Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Lộ Trình Chông Gai #2: TNS Obama

06/05/200800:00:00(Xem: 10872)

...chiến thắng của bà Hillary đã trở thành chuyện có thể xẩy ra, tuy không dễ...
Cách đây chỉ vỏn vẹn 18 tháng, ngoài tiểu bang Illinois hầu như chẳng ai biết Barack Hussein Obama là ai. Nghe cái tên thì cũng chẳng đoán nổi ông này người gì nữa. Iraq chăng"

Những người theo dõi tin tức chính trị Mỹ thì biết được đại khái ông Obama là một thượng nghị sĩ da đen trẻ, mới được bầu vào Thượng Viện liên bang tháng Mười Một năm 2004, tức là mới nhẩy vào chính trường Mỹ được trên dưới hai năm. Tên tuổi Obama nổi lên từ đại hội đảng Dân Chủ mùa hè năm 2004, khi ông đọc bài diễn văn cổ võ cho ứng viên tổng thống của Dân Chủ năm đó là thượng nghị sĩ John Kerry. Bài diễn văn thật hay khiến ông trở nên ngôi sao sáng chói mới mọc của đảng Dân Chủ.
Nước Mỹ là nước của thời cơ. Tân thượng nghị sĩ thấy ngôi sao của mình đang sáng chói nên vội nắm lấy cơ hội, nhẩy ra tranh cử thượng nghị sĩ tiểu bang Illinois vào cuối năm 2004 và đắc cử ngay. Nhưng chưa hết, cuối năm 2006 tức là vỏn vẹn mới hai năm làm thượng nghị sĩ trong một nhiệm kỳ sáu năm, ông cảm thấy cái ghế thượng nghị sĩ quá nhỏ, lại nhẩy ra tranh cử làm đại diện cho Dân Chủ trong cuộc bầu tổng thống Mỹ cuối năm 2008.

Lúc đó, chẳng ai coi chuyện này là chuyện đáng nói.

Lại một anh chính khách đầy tham vọng tìm cách đưa tên mình lên mặt báo, mặc dù vô vọng vẫn nhẩy ra tranh cử lấy tiếng, hy vọng đặt nền móng cho tương lai chính trị của mình. Dù sao cũng đã có gần một tá như vậy rồi, thêm một anh nữa càng vui thôi. “Vô vọng” vì lúc đó, tất cả mọi người đều nghĩ bà Hillary Clinton sẽ đương nhiên đánh bại bất kỳ ứng viên nào khác trong đảng Dân Chủ.

“Vô vọng” cũng vì ông này là người da đen. Trước đây hai lãnh tụ da đen như các mục sư Jesse Jackson và Al Sharpton đều thất bại hoàn toàn. Các tên tuổi lớn này còn chẳng đi đến đâu thì anh chàng vô danh này làm ăn được gì"

Dĩ nhiên, tất cả mọi người đều … lầm.
Từ tháng Hai năm 2007, mọi người bắt đầu nghe đến tên Barack Obama, mỗi ngày mỗi nhiều. Cái tên đệm “Hussein” được cất kỹ không ai nhắc đến. Trước hết vì tài ăn nói hùng hồn thao thao bất tuyệt của ông.

Nhưng hơn thế nữa, vì ông không giống bất cứ một ứng viên nào khác. Ông ra tranh cử tổng thống mà không cần một thành tích nào trong quá khứ để chứng tỏ khả năng. Cũng chẳng đưa ra một chương trình hay kế hoạch gì cụ thể để mọi người biết ông sẽ làm gì. Trên trang web của ông cũng có cương lĩnh trị quốc, dài lê thê, đầy đủ chi tiết về tất cả những chính sách người ta có thể nghĩ tới. Nhưng không ai đọc vì ai cũng biết đó chỉ là một thứ tiểu luận do các học giả thảo ra, toàn là ý kiến chung chung tốt đẹp nhưng vô nghĩa. Ông tranh cử chỉ dựa trên những bức tranh “hoành tráng” về một tương lai đẹp đẽ, hoà bình, phú cường và đoàn kết. Ai mà chẳng muốn vậy"
Ông đi vận động tranh cử khắp nước Mỹ. Đi đến đâu cũng thu hút được những con số kỷ lục người đến nghe. Một phần vì hiếu kỳ, nhưng phần lớn là các sinh viên cấp tiến trẻ bị thu hút bởi thông điệp “hy vọng vào tương lai” của ông. Trước một hiện tượng mới lạ, gây chấn động như vậy, báo chí Mỹ ùn ùn chạy theo tung hô ông này như một đấng Tiên Tri mới giáng thế.

