Việc áp dụng án tử hình đã đạt đến một mức độ mà một cuộc tranh luận, được Nhà Nước khuyến khích, đang đặt dấu hỏi về hiệu quả răn đe của nó. Chính quyền Trung Quốc đang nhắm đến việc thay đổi dần luật pháp trong lãnh vực này.
Thứ 4, ngày 9 tháng 2, ngày đầu năm âm lịch, Trung Quốc đã bị nêu tên bởi Hội Ân Xá Quốc Tế vì đã tử hình đến 200 người chỉ trong 2 tuần. Trong một nước hiện giữ kỷ lục thế giới về lãnh vực này, con số này chắc chắn còn thấp bởi vì nó chỉ dựa trên những thông tin do báo chí Nhà Nước đưa ra.
Nó đã trở thành thông lệ cứ trước Tết, chính quyền Trung Quốc lại tiến hành tử hình tội nhân trong khi những tiếng nói chống án tử hình vẫn chỉ là một thiểu số nhỏ giới hạn trong giới luật sư. Phần lớn cho rằng trong lúc này chưa nên hủy bỏ án tử hình, nhưng một số nghĩ rằng có thể giảm thiểu mức độ áp dụng án tử hình.
Trong tinh thần đó, một cuộc tranh luận bắt đầu, và có cả sự tham gia của các nhà chức trách. "Trong bối cảnh luật hình sự đang được thay đổi, luật pháp có thể được phát triển sao cho án tử hình khong còn áp dụng cho một số tội phạm," thứ trưởng bộ Tư Pháp Trung Quôc, ông Trương Quân tuyên bố.
Cuộc tranh luận này, từ lâu chỉ giới hạn trong phạm vi hàn lâm, đang dần có được sự tham gia của chính quyền ngày càng tỏ rõ quan điểm của mình hơn sau một chiến dịch truyền thông đặt dấu hỏi về tính chất hữu hiệu của án tử hình qua một số bài báo.
Trong cuộc hội thảo, tổ chức vào tháng 12 năm 2004 ở tỉnh Hồ Nam, các chuyên gia đã đi đến nhất trí là "hủy bỏ án tử hình là dấu hiệu của một xã hội văn minh." Giáo sư Qiu Xinglong, giảng dạy ở phân khoa quyền công dân thuộc Đại Học Xiangtan, gần đây còn táo bạo hơn khi lập luận rằng "luật pháp công nhận tôi nhân cũng là người, và họ cũng có quyền được sống. Chính quyền không thể từ chối quyền cơ bản này đối với họ."
Thứ Trưởng Bộ Tư Pháp Trung Quốc, cũng tham dự hội thảo trên, nhận xét rằng chỉ có cải cách "hệ thống luật hình sự" mới có thể đáp ứng câu hỏi này. "Trong tinh thần đó," ông ta nói "cần phải xem xét việc áp dụng các án tù dài hạn hơn, hai mươi hay ba mươi năm, để có thẻ giảm số án tử hình." Phần đông tội phạm bị kết án chung thân thường được thả tự do sau mười lăm hay mười sáu năm.
"Tôi nghĩ cần phải giới hạn án tử hình đối với những tội bạo lực nghiêm trọng: giết người, bắt giữ con tin, hãm hiếp, và buôn bán ma túy," giáo sư Đại Học Nhân Dân Bắc Kinh Xie Wangyuan nhận xét. Theo ông này thì "các tội kinh tế," như tham nhũng, hối lộ - tệ nạn mà chính quyền Trung Quốc ưu tiên bài trừ hàng đầu - không nên bị trừng phạt bằng bản án tối hậu.
