Đây là lời ca cảm động nhất trong ca khúc “Việt Nam, Việt Nam” của nhạc sỹ lão thành Phạm Duy mà ít có người Việt Nam nào chưa từng nghe, chưa từng hát. Tôi không thể tưởng tượng câu hát này đã được cất lên bao nhiêu triệu lần, ở bao nhiêu địa danh trên trái đất này; nhất là sau 1975, người Việt hầu như có mặt khắp năm châu bốn biển và mỗi lần cất tiếng hát lên là mỗi lần lệ chảy, dù chảy bên ngoài hay thầm lặng bên trong.
Vậy mà, điều tôi bất thần nhận ra trong buổi lễ tưởng niệm nhà cách mạng Trương Tử Anh, lãnh tụ của Đại Việt Cách Mạng Đảng ở hội trường Fiap tại Paris ngày 12 tháng 12 năm 2004 vừa qua đã khiến tôi bàng hoàng đến mức chết lặng !. Hôm đó chúng tôi được mời đến dự lễ và cũng để giới thiệu tuyển tập Đường Thiên Lý vừa tái bản với ba ngôn ngữ Việt-Pháp-Anh. Tuyển tập này chúng tôi vừa ra mắt tại đại sảnh Thượng viện Pháp ngày 4 tháng 12 năm 2004 với mục đích ngắn gọn là người Pháp nợ dân tộc Việt Nam một lời xin lỗi khi họ phổ biến tấm hình thủ cấp mười ba anh hùng của dân tộc Việt Nam mà họ chém đầu tại pháp trường Yên Bái ngày 17 tháng 6 năm 1930, rồi ghi chú là thủ cấp những kẻ cướp biển!
Sau buổi lễ vô cùng trang nghiêm và cảm động, toàn thể hội trường đã đứng lên, hướng về khán đài nơi có quốc kỳ và đảng kỳ, cùng cất tiếng hát ca khúc “Việt Nam Việt Nam” của nhạc sỹ Phạm Duy. Lá cờ nền đỏ với ngôi sao trắng giữa vòng tròn xanh dương là đảng kỳ chung của Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Quốc Dân Đảng. Lá cờ này tôi đã có dịp thấy rất nhiều lần không phải chỉ vì tôi là đảng tử, đảng tôn trong gia đình VNQDĐ mà còn vì tôi là người Việt Nam. Đối với tôi, dù anh hùng tử sỹ của bất cứ đảng phái nào, khi đã vị quốc vong thân thì đều trở thành anh hùng của dân tộc. Đảng chỉ là hình thức quy tụ những người cùng chung chí hướng, cùng đồng ý phương thức hành động, để cùng phục vụ Tổ Quốc, Dân Tộc.
Lần này, khi hướng về quốc kỳ và đảng kỳ của hai đảng cách mạng đã cùng chung khí phách quật cường, đánh đuổi ngoại xâm giành độc lập cho xứ sở, tôi cũng mang trong lòng tràn ngập niềm kính ngưỡng và biết ơn tiền nhân. Nhưng khi câu hát “Việt Nam, hai câu nói sau cùng khi lìa đời” vang dội hội trường, mắt tôi đang nhìn về lá cờ nền đỏ có ngôi sao trắng trong vòng tròn xanh dương, bỗng như nhòa nhạt, mà lộ nét dần dần lại là hình ảnh đẫm máu của mười ba chiếc đầu đã dũng cảm rơi tại pháp trường Yên Bái ngày 17 tháng 6 năm 1930. Tôi nhớ rõ tên từng người đã tuần tự bước lên đoạn đầu đài. Người thứ nhất: Bùi Tử Toàn, người thứ hai: Bùi văn Chuẩn, người thứ ba: Nguyễn An, người thứ tư: Hà văn Lạo, người thứ năm: Đào văn Nhít, người thứ sáu: Ngô văn Du, người thứ bẩy: Nguyễn Đức Thịnh, người thứ tám: Nguyễn văn Tiềm, người thứ chín: Đỗ văn Sử, người thứ mười: Bùi văn Cửu, người thứ mười một: Nguyễn Như Liên, người thứ mười hai: Phó Đức Chính và người thứ mười ba là đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng: Nguyễn Thái Học. Mười ba vị anh hùng dân tộc đó khi bước lên đoạn đầu đài đều tận dụng giây phút cuối để nói lên lời chúc nguyện “Việt Nam muôn năm”, nhưng chỉ đảng trưởng Nguyễn Thái Học hô được ba tiếng “Việt Nam muôn….”, anh hùng Đào văn Nhít, Nguyễn văn Tiềm và Bùi văn Cửu hô được một tiếng “Việt”, còn lại đều hô được hai tiếng “Việt Nam”, thì lưỡi đao máy chém đã rơi xuống, đầu lìa khỏi cổ mà tinh thần bất diệt đời đời .