Trận thư hùng đầu tiên trong cuộc tranh cử sơ bộ của Dân Chủ tại Iowa, ông bất ngờ hạ ngay bà Hillary. Nghiễm nhiên biến cuộc chạy đua bên Dân Chủ thành trận chiến gữa hai người, loại ra ngoài tất cả các ứng viên nặng nhẹ khác.

Chẳng mấy chốc, chỉ ba tháng sau khi các cuộc bầu cử sơ bộ bắt đầu, Obama đã thắng bà Hillary trên mọi phương diện: về số tiền ùng hộ, số cử tri, về số đại biểu, và về số tiểu bang. Ông cũng được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của những lãnh tụ lớn trong đảng Dân Chủ.

Sự thành công mau chóng của ông còn là hậu quả của một sự kiện mới trong chính trường Mỹ: ông là một chính khách “bất khả xâm phạm”. Trước hết vì ông chẳng có thành tích hay tỳ vết gì để chỉ trích, hay đặt vấn đề. Sau đó, hễ đụng vào ông là bị các đệ tử của ông lập tức la hoảng là “kỳ thị da đen” nên chẳng ai dám hó hé gì hết.
Nhưng rồi “câu chuyện thần tiên” (“fairy tale”, danh từ của Bill Clinton) cũng phải chấm dứt.

Kể từ tháng Ba năm 2008, hơn một năm sau khi cuộc chạy đua bắt đầu, cuộc tranh cử của ứng viên Obama bắt đầu gặp chông gai. Bắt đầu bằng những cơn bão nhỏ:
Bà Michelle Obama, vợ của Obama, trong một cơn say sóng, đứng trước sự hoan hô ầm ĩ của cử tọa, đã nổi hứng tuyên bố “lần đầu tiên trong đời, tôi cảm thấy hãnh diện làm công dân Mỹ”. Câu chuyện nhỏ phản ánh một cảm hứng nhất thời. Nhưng bị tố ngay là chẳng những đã phủ nhận biết bao thành công rực rỡ của văn minh Hợp Chủng Quốc trong bốn chục năm qua, lại còn thể hiện một cái nhìn ích kỷ, chỉ “hãnh diện” khi thấy nước Mỹ hoan hô đức phu quân thôi.

Rồi đến bức hình chụp bà Hillary, ông Richardson, ông Obama và một người nữa đứng dường như đang nghe quốc ca Mỹ. Tất cả mọi người đứng nghiêm chỉnh, để tay trên ngực, ngoại trừ Obama đứng dửng dưng, buông thõng hai tay, nhìn trời, dường như chẳng thèm để ý đến quốc ca quốc kiếc gì hết. Trong khi mấy người kia có đeo huy hiệu cờ Mỹ thì trên ngực Obama không có gì. Bức hình gây ra hàng loạt đấu khẩu về sự yêu nước, tôn trọng quốc ca quốc kỳ Mỹ của Obama. Ông Obama giải thích lúc đó không phải là hát quốc ca mà chỉ là hát bài America The Beautiful gì đó thôi, không cần phải để tay lên ngực. Còn huy hiệu quốc kỳ Mỹ có đeo hay không chẳng có ý nghĩa gì. Không phải cứ đeo là yêu nước, không đeo là không yêu nước.

Rồi đến chuyện tay tài phiệt đỡ đầu cho sự nghiệp chính trị của Obama, Tony Rezko, một người đã yểm trợ tiền cho Obama từ hai chục năm qua, đang bị hầu tòa vì tội lem nhem tham nhũng, mua bán gian lận gì đó. Chuyện chưa ngã ngũ vì tòa chưa tuyên án, và cũng vì quan hệ và vai trò của Obama trong những chuyện lem nhem ấy của Rezko chưa được rõ ràng lắm. Coi như là còn trong vòng nghi vấn, chưa xác định được là có tội.

Tiếp theo là chuyện quan hệ giữa Obama và William Ayers.
Cái ông Ayers này hồi thời chiến tranh Việt Nam cầm đầu một nhóm khủng bố “phản chiến” thân Cộng, có tên là The Weatherman Underground, đặt bom phá Ngũ Giác Đài và một vài nơi khác, gây tử thương cho nhiều người, trong đó có hai cảnh sát viên. Cho đến nay, ông này vẫn tiếc là chưa đánh bom đủ, chẳng chút gì hối hận ăn năn.