Không phải là một trong số các tiếng nói đòi hủy bỏ án tử hình, Giáo sư Xie cho rằng trong xã hội Trung Quốc có những "lý do văn hóa" giải thích cho án tử hình. "Không phải vì luật pháp của một nước quy định án tử hình mà điều đó làm cho hệ thống luật pháp dó tệ hại. Tôi biết có khuynh hướng, nhất là ở Châu Âu, xem phương pháp trừng phạt này là trái nghịch với quyền con người. Tôi không đồng ý, mặc dù tôi cũng thấy cần phải giới hạn việc áp dụng án này." Giáo sư Xie nói tiếp, "Tính chất răn đe là có thật, nỗi ám ảnh sẽ bị xử tử làm chùn bước những tên tội phạm. Có 1 câu thành ngữ cổ: "Thà sống trong khổ nhục còn hơn chết trong sung túc." Có hai phản ứng ở Trung Quốc về vấn đề này: phần lớn người dân đồng ý với việc duy trì án tử hình. Duy giới học giả và luật gia thì dè dặt hơn."
Một khả năng khác nhằm giảm số án tử hình là "Tòa Án Nhân Dân Tối Cao" là cơ quan có thẩm quyền duy nhất quyết định. Hiện nay, các bản án tử hình được tuyên bố sơ thẩm bởi các tòa án địa phương, và rồi cũng chính các tòa án này đưa ra quyết định chung thẩm. Các quan tòa ở các tỉnh vì thế có quyền hạn quá lớn. "Các tiêu chuẩn ở các tòa án này cũng không giống nhau," Giáo sư Xie giải thích.
Theo luật sư Wang Mingdi, quyền hạn của các toa án địa phương là hệ quả của các pháp lệnh công bố năm 1983 khi mà Nhà Nước lúc đó đang ra quyết tâm bài trừ tội ác. "Tình thế đã khác rất nhiều sau 20 năm." Thật thế, tội phạm gần đây đã không giảm mà còn tăng trong năm 2004, theo Bộ Trưởng Bộ An Ninh, hôm thứ 6 ngày 4 tháng 2: 4 triệu 700 ngàn tội án xảy ra trong nước, tăng hơn 7% so với năm trước.
Hố ngăn cách giàu nghèo trong xã hội vẫn là lý do cơ bản của tội phạm, tính chất răn đe trong các bản án tử hình vẫn không có hiệu quả bao nhiêu. Trong bối cảnh mở cửa kinh tế xã hội ra với thế giới, Trung Quốc không thể đặt kinh tế lên bàn mổ xẻ được. Một Nghị viên thành phố Trùng Khánh tiết lộ, trong năm 2004, có đến 10 ngàn người bị tử hình. "Con số đó nhiều gấp 5 lần tổng số người bị tử hình trên khắp thế giới mỗi năm." Tiết lộ này đã là 1 sụ kiện vô tiền khoáng hậu bởi chưa bao giờ chính quyền Trung Quốc đưa ra một con số chính thức về số người bị tử hình ở nước mình.
Lời bàn của người dịch:
Con số 10 ngàn người bị tử hình một năm ở Trung Quốc cũng vào khoảng số người chết ở Iraq mỗi năm. Nói thế cũng có nghĩa ở Trung Quốc đang có 1 cuộc chiến tranh. Chiến tranh ngầm giữa Nhà Nước và tội phạm. Và mức độ thiệt hại nhân mạng của cuộc chiến đó cũng kinh hoàng như ở Iraq.
Lại nữa, việc đa số người dân Trung Quốc đồng ý duy trì án tử hình ở nước này thì cũng giống như đa số người dân Nga đồng ý với chính sách cứng rắn của Tổng Thống Putin nhằm ổn định xã hội. Người dân ở 2 nước này còn chưa được thật sự tự do nhưng lại đồng ý với những biện pháp, chính sách cứng rắn của chính quyền, mặc dù thế giới thì phê bình, lên án.
