Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Đà Nẵng Di Tản, Những Giờ Cuối Tại Bãi Biển Mỹ Khê

02/05/200800:00:00(Xem: 17882)

Tầu Trường Thành đưa 12,000 ngưòi di tản giờ chót ra khơi

Ký sự hình ảnh của TRẦN KHIÊM

Trên trang báo này là những hình ảnh cuộc di tản bi thảm tại bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng trong những ngày giờ cuối cùng của tháng 3 năm 1975 dưới mắt phóng viên Trần Khiêm.

Phóng viên Trần Khiêm, sinh năm 1933 tại Thừa Thiên, Huế, tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật làm hình, làm phim tại Hoa Kỳ,  làm việc với hai hãng Truyền Hình ABC và CBS tại vùng I chiến thuật. Là phóng viên  duy nhất còn sót lại tại Đà Nẵng vào những ngày cuối cùng của tháng 3 năm 1975.

Vào thời điểm này, anh Khiêm làm việc cho Hãng Truyền Hình ABC Trong khi thành phố Đà Nẵng rối loạn với sự tiếp nhận hằng trăm người dân từ hai tỉnh Quảng Trị,

Phóng viên Trần Khiêm

Thừa Thiên Huế vào lánh nạn và trong lúc mọi người tìm cách ra đi khỏi thành phố thì anh Trần Khiêm vẫn có mặt trong thành phố, xách máy hình đi khắp nơi ghi lại cảnh rối loạn và đau buồn của người dân và quân đội. Cho đến chiều tối ngày 29 tháng 3 năm 1975, anh Khiêm cùng một số Tướng lãnh và quân đội mới lội ra biển Mỹ Khê để lên tàu vào Nam. Trong số 12 tướng lãnh có Trung Tướng Ngô Quang Trưởng. Trong bối cảnh của ngày 28 tháng 3, anh Khiêm đã chứng kiến không biết bao cảnh thê lương, những cảnh đau lòng, khi cha mẹ leo lên tàu, thả dây xuống tàu buộc con vào để kéo lên, nhưng không may sợi dây đứt hoặc vì sự chen lấn, tranh nhau lên tàu, con rơi xuống biển..v..v.. cảnh hằng chục chiếc Thiết Vận xa M.113 lao ra biển để làm đầu cầu leo lên tàu, nhưng một số binh sĩ và cả sĩ quan không leo lên tàu được và thiết vận xa chìm dần chìm dần xuống biển sâu.

Nhiều chục ngàn người nằm ngồi chờ đợi ngày đêm tại cảng Đà Nẵng với hy vọng sẽ được tàu Trường Thành chở đi, nhưng chờ đợi mãi số người này bỏ đi tìm nơi khác để rồi khi tàu nhổ neo họ không có mặt trên  tàu. Theo phóng viên Trần Khiêm thì cảnh di tản này diễn ra vô cùng đau buồn khi chiếc thương thuyền Trường Thành cập cảng Đà Nẵng từ nhiều tháng trước chờ bốc hàng đã không có hàng, phải neo tại bến và hằng chục ngàn người chen lấn leo lên tàu chờ đợi di tản. Nhưng tàu không có lệnh rời bến. Tuy vậy cuối cùng tàu Trường Thành cũng rời cảng Đà Nẵng vào trưa ngày 28 tháng 3  mang theo khoảng 12, 000 dân tỵ nạn Đà Nẵng về Saigon an toàn, mặc dù trên Hải trình dài đã trải qua bao nhiêu sóng gió và Thủy thủ đoàn phải tìm mọi cách né tránh sự dòm ngó của Hải Quân CSVN hoạt động mạnh trên biển Đông kể từ tháng 1 năm 1975.

Hồi tưởng cuộc di tản đau thương từ Đà Nẵng, Trần Khiêm cho biết là chiều ngày 28 tháng 3 năm 1975, Trung tướng Ngô Quang Trưởng và 11 vị Tướng khác có mặt tại Đà Nẵng đã họp tại Quân trấn để đặt kế hoạch giữ Đà Nẵng theo lệnh của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, trong khi ấy thì  các Sư Đoàn Dù, Sư đoàn TQTC và sư Đoàn 2 rút khỏi Quảng Trị, Thừa Thiên và tập trung về Đà Nẵng. Phiên họp tại Quân trấn Đà Nẵng giải tán vào lúc 6 giờ chiều ngày 28 tháng 3 thì  mạnh ai nấy tìm cách về nhà đưa vợ con di tản.

Sau khi đã gởi gia đình theo một chuyến bay vào chiều ngày 27 tháng 3 theo kế hoạch di tản của Tổng lãnh sự Mỹ tại Đà Nẵng với toán phóng viên Quốc tế tại Trung tâm báo chí Đà Nẵng (Danang Press Center) đặt tại Cổ Viện Chàm, anh Khiêm ở lại  theo dõi từng diễn biến của Đà Nẵng.  Anh Khiêm kể "Chiều ngày 28 tháng 3, tôi đến Quân cảng Đà Nẵng cầu Trịnh Minh Thế để chờ tàu. Nhưng tại đây một đơn vị pháo 155m/m thuộc sư đoàn Dù do Đại úy Sa chỉ huy được lệnh xuống tàu về Saigon bảo vệ thủ đô. Nhưng theo tôi biết thì đơn vị pháo này không bao giờ xuống tàu vì tàu không cập bến. Những khẩu đại bác 155m/m này sau đó đã lọt vào tay kẻ thù."

Sau khi đơn vị pháo binh chiến quân cảng và biết chắc không có tàu đến chở đi, anh Khiêm và đại úy Sa tìm cách đến bãi biển Mỹ Khê. Tại đây anh chứng kiến cảnh hổn loạn và đau buồn hằng chục chiếc thiết vận xa M/13 làm đầu cầu nối ra biển để lên tàu. Nhưng không phải những chiếc vận xa nào cũng đều cập vào tàu há mồm được, có những chiếc chìm xuống biển sâu và một số binh sĩ biết lội thì còn sống sót, số không biết lội đã bị chìm dần xuống đáy biển Mỹ Khê. Theo anh Khiêm thì tại bãi biển Mỹ Khê có đến khoảng 5 sư đoàn quân và 12 vị tướng lãnh chờ đợi tàu đi đến di tản vào Nam trong một cơn hổn loạn đau buồn của tháng 3 năm 1975.

Cuối cùng, vào khoảng nửa đêm thì Hải Quân cho tàu há mồm vào bốc đi. Thế nhưng chỉ chở được một số. Đa số còn lại không rời được bãi biển Mỹ Khê và họ đã chờ đợi cho đến sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975, đa số bị cộng sản vây bắt một số chết vì bị pháo của Cộng Sản bắn vào khu tập trung quân đội. Đau buồn thay là trong đêm 28 tháng 3 đã có những vụ tự sát tập thể của một số sĩ quan, binh sĩ không muốn lọt vào tay quân thù.

Phóng viên Trần Khiêm đến Mỹ năm 75,  anh tiếp tục học và tốt nghiệp cao học ngành Fine Art (Master Degree of Fine Arts Emphasis in photography) tại trường Golden State University of California, năm 1983. Sau nhiều năm làm nghề hình tại khu Little Saigon,  anh Trần Khiêm hiện đã về hưu còn giữ lại gần 1000 tấm hình do anh chụp cảnh đau thương của dân các tỉnh Quảng Trị, thừa Thiên Huế và Đà Nẵng từ tháng 1 năm 1975 đến ngày cuối cùng 28 tháng 3 năm 1975.

Bài trích theo Hoàng Phúc

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.