc, cả 3 người cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ…”

Đây là những thông tin chấn động mà báo chí trong nước đã đăng tải. Dư luận có nhiều cách lý giải về sự việc này, báo chí trong nước lên tiếng phản đối việc Cơ quan An ninh điều tra thuộc Bộ Công an bắt giữ hai nhà báo là không đúng theo quy định của pháp luật, không thể khép hai nhà báo vào tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, một tội danh tham nhũng. Liền sau đó, báo chí bị yêu cầu ngừng đăng mọi bài viết liên quan đến vụ án này.

 Thế là cuộc đấu tranh đòi công lý theo hình thức công khai trên báo chí buộc phải chuyển sang hình thức không công khai, đó là sử dụng phương tiện truyền thông hiện đại Blog cá nhân để đấu tranh. Cộng đồng mạng trở nên sôi nổi khi bàn luận về sự việc này, nhiều tờ báo hải ngoại cũng đăng bài viết phân tích rất sắc bén.

Có tác giả cho rằng “Bóng đen đằng sau vụ án báo chí” chính là Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, một người có nhiều mối liên hệ phức tạp trong vụ án PMU 18. Phải chăng đang tồn tại một thế lực đen tối đứng đằng sau vụ án báo chí, nhằm lật lại vụ án PMU 18, quay ra trả đũa những người từng công khai đấu tranh nhằm đưa vụ án PMU 18 ra ánh sáng" Và dư luận đã nghĩ ngay tới một thế lực Mafia đang thao túng lũng đoạn đảng.

 Việc các quan chức đi đêm, câu kết với bọn xã hội đen không còn là lạ ở cái chế độ này. Vụ án Năm Cam và vụ án PMU 18 đã lôi ra ánh sáng hàng loạt những quan chức cao cấp trong trung ương đảng. Vậy thì “bóng đen” đó đã tồn tại từ rất lâu rồi, nhưng bây giờ nó mới thực sự gây ra cú sốc lớn đối với dư luận.

 Cái bóng đen quyền lực có thể bẻ cong luật pháp, điều kiển cả công lý, thì hiển nhiên phải được hậu thuẫn từ những người có quyền lực cao nhất của chế độ. Như đã phân tích ở trên, chúng ta đều dễ dàng nhận ra bàn tay thao túng của bộ ba quyền lực Lê Hồng Anh, Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang.

 Một tác giả đã viết: “Chắc chắn, đó phải là những kẻ có khả năng ra lệnh cho bộ máy công an của chế độ và vì vậy, phải có địa vị không thấp hơn Lê Hồng Anh, viên tướng đứng đầu ngành công an.” Người có địa vị không thấp hơn Lê Hồng Anh chỉ có thể là Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang. Bộ ba quyền lực này đã phối hợp ăn ý, nhịp nhàng; Đảng chỉ đạo, Chính phủ thực hiện, Bộ Công an thi hành bắt giữ.

Người ta còn biết đến Nguyễn Tấn Dũng là “Tổng tư lệnh” chống tham nhũng của trung ương đảng (Trưởng Ban chỉ đạo chống tham nhũng của trung ương). Vậy thì việc khởi tố và bắt giữ hai nhà báo cùng hai cán bộ cao cấp của ngành công an, với tội danh tham nhũng, chắc chắn là do sự chỉ đạo của vị “Tổng tư lệnh” Nguyễn Tấn Dũng.

 Có thể thấy vụ án báo chí chính là vụ án hậu PMU 18, với tính chất vô cùng phức tạp. Trong cuộc chiến chống tham nhũng, người đấu tranh chống tham nhũng luôn lường trước việc chính mình sẽ thành nạn nhân của bọn tham nhũng, bởi vì quyền lực trong tay chúng. Quyền hành chống tham nhũng nằm trong tay kẻ có quyền cao nhất, chứ không phải nằm trong tay nhân dân. Đảng kêu gọi chống tham nhũng, nhưng lại không trao cho nhân dân quyền lực, nghĩa là không cho dân chủ. Vì vậy, khi “kẻ tội phạm thành nạn nhân, thì nhà báo phải thành tội phạm.”

Đây không phải là lần đầu tiên bộ ba quyền lực thao túng, lũng đoạn chính trường Việt Nam. Qua hàng loạt các sự kiện diễn ra gần đây, như sự kiện công an trấn áp cuộc biểu tình ôn hòa của trí thức, thanh niên và học sinh chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa – Trường Sa, sự kiện Tòa Khâm Sứ và sự kiện rước đuốc Olympic Bắc Kinh qua Sài Gòn, đều cho thấy bàn tay can thiệp của bộ ba quyền lực, qua cách hành xử độc đoán, thiếu khôn ngoan của chính quyền.

Nội bộ Đảng đang có tranh dành, đấu đá quyết liệt, Chính phủ điều hành nền kinh tế yếu kém khiến lạm phát tăng cao kỷ lục, Bộ Công an lộng quyền, thẳng tay đán áp phong trào dân chủ, trấn dẹp người dân đi biểu tình và khiếu kiện, ngang nhiên bắt giữ những nhà báo trước sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận… Và tình hình sẽ còn diễn biến rất phức tạp. Những kẻ lãnh đạo chóp bu trong Đảng Cộng sản Việt Nam đang đưa đất nước đến bờ vực thẳm, nguy cơ của một cuộc khủng hoẳng kinh tế, chính trị là rất rõ ràng.

 Bên Tàu đang có nguy cơ đại loạn sau vụ động đất ở Tứ Xuyên, bối cảnh kinh tế thế giới rất phức tạp và khó lường, tất cả sẽ ảnh hưởng đến nước ta. Xã hội Việt Nam vốn đã không ổn định, sự ổn định giả tạo và gò ép sẽ bùng lên thành một cuộc đại khủng hoẳng và suy thoái. Đây là thời cơ để Việt Nam có thể đổi màu trước Trung Quốc.

Nhìn từ góc độ chính trị, thì vụ án báo chí là một sự kiện đặc biệt quan trọng. Cách hành xử của chính quyền cộng sản đang gây bức xúc trong dư luận xã hội, làm mất uy tín của Đảng, cũng như làm người dân hoài nghi vào sự thực thi chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước của các cơ quan công quyền.

 Qua sự việc này, người dân càng hiểu rõ bản chất cai trị hà khắc của chế độ cộng sản; Nước ta không có tự do báo chí và tự do ngôn luận, đó là những quyền tự do cơ bản nhất trong một xã hội văn minh.

Lúc này, lòng dân đang hướng về Tự do – Dân chủ.

www.ddcnd.org

Việt Nam, ngày 25 tháng 5 năm 2008

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.