Ca dao, tục ngữ túi khôn bình dân muôn đời của ngưòi Việt, có câu: "Sống chết mắc bây, tiền thầy bỏ túi." Câu này vẫn đúng đối với tác phong của độc tài quân phiệt trong cơn bão Nargis tàn phá đất nước nhân dân Miến Điện. Nhà cầm quyền quân phiệt cứ để dân sống chết mặc bây, miễn độc tài vững ghế là được. Đó là tác phong, thái độ, hành động thường thấy nơi nhà cầm quyền độc tài, độc tài quân phiệt, độc tài CS, độc tài tôn giáo đối với ngưòi dân. Đó là kết luận điển hình rút ra được trước những điều trông thấy mà đau đớn lòng sau trận cuồng phong, bão lụt Nargis tàn phá đất nước và nhân dân Miến Điện.
Kiểm kê độc lập chưa có vì nhà cầm quyền quân phiệt chưa cho vào, nhưng con số ưóc lượng chung qua nhiều cơ quan ngoại quốc, số người chết có thể lên đến hàng trăm ngàn, thiệt hại tài sản lớn vô số kể. Chỉ một quận phiá nam của cựu thủ đô Rangoon thôi, mà đã có không dười tám mươi ngàn ngưòi chết và mất tích rồi. Theo Liên Hiệp Quốc một ngày cứu trợ trễ, một ngày phòng chống dịch bịnh trễ, là một ngày nguy cơ lớn hơn cho người dân bị nạn. Thế mà nhà cầm quyền độc tài quân phiệt coi như chẳng có chuyện gì xảy ra.
Cảnh sát dưới bộ không cho xe chở hàng hoá cứu trợ vào, khoác tay, "Ngoại quốc không được vào". Sân bay máy bay chở hàng cúu trợ không được đáp, quân phiệt chỉ nhận hàng gọi là phát cho dân, không cho người ngoại quốc xen vào việc cứu trợ. Ô Tổng Thơ Ký Liên Hiệp Quốc kêu trời, năm lần bảy lượt kêu gọi nhà cầm quyền quân phiệt mở cửa để thế gới cứu vào cứu trợ, tiếng kêu như vào sa mạc!
Một, trong nước mấy ông tướng tá cầm quyền quốc gia không hoản trưng cầu dân ý về hiến pháp để hợp thức hoá quyền thống trị của mình. Một ông Tướng tỉnh bơ đi giám sát phòng phiếu, xung quanh thây ma còn bốc mùi. Tướng tá chỉ giỏi tung quân thần tốc ra trấn áp, bắt bớ, đánh đập bắn giết nhũng nhà sư và Phật tử biểu tình, không một tấc sắt trong tay, chống vật giá leo thang và đòi tự do, dân chủ. Người dân phải là rách phải đùm bọc lá te tua. Còn cứu nạn lẽ ra như cứu hoả, thì tướng tá quyền như con rùa lật ngửa trong việc điều binh khiển tướng cứu trợ. Vì bão lụt làm dân chết chớ tướng tá ở tận thủ đô đâu có sao với nhà cao cửa rộng, kiên cố như pháo đài. Còn quân nhân chỉ giỏi trấn áp, chớ quá ngờ nghệch trong công tác dân sự vụ, cứu trợ thiên tai. Người dân phải tương trợ lẫn nhau. Người may mắn còn gạo lấy gạo nhà ra chia xẻ cho người mất nhà mất của. Chùa mở cửa cho dân vào, giếng của chùa chia nước cho đồng bào. Miến Điện đã nghèo lại mắc cái eo địch hoạ độc tài nghèo thêm, thêm thiên tai càng khốn cùng, khốn khổ. Chỉ còn mong chờ quốc tế cứu trợ.
Hai, thế nhưng đối với ngoại quốc, độc tài quân phiệt theo thói quen lâu ngày biến thành bản tánh thứ hai coi và sợ các đoàn cứu trợ ngoại quốc như sợ gián điệp, địch quân. Tướng ta chỉ nghĩ và làm thế nào cho cái ghế của mình vững hơn là nghĩ đến sư sống chết của người dân. Họ làm thế nào để không ai có thể lật đổ quyền cai trị của họ hơn là tạo điều kiện cứu trợ nhanh. Họ lấy kiếng hiển vi soi xét từng lý lịch từng người ngoại quốc, từng chiếc máy bay, từng chiếc tàu chở hàng xin vào cứu trợ. Họ cử Thứ Trưởng Ngoại Giao ra giải quyết việc người nước ngoài xin đến cứu trợ . Nghe thật sôm tụ nhung thực tế chẳng ra gì. Gần một tuần mới cấp được mấy chiếu khán nhập cảnh cho người ngoại quốc vào lượng định và đem hàng hoá vào cứu trợ dân bị nạn. Tướng cầm đầu quân phiệt từ chối tiếp Thủ Tướng Thái Lan xin đi Miến Điện gặp dể khai thông việc cứu trợ, không bắt điện thoại của Ô Tổng Thư ký LHQ. Tổ chức Lương thực Thế giới tuyên bố ngưng làm việc với quân phiệt vì quân phiệt gây vô vàn khó khăn không thể vào Miến Điện được. Thế giới tức quá. Ngoại Trưởng Pháp và Đại sứ Pháp tại Liên Hiệp Quốc kiến nghi Hội Đồng Bảo an cho thi hành nghị quyết cho quốc tế vào cứu trợ, không cần visas của nhà cầm quyền vì trường hợp khẩn cấp và LHQ đã có cơ sở pháp lý để làm điều đó. Độc tài CS, Trung Cộng và Việt Cộng chống thẳng tay. Nhiều tổ chức phi chánh phủ Mỹ nóng lòng nhân đạo đề nghị Mỹ lập cầu không vận thả thực phẩm xuống cho dân Miến Điện.