Chi tiết lịch sử này tôi đã biết từ thời học trung học; câu hát này tôi đã hát từ khi ca khúc “Việt Nam Việt Nam” được phổ biến, nhưng tôi chưa hề bao giờ cảm nhận được gạch nối giữa quá khứ và hiện tại. Đúng hơn là tôi chưa từng bắt được cảm xúc đích thực của người nghệ sỹ khi họ trải lòng trên tác phẩm. Tôi cũng không thể giải thích rằng tại sao cho đến giờ phút này - khi đang đứng trên đất thủ đô của xứ đã đô hộ Việt Nam khi xưa, đã áp dụng chính sách dã man của kẻ mạnh với người dân Việt khốn khổ, đã tù đầy, tra tấn, chém đầu bao anh hùng liệt nữ quyết đứng lên đòi lại quyền làm người - tôi mới nhận ra được cái gạch nối nhiệm mầu đó. Mười ba vị anh hùng Yên Bái đã dành giây phút cuối quý báu để nói lên hai tiếng thiêng liêng hơn cả mạng sống mình: VIỆT NAM. Đó chính là HAI CÂU NÓI SAU CÙNG KHI LÌA ĐỜI.
Nhân danh là đảng tử, đảng tôn trong gia đình VNQDĐ, tôi xin cám ơn nhạc sỹ Phạm Duy và xin tạ lỗi nếu có quá trễ để biết rằng nhạc sỹ đã viết ca khúc này, lời ca này như nén tâm hương dâng lên mười ba anh hùng đã vị quốc vong thân tại pháp trường Yên Bái khi xưa. Suốt nhiều thập niên đằng đẵng kể từ ngày oan nghiệt đó, có người Việt Nam nào thực sự dành phút cuối đời để nói lên hai tiếng “Việt Nam” không "
Người nghệ sỹ thường tự ví mình như kiếp tằm nhả tơ, nhả cho hết óng chuốt, lụa là, làm đẹp cho đời, mà phần thưởng chờ mong chỉ như tấm lòng Bá Nha - Tử Kỳ. Tiếng đàn gẩy lên giữa xôn xao phố thị, ai là người thực sự cảm nhận được xúc động trên từng phím tơ rung "
Linh Linh Ngọc
ThángHai năm 2005
Vậy mà, điều tôi bất thần nhận ra trong buổi lễ tưởng niệm nhà cách mạng Trương Tử Anh, lãnh tụ của Đại Việt Cách Mạng Đảng ở hội trường Fiap tại Paris ngày 12 tháng 12 năm 2004 vừa qua đã khiến tôi bàng hoàng đến mức chết lặng !. Hôm đó chúng tôi được mời đến dự lễ và cũng để giới thiệu tuyển tập Đường Thiên Lý vừa tái bản với ba ngôn ngữ Việt-Pháp-Anh. Tuyển tập này chúng tôi vừa ra mắt tại đại sảnh Thượng viện Pháp ngày 4 tháng 12 năm 2004 với mục đích ngắn gọn là người Pháp nợ dân tộc Việt Nam một lời xin lỗi khi họ phổ biến tấm hình thủ cấp mười ba anh hùng của dân tộc Việt Nam mà họ chém đầu tại pháp trường Yên Bái ngày 17 tháng 6 năm 1930, rồi ghi chú là thủ cấp những kẻ cướp biển!
Sau buổi lễ vô cùng trang nghiêm và cảm động, toàn thể hội trường đã đứng lên, hướng về khán đài nơi có quốc kỳ và đảng kỳ, cùng cất tiếng hát ca khúc “Việt Nam Việt Nam” của nhạc sỹ Phạm Duy. Lá cờ nền đỏ với ngôi sao trắng giữa vòng tròn xanh dương là đảng kỳ chung của Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Quốc Dân Đảng. Lá cờ này tôi đã có dịp thấy rất nhiều lần không phải chỉ vì tôi là đảng tử, đảng tôn trong gia đình VNQDĐ mà còn vì tôi là người Việt Nam. Đối với tôi, dù anh hùng tử sỹ của bất cứ đảng phái nào, khi đã vị quốc vong thân thì đều trở thành anh hùng của dân tộc. Đảng chỉ là hình thức quy tụ những người cùng chung chí hướng, cùng đồng ý phương thức hành động, để cùng phục vụ Tổ Quốc, Dân Tộc.