Như vậy độc tài đôi khi là cần thiết hay là khi người ta sống trong xã hội khép kín, độc Đảng, Nhà Nước quyết định tất cả cho dân đã mấy thế hệ thì người ta lại xem đó mới là phương pháp hữu hiệu nhất để bình thiên hạ"
(dịch theo Le Monde)
Thứ 4, ngày 9 tháng 2, ngày đầu năm âm lịch, Trung Quốc đã bị nêu tên bởi Hội Ân Xá Quốc Tế vì đã tử hình đến 200 người chỉ trong 2 tuần. Trong một nước hiện giữ kỷ lục thế giới về lãnh vực này, con số này chắc chắn còn thấp bởi vì nó chỉ dựa trên những thông tin do báo chí Nhà Nước đưa ra.
Nó đã trở thành thông lệ cứ trước Tết, chính quyền Trung Quốc lại tiến hành tử hình tội nhân trong khi những tiếng nói chống án tử hình vẫn chỉ là một thiểu số nhỏ giới hạn trong giới luật sư. Phần lớn cho rằng trong lúc này chưa nên hủy bỏ án tử hình, nhưng một số nghĩ rằng có thể giảm thiểu mức độ áp dụng án tử hình.
Trong tinh thần đó, một cuộc tranh luận bắt đầu, và có cả sự tham gia của các nhà chức trách. "Trong bối cảnh luật hình sự đang được thay đổi, luật pháp có thể được phát triển sao cho án tử hình khong còn áp dụng cho một số tội phạm," thứ trưởng bộ Tư Pháp Trung Quôc, ông Trương Quân tuyên bố.
Cuộc tranh luận này, từ lâu chỉ giới hạn trong phạm vi hàn lâm, đang dần có được sự tham gia của chính quyền ngày càng tỏ rõ quan điểm của mình hơn sau một chiến dịch truyền thông đặt dấu hỏi về tính chất hữu hiệu của án tử hình qua một số bài báo.
Trong cuộc hội thảo, tổ chức vào tháng 12 năm 2004 ở tỉnh Hồ Nam, các chuyên gia đã đi đến nhất trí là "hủy bỏ án tử hình là dấu hiệu của một xã hội văn minh." Giáo sư Qiu Xinglong, giảng dạy ở phân khoa quyền công dân thuộc Đại Học Xiangtan, gần đây còn táo bạo hơn khi lập luận rằng "luật pháp công nhận tôi nhân cũng là người, và họ cũng có quyền được sống. Chính quyền không thể từ chối quyền cơ bản này đối với họ."
Thứ Trưởng Bộ Tư Pháp Trung Quốc, cũng tham dự hội thảo trên, nhận xét rằng chỉ có cải cách "hệ thống luật hình sự" mới có thể đáp ứng câu hỏi này. "Trong tinh thần đó," ông ta nói "cần phải xem xét việc áp dụng các án tù dài hạn hơn, hai mươi hay ba mươi năm, để có thẻ giảm số án tử hình." Phần đông tội phạm bị kết án chung thân thường được thả tự do sau mười lăm hay mười sáu năm.
"Tôi nghĩ cần phải giới hạn án tử hình đối với những tội bạo lực nghiêm trọng: giết người, bắt giữ con tin, hãm hiếp, và buôn bán ma túy," giáo sư Đại Học Nhân Dân Bắc Kinh Xie Wangyuan nhận xét. Theo ông này thì "các tội kinh tế," như tham nhũng, hối lộ - tệ nạn mà chính quyền Trung Quốc ưu tiên bài trừ hàng đầu - không nên bị trừng phạt bằng bản án tối hậu.