Ông Obama nói là chỉ quen biết sơ sơ ông Ayers này tại đại học Chicago là nơi cả hai ông đều là giáo sư. Nhưng thực tế, Obama đã mở tiệc tại nhà của Ayers để mở màn sự nghiệp chính trị của mình, ra tranh cử thượng nghị sĩ quốc hội Illinois năm 1996. Cả hai ông Obama và Ayers đều là thành viên Hội Đồng Quản Trị của Qũy Woods (Woods Foundation, không liên hệ gì đến tay chơi golf Tiger Woods), một tổ chức thiên tả thành lập để giúp sinh viên da đen cấp tiến. Ayers cũng đóng góp tài chánh tích cực cho cuộc tranh cử hiện nay của Obama.

Những chuyện trên tuy gây bối rối cho ông Obama, nhưng dù sao cũng chỉ là lựu đạn nhỏ, không cản được cơn lốc Obama. Chỉ giảm cường độ cơn lốc một ít.
Cho đến ngày hai trái bom lớn nổ tung.

Trái bom đầu tiên do mục sư Jeremiah Wright tung ra. Ông bị khui đã từng thuộc thành phần kỳ thị quá khích, chuyên đọc những bài giảng sặc mùi chống Mỹ và dân da trắng. Ông tố cáo chính phủ Mỹ cố tình tung ra vi khuẩn AIDS để diệt chủng dân da đen, cho rằng Mỹ ăn bom 9/11 là đáng đời vì lãnh hậu quả của chính sách khủng bố của Mỹ đối với các nước khác (gần đây là đánh Kuwait, xa hơn là thả bom nguyên tử tại Nhật,…), ông kêu gọi Chúa trừng phạt Mỹ (God damns America)…

Cả nước Mỹ sững sờ vì ông mục sư này chính là cha tinh thần của Obama từ hơn hai mươi năm qua, người đã từng chủ trì lễ thành hôn của Obama, và làm lễ rửa tội cho hai cô con của Obama.

Ông Obama vội lên tiếng qua một bài diễn văn về vấn đề này. Ông chỉ trích mục sư Wright chút đỉnh, rồi bênh vực ông ta, gọi ông ta là “người trong nhà” (nguyên văn: “he’s like family to me”), đổ lỗi cho báo chí bóp méo những lời giảng của ông mục sư, và lái vấn đề qua câu chuyện lớn là vấn đề kỳ thị chung tại Mỹ. Bài diễn văn của ông được báo chí cấp tiến hoan hô như bài diễn văn chính trị quan trọng và hay nhất từ khi tổng thống Lincoln đọc bài diễn văn Gettysburg cách đây một trăm năm chục năm.
Báo chí cấp tiến xúm lại bàn về vấn đề kỳ thị của dân da trắng, gia tài của chính sách nô lệ ngày xưa. Và quên đi mục sư Wright, chỉ nhắc lại tội lỗi trong quá khứ của dân da trắng. Kể ra thì ông Obama quả là một tay phù thủy hạng siêu, hoá giải một đại nạn một cách dễ dàng.

Obama tưởng đã thoát nạn. Ai ngờ ông mục sư bực mình, phản đòn lại. Ra mắt liên tục tại nhiều cuộc gặp gỡ quan trọng, mục sư Wright lớn tiếng xác nhận lập trường quá khích và những câu giảng nẩy lửa “God damns America” của ông. Không phải báo chí xuyên tạc gì hết. Ông cũng xác nhận những khác biệt căn bản về thể xác như tinh thần giữa dân da trắng và dân da đen, sặc mùi kỳ thị chống da trắng. Ông chọc quê dân da trắng không biết nhẩy nhót, nhái giọng của các Tổng thống Kennedy và Johnson. Ông ca ngợi lãnh tụ Hồi Giáo quá khích Louis Farrakhan (người chủ trương phải tiêu diệt nước Mỹ) là một vĩ nhân của thế kỷ 20 và 21. Ông cho rằng đụng chạm đến ông là đánh cả khối giáo dân da đen. Đã vậy, ông lại còn thòng theo một câu, cho rằng Obama bắt buộc phải tố giác ông vì Obama là một chính trị gia (politician), phải nói những gì cần nói.