Lần này, khi hướng về quốc kỳ và đảng kỳ của hai đảng cách mạng đã cùng chung khí phách quật cường, đánh đuổi ngoại xâm giành độc lập cho xứ sở, tôi cũng mang trong lòng tràn ngập niềm kính ngưỡng và biết ơn tiền nhân. Nhưng khi câu hát “Việt Nam, hai câu nói sau cùng khi lìa đời” vang dội hội trường, mắt tôi đang nhìn về lá cờ nền đỏ có ngôi sao trắng trong vòng tròn xanh dương, bỗng như nhòa nhạt, mà lộ nét dần dần lại là hình ảnh đẫm máu của mười ba chiếc đầu đã dũng cảm rơi tại pháp trường Yên Bái ngày 17 tháng 6 năm 1930. Tôi nhớ rõ tên từng người đã tuần tự bước lên đoạn đầu đài. Người thứ nhất: Bùi Tử Toàn, người thứ hai: Bùi văn Chuẩn, người thứ ba: Nguyễn An, người thứ tư: Hà văn Lạo, người thứ năm: Đào văn Nhít, người thứ sáu: Ngô văn Du, người thứ bẩy: Nguyễn Đức Thịnh, người thứ tám: Nguyễn văn Tiềm, người thứ chín: Đỗ văn Sử, người thứ mười: Bùi văn Cửu, người thứ mười một: Nguyễn Như Liên, người thứ mười hai: Phó Đức Chính và người thứ mười ba là đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng: Nguyễn Thái Học. Mười ba vị anh hùng dân tộc đó khi bước lên đoạn đầu đài đều tận dụng giây phút cuối để nói lên lời chúc nguyện “Việt Nam muôn năm”, nhưng chỉ đảng trưởng Nguyễn Thái Học hô được ba tiếng “Việt Nam muôn….”, anh hùng Đào văn Nhít, Nguyễn văn Tiềm và Bùi văn Cửu hô được một tiếng “Việt”, còn lại đều hô được hai tiếng “Việt Nam”, thì lưỡi đao máy chém đã rơi xuống, đầu lìa khỏi cổ mà tinh thần bất diệt đời đời .
Chi tiết lịch sử này tôi đã biết từ thời học trung học; câu hát này tôi đã hát từ khi ca khúc “Việt Nam Việt Nam” được phổ biến, nhưng tôi chưa hề bao giờ cảm nhận được gạch nối giữa quá khứ và hiện tại. Đúng hơn là tôi chưa từng bắt được cảm xúc đích thực của người nghệ sỹ khi họ trải lòng trên tác phẩm. Tôi cũng không thể giải thích rằng tại sao cho đến giờ phút này - khi đang đứng trên đất thủ đô của xứ đã đô hộ Việt Nam khi xưa, đã áp dụng chính sách dã man của kẻ mạnh với người dân Việt khốn khổ, đã tù đầy, tra tấn, chém đầu bao anh hùng liệt nữ quyết đứng lên đòi lại quyền làm người - tôi mới nhận ra được cái gạch nối nhiệm mầu đó. Mười ba vị anh hùng Yên Bái đã dành giây phút cuối quý báu để nói lên hai tiếng thiêng liêng hơn cả mạng sống mình: VIỆT NAM. Đó chính là HAI CÂU NÓI SAU CÙNG KHI LÌA ĐỜI.
Nhân danh là đảng tử, đảng tôn trong gia đình VNQDĐ, tôi xin cám ơn nhạc sỹ Phạm Duy và xin tạ lỗi nếu có quá trễ để biết rằng nhạc sỹ đã viết ca khúc này, lời ca này như nén tâm hương dâng lên mười ba anh hùng đã vị quốc vong thân tại pháp trường Yên Bái khi xưa. Suốt nhiều thập niên đằng đẵng kể từ ngày oan nghiệt đó, có người Việt Nam nào thực sự dành phút cuối đời để nói lên hai tiếng “Việt Nam” không "
Người nghệ sỹ thường tự ví mình như kiếp tằm nhả tơ, nhả cho hết óng chuốt, lụa là, làm đẹp cho đời, mà phần thưởng chờ mong chỉ như tấm lòng Bá Nha - Tử Kỳ. Tiếng đàn gẩy lên giữa xôn xao phố thị, ai là người thực sự cảm nhận được xúc động trên từng phím tơ rung "
Linh Linh Ngọc
ThángHai năm 2005
Gửi ý kiến của bạn