Hâm Nóng Khí Hậu Địa Cầu Làm Cây Cối Mau Lớn Nhờ Hút Khí Carbon Dioxide Do Loài Người Thải Ra
Nghiên cứu cho thấy cây cối bây giờ ở bắc bán cầu mau lớn hơn 200 năm về trước. Và giải thích điều này, những nhà khoa học cho đó là do hiện tượng khí hậu thay đổi nóng hơn.
Cuộc nghiên cứu này do những nhà khoa học thực hiện trong vòng 22 năm, trên 55 lô đất trồng rừng với loại cây gỗ cứng.
Theo Geoffrey Parker, một nhà khoa học chuyên về rừng và sinh thái học của Trung Tâm Smithsonian Environmental Research ở Edgewater, Maryland, sự mau lớn của cây là một điều không ai dè nhưng nó ăn khớp với hiện tượng khí hậu nóng lên. Theo Ong có lẽ là nhờ không khí có thêm carbon dioxide do con người thải ra qua nhiều cách mà cách nhiều nhứt là dùng năng lượng từ hóa thạch như xăng dầu, than đá.
Đo đạt mỗi năm, những khoa học gia này nhận thấy cứ mỗi năm, từ năm 1987, thì mỗi năm đường kính của cây thí nghiệm tăng 2cm (0.78in). Và 90% cây trong các lô thí nghiệm lớn hơn từ 2 đến 4 lần trong vòng 1 năm.
Và sự lớn đó xảy ra suốt đời của cây, chớ không phải qua thời kỳ trưởng thành rồi ngưng lại.
Kết luận này được rút ra sau 250,000 lần đo trong vòng 20 năm. Trong thời gian 20 năm đó, bầu không khí, carbon dioxide tăng 12%.
Và những nhà khoa học này cho rằng cây mau lớn vì hút chất carbon dioxide nhiều, hiện tượng này giúp cho bầu không khí giảm đi carbon dioxide do con người thải ra qua nhiều cách trong cuộc sống kỹ nghệ.
Trong phong trào chống lại hiện tượng hâm nóng Địa Cầu và bảo vệ môi sinh trở thành cái mode, một cuộc khảo nghiệm như trên là hiếm có tạo một thở dài thư dãn ít có.