Đấng Tiên Tri Obama từ trên trời rớt xuống thành một chính trị gia tầm thường như bao ngàn chính trị gia khác, với hành động mần tuồng giả dối khi cần thiết. Lập luận này cũng hết sức tai hại vì sẽ đánh tan ngay tất cả những lời tự biện hộ của Obama trong quá khứ cũng như tương lai.

Toàn giới truyền thông, dù thân Obama cách mấy, cũng phải đồng loạt kết án ông mục sư quá khích này, khiến Obama bắt buộc phải nặng lời chỉ trích sư phụ. Nhưng lại chỉ làm người ta nhớ lại câu nói của mục sư Wright, Obama là “một chính trị gia phải nói những gì chính trị gia cần nói”. Đúng là há miệng mắc quai.

Cái nan giải của Obama là ông chủ trương đoàn kết tất cả mọi sắc dân không phân biệt trắng, vàng, đen hay nâu. Nhưng quá trình 20 năm làm đệ tử ruột của một mục sư kỳ thị quá khích chỉ chứng tỏ Obama hoặc không thành thật trong chủ trương đoàn kết, hoặc đã chọn lầm sư phụ trong suốt hai mươi năm. Một người như vậy có thể làm tổng thống được không"

Thêm vào đó, ông cha tinh thần của Obama chống Mỹ như vậy thì thiên hạ có thể nêu vấn đề Obama có chia xẻ quan điểm đó hay không, nhất là khi ông không chịu đeo huy hiệu cờ Mỹ trên áo.

Trái bom thứ hai do chính Obama tung ra. Trong một buổi họp mặt riêng với một nhóm doanh nhân giàu có ủng hộ ông tại San Francisco, ông lên tiếng cho rằng giới trung lưu Mỹ đang gặp những khó khăn kinh tế, trở nên cay đắng (bitter), phải bám víu (cling to) vào tôn giáo và súng đạn. Câu nói này bị tiết lộ ra ngoài và ngay sau đó gây nên phản ứng dữ dội trong giới lao động trung lưu Mỹ trắng, đặc biệt là trong giới Công giáo.
Họ bất mãn vì niềm tin thiêng liêng của họ bị biến thành một thứ phao của những người cay đắng, bất mãn sự đời. Khẩu súng đối với dân Mỹ có giá trị đáng quý trọng như cái nhà, cái xe của họ, nay cũng bị coi như một dụng cụ để họ “xì hơi”, bớt ấm ức.
Quan trọng hơn nữa, thái độ này bị chỉ trích là có tính cách trịch thượng của kẻ thuộc giai cấp trí thức thượng lưu, coi rẻ dân lao động, trung lưu đang vật lộn với cuộc sống hàng ngày.

Dĩ nhiên là bà Hillary cũng như ông McCain đã không bỏ phí thời giờ khoét xâu thêm vết thương, triệt để khai thác câu nói này.
Những chông gai của bà Hillary có vẻ như là những chuyện cũ rích của quá khứ, lại có tính cách cá nhân, chỉ phản ánh tham vọng và tính trí trá của cá nhân bà, và bà đã loay hoay vượt qua được. Những vấn đề của ông Obama lại là những chuyện mới bị khui, còn nóng hổi, có thể vẫn chưa được khui hết. Đã vậy lại chỉ toàn là những chuyện lớn, đụng chạm đến những vấn đề lớn về chủng tộc (da trắng - da đen) và giai cấp (lao động - trung lưu - trí thức), gây cảm xúc mạnh nơi cử tri, đặc biết là thành phần lao động da trắng. Mất hậu thuẫn của dân lao động da trắng thì coi như Obama không còn hy vọng vào Tòa Nhà Trắng.

Cho đến nay, các cuộc thăm dò dư luận đều cho thấy ông Obama bị mất hậu thuẫn khá nhiều. Tuy chưa ai dám xác định vì những vụ này mà ông Obama sẽ thua lại bà Hillary, nhưng chiến thắng của bà Hillary đã trở thành chuyện có thể xẩy ra, tuy không dễ. Hoặc giả, dù ông Obama đắc cử đại diện cho Dân Chủ, chiến thắng của ông đối với đại diện Cộng Hòa McCain trong cuộc bầu cuối cùng tháng Mười Một tới cũng đã trở thành bấp bênh.

Con đường hoan lộ của Obama đã bất ngờ biến thành hoạn lộ (4-5-08).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.