Ba, nhà cầm quyền quân phiệt chống chánh quyền Mỹ nên chống cả cứu trợ của Mỹ, chống người Mỹ là dất nước có nhiều phương tiện cứu trợ nhứt thế giói. Mỹ là nước giàu tiền của, giàu lòng nhân đạo nhưng chống độc tài quân phiệt Miến điện mạnh nhứt, nên bị nhà cầm quyền Miến Điện gần như cấm cửa không cho vào cứu trợ cho người dân Miến Điện. Ngay khi được tin, TT Bush đã giải ngân tức khắc 250 ngàn Mỹ Kim để cúu trợ khần cấp. Sau đó, Nhà Trắng công bố cứu trợ thêm 3 triệu. Tổng thống Mỹ còn cho biết sẵn sàng huy động Hải quân Mỹ tham gia cứu trợ. Một chiến hạm Mỹ đang nằm ở ngoài khơi bờ biển Thái Lan sẵn sàng tham gia cứu trợ. Nhưng theo tin tức ghi nhận đưọc từ Đại sứ Mỹ ở Thái Lan và phát ngôn viên Phủ TT Mỹ, dường như rất có thể chế độ quân sự Miến Điện sẽ từ chối sự trợ giúp của Washington. Chuyên viên lượng định và cứu trợ Mỹ chưa được Miến Điện cấp chiếu khán nhập cảnh. Thái độ của nhà cầm quyền quân phiệt Miến hoàn toàn khác với Indonesia sau khi bị sóng thần chết 168 ngàn người và Pakistan bị động đất chết 74 ngàn ngưòi, chánh quyền hai nước ấy yêu cầu quân đội Mỹ vào cứu cấp và cứu trợ vì Quân Đội Mỹ được huấn luyện kỷ lưỡng về công tác dân sự vụ.Nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện căm thù TT Bush đã tặng huy chương cao quý nhất của Quốc hội Mỹ cho lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi. TT Bush luôn cứng rắn, trừng phạt, cấm nhập cảnh, phong tỏà tài sản của những tướng tá Miến Điện có liên quan dến các vụ đàn áp nhân dân và ăn cắp tài sản quốc gia, khiến Miến Điện vẫn cứ là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Thù luôn Bà Bush đã công khai chê trách các tướng tá cầm quyền Miến điện và cơ quan thông tin tuyên truyền của họ được quốc tế thông báo, biết trước cơn bão lụt mà mà không thông báo cho người dân nên thiệt hại và tai hại mới lớn như vậy. Thêm vào đó, dân chúng Miến Điện thì đa số dân Miến Điện có thái độ thân phương Tây, thích Mỹ nên tương tá vốn thù Mỹ càng sợ Mỹ người dân sẽ theo Mỹ.
Bốn và sau cùng, trên thế giới này chưa thấy có đoàn cứu trợ ngoại quốc nào kể cả thành phần quân đội đến cứu trợ lại dính vào chuyện lật đổ một chánh quyền đang gặp khó khăn. Văn minh loài người, chuẩn mực đạo đức, tập tục ngoại giao không cho phép làm như vậy. Nhưng nhà cầm quyền quân phiệt chống Mỹ vào cứu trợ người dân đau khổ Miến Điện vì sợ cái bóng độc tài của mình và sợ dân lật đổ. Tướng tá cầm quyền Miến Điện là những người độc tài, bất tài vô tướng, đã làm cho Miến Điện một nước từng là nước xuất cảng gạo hạng nhứt thế giới trước Thế Chiến 2, tài nguyên phong phú, với dân số thuận tiện số đễ phát triển kinh tế nhứt, trở thành nước nghèo nàn lạc hậu nhứt thế giới. Cơn bão lụt Nargis có thể gây bất ổn chánh trị tiếp sau cơn bão giá cả đã suýt nữa làm thành cuộc cách mạng Ao Cà sa. Trong cơn bão Nargis nhà cầm quyền càng tỏ ra chỉ biết lo cho mình, để dân sống chết mặc bây, miển độc tài vững ghế là được. Tướng tá đã quá tệ, nặng óc địch và ta, chuyên tiêu diệt mục tiêu hơn là ổn định tình thế, thiếu óc chỉ huy tiên liệu, thiếu phản ứng đúng lúc, chậm trể khi đối phó, quan liêu cứng ngắc trong điều hành. Độc tài dù là độc tài cá nhân hay độc tài đảng phái, độc tài quân phiệt, hay độc tài tôn giáo, ở đâu, bao giờ bao giờ cũng lo bảo vệ quyền lực của mình hơn là lo cho dân. Nhưng chắc chắn văn minh Nhân Loại, lòng từ thiện của chánh quyền và nhân dân thế giới sẽ áp lực độc tài phải mở cửa cho quốc tế trong đó có Mỹ vào cứu trợ người dân Miến điện.