Hôm nay,  

Công Trình Xây Rồi Bỏ

25/11/200700:00:00(Xem: 2775)

Bạn,

Theo báo SGGP, từ nhiều năm trở lại đây,  các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn (ngoại thành Sài Gòn)... đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng nhiều công trình cải thiện môi trường đất ngoại thành (tháo chua, rửa phèn, đưa nước ngọt sâu vào nội đồng và chống ngập úng). Tuy nhiên, không ít công trình đưa vào sử dụng chưa được bao lâu đã có dấu hiệu xuống cấp, không phát huy hết tác dụng theo thiết kế ban đầu, thậm chí bị bỏ hoang phế ngay sau khi được kiểm định rằng đã xây dựng hoàn tất. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này như sau.

Tại huyện Hóc Môn và Củ Chi có 2 công trình xây xong rồi bỏ là công trình trạm bơm nước xã Tân Thới Nhì và trạm bơm nước xã Phú Hòa Đông. Hàng chục tỷ đồng đã được đầu tư cho việc nạo vét các con rạch dẫn nước từ hệ thống sông Sài Gòn, rạch An Hạ và việc xây dựng, lắp đặt trạm bơm. Thế nhưng chúng chưa một lần hoạt động dù hàng chục năm đã trôi qua. Hiện  hai công trình trạm bơm này đang trong cảnh hoang phế và rệu rã.

Công trình thủy lợi Khu B xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh được đầu tư trên 30 tỷ đồng để làm bờ bao, chống ngập cho hơn 1 ngàn hécta lúa, mía của xã. Trên lý thuyết là vậy, còn thực tế từ năm 2002 đến nay, do đền bù dang dở, những tuyến đê bao đã xây xong bắt đầu xuống cấp rất nghiêm trọng. Mỗi năm huyện phải trích ngân sách trên 30 triệu đồng để gia cố lại những đoạn đê này nhưng ngập vẫn hoàn ngập.

Năm 1997, công trình thủy lợi xây dựng kênh N31A-16 của huyện Củ Chi để dẫn nước về vùng khô của các ấp của xã Tân Phú Trung được khởi công. Đây là con kênh âm, được thiết kế xây dựng bằng bê tông, có tổng chiều dài gần 3km. Theo chủ đầu tư dự án, con kênh này ra đời là để "tiếp sức" cho nông dân trồng cây ăn trái, hoa màu trên vùng đất vốn cằn cỗi. Thế nhưng đối với nông dân, đây là công trình không thiết thực vì đồng đất Tân Phú Trung  nơi có con kênh chảy qua,  bên dưới đều có mạch nước ngầm cạn nên mùa nắng đã có nước ngầm còn mùa mưa thì đã có nước mưa. Do vậy, tại sao lại phải mua nước từ con kênh" (Người dân nếu muốn lấy nước từ kênh thì vừa phải đóng tiền mua nước cho chủ đầu tư kênh, vừa phải đầu tư mua thiết bị máy bơm, dây ống nước, tiền điện...). Chính vì những lý do này mà hơn 8 năm qua, con kênh tốn tiền bạc tỷ này vẫn nằm khô queo giữa cánh đồng.

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, không chỉ thế, con kênh nói trên hiện giờ là gánh nặng cho hàng ngàn người dân sống trong khu vực vì nó đi qua đường nông thôn, sân banh, nhà cửa, vườn tược... của họ, chia đất đai của họ thành nhiều mảnh vụn. Thậm chí có những đoạn kênh luồn vào cả trong sân, trong nhà của người dân. Hơn nữa vì đã lâu không sử dụng nên cây cối, cỏ hoang mọc um tùm, phủ kín cả dòng kênh và con kênh trở thành môi trường sống lý tưởng cho chuột, rắn, rết...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.