YANGON - Số người chết trong trận bão lốc Miến Điện có thể vượt hơn con số 100,000 người chết, theo lời một nhà ngoaị giao cao cấp Hoa Kỳ tại Miến Điện nói hôm Thứ Tư.
Viên chức ngoaị giao Mỹ từ Yangon là bà Shari Villarosa, nói là bà có thông tin là hơn 100,000 người chết.
Như thế, con số Hoa Kỳ có nhiều gấp 5 lần con số 22,000 người chết do chính phủ Miền ước tính.
Những người đói khát sau bão tấn công vài cửa hàng mở của tại châu thổ của sông Irrawaddy, nơi mà lương thực và cứu trợ khan hiếm sau trận bão nhiệt đới Nargis - LHQ uớc luợng số người không nhà là 1 triệu.
Xác người chết nổi trên mặt nuớc lụt pha lẫn nước biển - nhân chứng kể chuyện về những người sống sót cố gắng di chuyển bằng những con thuyền dùng mền làm buồm.
Tại Bangkok, phát ngôn viên Richard Horsey của phòng điều hợp viện trợ LHQ cho biết : cả lưu vực Irrawaddy chìm dưới nước lụt, và đây là 1 tai hoạ lớn mà chúng tôi đang đương đầu. Truyền thông nhà nước Miến Điện loan báo 22,000 người chết và 41,000 người mất tích - nhưng ông Horsey nói con số thật là cao hơn nhiều.
Ông Paul Risley, phát ngôn viên Chương Trình Luơng Thực LHQ tại Bangkok, dẫn lời cán sự nhân đạo cho biết người ta đấm đá nhau để cưóp hàng ở vài tiệm mở cửa.
Tại Yangon, tổ chức "Save The Children" đã bắt đầu phân phát thực phẩm, nồi niêu, tấm nhựa và viên lọc nước chlorine cho khoảng 230,000 người - ngoài ra, gạo, muối, đường đang được đưa tới vùng Irrawaddy. Tại Geneva, cơ quan của LHQ báo tin chính quyền Miến Điện đã cho phép 1 phi cơ chở cứu trợ phẩm sang, nhưng giấy phép cho đoàn công tác điều hợp chưa được cấp.
Điện đã có lại tại 1 phần nhỏ của Yangon, nhưng hầu hết cư dân không có nước, vì lệ thuộc máy bơm chạy bằng điện tại các giếng. Chính phủ Anh hứa giúp 9.8 triệu MK và Hoa Kỳ đề nghị 3 triệu. Hải quân Hoa Kỳ sẵn sàng tiếp sức tìm kiếm người mất tích, nhưng chắc là Yangon không chấp nhận sự hiện diện của binh sĩ Hoa Kỳ.
Đài phát thanh chính phủ loan báo cuộc trưng cầu dân ý ngày Thứ Bẩy 10-5 sẽ dời đến ngày 24-5 tại 40 trong 45 đơn vị trong vùng Yangon và 7 đơn vị ở lưu vực Irrawaddy. Các nơi khác vẫn bỏ phiếu như đã định.
*Người Miến Tại Hoa Kỳ Quyên Góp Cứu Trợ Đồng Hương
Các nhà sư Tây Tạng sống lưu vong tại Hoa Kỳ biết rằng không thể tin cậy nhóm quân nhân nắm quyền trong nước - nhưng, trước thảm cảnh của đồng hương, họ tập họp cộng đồng, vận động quyên góp để cứu giúp nạn nhân thiên tai.
Vùng New York có ước lượng 40,000 người Miến, gồm 1 số lớn tại quận Queens. Ông Moe Chan là người cầm đầu nhóm vận động dân chủ gọi là Burma Point nói : tốt hơn là chúng ta phải làm. Nữ ca sĩ Mar Mar May sẵn sàng đóng góp bằng tài năng - cô nói : tôi sống 1 mình ở đây, tôi cảm thấy đau khổ cho gia đình tôi và dân chúng trong nuớc. Nhà sư U Pannya Vamsa trong tổ chức Tăng Nhân Miến Điện Thế Giới yêu cầu dư luận thế giới áp lực với các Tướng để các cơ quan nhân đạo đưa người tới Miến Điện thực hiện các hoạt động cứu trợ.
* Bangkok Trở Thành căn Cứ Cứu Trợ Miến Điện
Nhiều tổ chức cứu trợ dùng thủ đô Thái Lan như căn cứ để mở ra các hoạt động nhân đạo tại Miến Điện sau trận bão giết hàng chục ngàn người. Theo biên bản của phiên họp cứu trợ tại Geneva, lực luợng hoạt động nhân đạo của các nước Thái Lan, Singapore, Italy, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Australia, Nam Hàn, Nhật, Israel và Hoa Kỳ đang chờ chiếu khán để đi Miến Điện.
Các nước và tổ chức quốc tế sẵn sàng tới Miến Điện cứu giúp nạn nhân thiên tai - nhưng, chính quyền quân nhân nước này trì hoãn thủ tục cấp chiếu khán. Singapore giúp nhiều vật phẩm trị giá 200,000 MK, gửi tới Yangon bằng phi cơ thuơng mại. Bộ y tế và Hồng Thập Tự Thái Lan chuyển thực phẩm, thuốc men và vật dụng trị giá 162,000 MK lên vận tải cơ C-130, và đây là chuyến thứ nhì. Ấn Độ tặng 8 tấn hàng chở bằng phi cơ quân sư.