Vĩnh biệt nhà thơ Huy Cận: Lửa thiêng nay đã về trời! Đó là nhan đề một bản tin trên hãng thông tấn nhà nước VietNamNet, về cái chết của Huy Cận, một thi sĩ lớn của phong trào thơ mới và đã có ảnh hưởng nhiều thập niên vào nền văn học ở quê nhà. Bản tin tóm lược như sau.
Nhà thơ Huy Cận đã qua đời ở tuổi 86...
Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, sinh ngày 31/5/1919, tại làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình nhà Nho nghèo yêu nước. Ông đậu Tú tài Tây ở Huế, sau đó theo học và tốt nghiệp kỹ sư Canh Nông Hà Nội (năm 1943).
Ngay từ khi còn trẻ ông đã thể hiện một tài năng thơ ca đặc biệt. Tập thơ đầu tay của ông có tên "Lửa thiêng" xuất bản năm 1940, đánh dấu sự có mặt của Huy Cận, một nhà thơ lớn của dân tộc suốt 65 năm qua.
Sau một thời gian bị bệnh nặng, mặc dầu được các thầy thuốc tận tình cứu chữa, nhưng do tuổi cao, sức yếu, nhà thơ Huy Cận đã qua đời tại thủ đô Hà Nội ngày 19/2/2005 (nhằm ngày 11 tháng Giêng năm Ất Dậu), thọ 86 tuổi.
Bản tin nhà nước ghi các chi tiết về nhà thơ Huy Cận như sau.
Tên thật là Cù Huy Cận sinh ngày 31/5/1919 tại làng Ân Phú, huyện Hương Sơn - Hà Tĩnh. Đại biểu Quốc hội khoá I, II, VII.
Bộ trưởng đặc trách Văn hoá thông tin của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng. Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn hoá Nghệ thuật đợt I (1996)
Tác phẩm: Lửa thiêng (1940); Kinh Cầu tự (1942); Vũ trụ ca (1943); Trời mỗi ngày lại sáng (1958); Đất nở hoa (1960); Chiến trường gần, chiến trường xa (1973); Ngày hằng sống - Ngày hàng thơ (1975); Ngôi nhà giữa nắng (1978)....
Riêng đối với người Việt hải ngoại, nhà thơ Huy Cận được ghi nhớ nhiều nhất là qua ca khúc “Ngậm Ngùi,” một bài thơ của ông được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc.
“Nắng chia nửa bãi chiều rồi...” Với ông, buổi chiều đã tới. Điều ghi nhận thêm, nhiều thập niên về sau, thi sĩ không sáng tác nhiều nữa, và có vẻ như giữ im lặng trước nhiều vấn đề.
Nhà thơ Huy Cận đã qua đời ở tuổi 86...
Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, sinh ngày 31/5/1919, tại làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình nhà Nho nghèo yêu nước. Ông đậu Tú tài Tây ở Huế, sau đó theo học và tốt nghiệp kỹ sư Canh Nông Hà Nội (năm 1943).
Ngay từ khi còn trẻ ông đã thể hiện một tài năng thơ ca đặc biệt. Tập thơ đầu tay của ông có tên "Lửa thiêng" xuất bản năm 1940, đánh dấu sự có mặt của Huy Cận, một nhà thơ lớn của dân tộc suốt 65 năm qua.
Sau một thời gian bị bệnh nặng, mặc dầu được các thầy thuốc tận tình cứu chữa, nhưng do tuổi cao, sức yếu, nhà thơ Huy Cận đã qua đời tại thủ đô Hà Nội ngày 19/2/2005 (nhằm ngày 11 tháng Giêng năm Ất Dậu), thọ 86 tuổi.
Bản tin nhà nước ghi các chi tiết về nhà thơ Huy Cận như sau.
Tên thật là Cù Huy Cận sinh ngày 31/5/1919 tại làng Ân Phú, huyện Hương Sơn - Hà Tĩnh. Đại biểu Quốc hội khoá I, II, VII.
Bộ trưởng đặc trách Văn hoá thông tin của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng. Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn hoá Nghệ thuật đợt I (1996)
Tác phẩm: Lửa thiêng (1940); Kinh Cầu tự (1942); Vũ trụ ca (1943); Trời mỗi ngày lại sáng (1958); Đất nở hoa (1960); Chiến trường gần, chiến trường xa (1973); Ngày hằng sống - Ngày hàng thơ (1975); Ngôi nhà giữa nắng (1978)....
Riêng đối với người Việt hải ngoại, nhà thơ Huy Cận được ghi nhớ nhiều nhất là qua ca khúc “Ngậm Ngùi,” một bài thơ của ông được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc.
“Nắng chia nửa bãi chiều rồi...” Với ông, buổi chiều đã tới. Điều ghi nhận thêm, nhiều thập niên về sau, thi sĩ không sáng tác nhiều nữa, và có vẻ như giữ im lặng trước nhiều vấn đề.
Gửi ý kiến của bạn