Không phải là một trong số các tiếng nói đòi hủy bỏ án tử hình, Giáo sư Xie cho rằng trong xã hội Trung Quốc có những "lý do văn hóa" giải thích cho án tử hình. "Không phải vì luật pháp của một nước quy định án tử hình mà điều đó làm cho hệ thống luật pháp dó tệ hại. Tôi biết có khuynh hướng, nhất là ở Châu Âu, xem phương pháp trừng phạt này là trái nghịch với quyền con người. Tôi không đồng ý, mặc dù tôi cũng thấy cần phải giới hạn việc áp dụng án này." Giáo sư Xie nói tiếp, "Tính chất răn đe là có thật, nỗi ám ảnh sẽ bị xử tử làm chùn bước những tên tội phạm. Có 1 câu thành ngữ cổ: "Thà sống trong khổ nhục còn hơn chết trong sung túc." Có hai phản ứng ở Trung Quốc về vấn đề này: phần lớn người dân đồng ý với việc duy trì án tử hình. Duy giới học giả và luật gia thì dè dặt hơn."
Một khả năng khác nhằm giảm số án tử hình là "Tòa Án Nhân Dân Tối Cao" là cơ quan có thẩm quyền duy nhất quyết định. Hiện nay, các bản án tử hình được tuyên bố sơ thẩm bởi các tòa án địa phương, và rồi cũng chính các tòa án này đưa ra quyết định chung thẩm. Các quan tòa ở các tỉnh vì thế có quyền hạn quá lớn. "Các tiêu chuẩn ở các tòa án này cũng không giống nhau," Giáo sư Xie giải thích.
Theo luật sư Wang Mingdi, quyền hạn của các toa án địa phương là hệ quả của các pháp lệnh công bố năm 1983 khi mà Nhà Nước lúc đó đang ra quyết tâm bài trừ tội ác. "Tình thế đã khác rất nhiều sau 20 năm." Thật thế, tội phạm gần đây đã không giảm mà còn tăng trong năm 2004, theo Bộ Trưởng Bộ An Ninh, hôm thứ 6 ngày 4 tháng 2: 4 triệu 700 ngàn tội án xảy ra trong nước, tăng hơn 7% so với năm trước.
Hố ngăn cách giàu nghèo trong xã hội vẫn là lý do cơ bản của tội phạm, tính chất răn đe trong các bản án tử hình vẫn không có hiệu quả bao nhiêu. Trong bối cảnh mở cửa kinh tế xã hội ra với thế giới, Trung Quốc không thể đặt kinh tế lên bàn mổ xẻ được. Một Nghị viên thành phố Trùng Khánh tiết lộ, trong năm 2004, có đến 10 ngàn người bị tử hình. "Con số đó nhiều gấp 5 lần tổng số người bị tử hình trên khắp thế giới mỗi năm." Tiết lộ này đã là 1 sụ kiện vô tiền khoáng hậu bởi chưa bao giờ chính quyền Trung Quốc đưa ra một con số chính thức về số người bị tử hình ở nước mình.
Lời bàn của người dịch:
Con số 10 ngàn người bị tử hình một năm ở Trung Quốc cũng vào khoảng số người chết ở Iraq mỗi năm. Nói thế cũng có nghĩa ở Trung Quốc đang có 1 cuộc chiến tranh. Chiến tranh ngầm giữa Nhà Nước và tội phạm. Và mức độ thiệt hại nhân mạng của cuộc chiến đó cũng kinh hoàng như ở Iraq.
Lại nữa, việc đa số người dân Trung Quốc đồng ý duy trì án tử hình ở nước này thì cũng giống như đa số người dân Nga đồng ý với chính sách cứng rắn của Tổng Thống Putin nhằm ổn định xã hội. Người dân ở 2 nước này còn chưa được thật sự tự do nhưng lại đồng ý với những biện pháp, chính sách cứng rắn của chính quyền, mặc dù thế giới thì phê bình, lên án.
Như vậy độc tài đôi khi là cần thiết hay là khi người ta sống trong xã hội khép kín, độc Đảng, Nhà Nước quyết định tất cả cho dân đã mấy thế hệ thì người ta lại xem đó mới là phương pháp hữu hiệu nhất để bình thiên hạ"
(dịch theo Le Monde)
Gửi ý kiến của bạn