ANH THẮNG ĐỖ & DO CONSULTING: CON ĐƯỜNG DẪN VÀO CÁC ĐẠI HỌC DANH TIẾNG CỦA MỸ CHO HỌC SINH GỐC VIỆT
Caption 1: Anh Victor Thắng Đỗ
Caption2: Anh Thắng đang làm việc với các em học sinh trung học
Nền giáo dục của Mỹ được xếp vào loại hàng đầu thế giới. Các trường đại học nổi tiếng của Mỹ, được trang bị hiện đại cho mọi ngành học, phương pháp giảng dạy tiên tiến và luôn được cập nhật hóa, đã thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới đổ về, kể cả giáo sư lẫn sinh viên. Vì thế, không ngạc nhiên khi chúng ta thấy hằng năm các giải Nobel trong nhiều lĩnh vực như Y Học, Vật Lý, Kinh Tế… thường lọt vào tay các nhà khoa học Mỹ.
Cũng chính vì thế, việc được nhận vào học tại các trường đại học danh tiếng ở Mỹ là ước mơ của rất nhiều các em học sinh cũng như các bậc phụ huynh trong cộng đồng người Việt ở Mỹ. Có điều sự cạnh tranh để dành được một ghế trong Havard, Yale, Princeton, Stanford… không phải dễ. Một đánh vài chục là chuyện bình thường. Con số các em học sinh gốc Việt đứng đầu các trường trung học của Quận Cam hằng năm cũng khá đông, thế nhưng tỉ lệ các em được nhận vào các đại học “Top 10” cũng chưa nhiều. Như vậy vấn đề mấu chốt để được nhận nằm ở chỗ nào" Có cách gì để chuẩn bị trước cho các em, để xác suất được nhận cao hơn không" Mời quí độc giả gặp gỡ anh Victor Thắng Đỗ- Educational Specialist của Do Consulting- để nghe anh nói về một số điều cần biết khi chuẩn bị cho con em mình trong cuộc “chạy đua” vào các đại học danh tiếng…
Anh Thắng vượt biên vào năm 1989 trong những đợt cuối cùng khi mà các trại tị nạn đã đóng cửa. Anh đã vượt qua cuộc “thanh lọc” và sang đến Mỹ vào năm 1993. Tốt nghiệp Cử Nhân Kinh Tế ở UCLA vào năm 1998. Đi làm cho công ty cố vấn hàng đầu của Mỹ là Athur Anderson trong 02 năm, rồi sang Arizona trong 03 năm để lấy thêm 02 bằng MBA và Master of International Management. Hiện đang là Marketing Director của GAC, một công ty kinh doanh trong lĩnh vực nội thất cao cấp.
Anh Thắng mở văn phòng Do Consulting (ngay ngã tư Magnolia và Bolsa, cùng building với luật sư Andre Lâm) chuyên tư vấn cho các em học sinh để được nhận vào các đại học lớn. Văn phòng chỉ mới hoạt động cách đây vài tháng. Khi được hỏi tại sao lại bắt tay vào một dịch vụ còn khá mới mẻ trong cộng đồng người Việt này, anh trả lời là bởi vì đó làm niềm đam mê của mình, và chính anh cũng đã trải qua những kinh nghiệm vui buồn khi xin vào đại học. Vào năm 1996, sau hai năm học ở college, anh cũng đã từng nộp đơn vào Havard, nhưng không được nhận dù điểm cao và anh nghĩ là mình đủ tiêu chuẩn. Anh cảm thấy bực dọc, cảm thấy như mình bị kỳ thị, nên gọi điện thoại lên văn phòng xem xét đơn nhiều lần để tìm cho ra nguyên nhân. Sau nhiều lần được trả lời rất lịch sự nhưng chung chung, anh được một nhân viên giải thích rõ ràng hơn. Havard có những tiêu chuẩn riêng khi tuyển chọn sinh viên. Tiêu chuẩn về điểm chỉ chiếm 1/2 trong quyết định chung. Bài luận văn của anh tuy hay và có ý nghĩa, nhưng chưa nhấn mạnh được yếu tố mà Havard họ cần, và có một vài điều mà anh không nên nói ra.
Kể từ đó, dù cũng đã được nhận vào học ở UCLA, anh Thắng bắt đầu tìm hiểu thêm về những yêu cầu, đòi hỏi của các đại học lớn trong khi tuyển sinh. Khi đi làm cho công ty tư vấn Athur Anderson, anh cũng làm trong bộ phận tuyển dụng sinh viên sắp ra trường từ các đại học UCLA, USC… Anh đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong thời gian này, đồng thời xây dựng được quan hệ gần gũi với các phòng tuyển sinh của các đại học lớn ở Mỹ. Sau vài năm, bức tranh về con đường dẫn vào các đại học danh tiếng bắt đầu rõ ràng hơn rất nhiều. Từ năm 2007, anh Thắng đã thử hướng dẫn một vài em học sinh giỏi (của các gia đình quen biết) nộp đơn xin vào các trường đại học. Kết quả thật là mỹ mãn, nên anh quyết định mở văn phòng chính thức để phổ biến công việc tư vấn này một cách rộng rãi hơn.
Suy cho cùng, các đại học lớn muốn tuyển sinh viên tài giỏi để đào tạo ra thành những chuyên viên, những nhà lãnh đạo giỏi cho các công ty và chính phủ sau này. Như vậy, tiêu chuẩn tuyển sinh của họ cũng gần giống tiêu chuẩn tuyển người của các công ty lớn. Thí dụ, đa phần các công ty muốn tìm các em sinh viên có khả năng lãnh đạo. Do đó, các trường cũng muốn các em được nhận thể hiện khả năng lãnh đạo của mình thông qua các hoạt động xã hội, qua bài luận văn, qua kỳ phỏng vấn. Đối với một số em học sinh, kinh nghiệm thực sự về lãnh đạo cũng chưa nhiều, nên sự diễn đạt cũng chưa đúng ý của các trường lớn.
Một cách khái quát, các trường đại học lớn hàng năm nhận hồ sơ để đánh giá và tuyển sinh gồm có bảng điểm trong trường, những điểm thi như SAT, các bài luận văn (các trường công của Cali yêu cầu 2 bài, các trường Top 10 yêu cầu nhiều hơn) và một kỳ phỏng vấn (có khi không bắt buộc). Một số trường yêu cầu thư giới thiệu của thầy cô giáo. Chỉ bấy nhiêu đó thôi để quyết định em nào sẽ được vinh dự là sinh viên của Havard, Yale, Stanford… Chỉ một sai lầm vào phút chót là có thể làm đổ đi thành tích của những em học sinh xuất sắc trong suốt thời gian trung học. Đã có em bị loại mà không biết vì lá thư giới thiệu của thầy giáo đã viết một số điều không có lợi cho em! Đã có trường hợp một học sinh Mỹ gốc Á- có điểm SAT hoàn hảo là 2400, top 1% của trường- kiện đại học Princeton là kỳ thị trong khi đánh rớt mình, nhưng lại nhận một bạn Mỹ trắng cùng lớp có sức học kém hơn mình!
Do Consulting
9030 Bolsa Ave Westminster, CA 92683
Victor Thắng Đỗ - Educational Specialist
(714) 983-8983 or (714) XUFU-XUFU