Hôm nay,  

Cọp: Con Vật Sắp Bị Tuyệt Chủng

19/12/200900:00:00(Xem: 8680)

Cọp: Con Vật Sắp Bị Tuyệt Chủng

MƯỜNG GIANG
Thời xưa tại các nước Á Đông trong đó có Trung Hoa và VN, các vị vua chúa thường chọn Rồng làm con vật biểu tượng để tỏ xuống thần dân quyền uy và sức mạnh của đấng con trời. Trong khi đó thì hàng tướng lãnh kể cả các anh hùng trong chốn giang hồ, lại coi Cọp như vị thần bổn mạng, vì hình ảnh oai vệ hùng dũng của nó cũng chính là cái bóng của họ trong cuộc đời.
Do đó rất nhiều hình ảnh của cọp đưọc thần thánh hóa và đã đi sâu vào đời sống dân gian mọi nơi qua bia miệng và ngôn ngữ được nhắc nhớ hằng ngày như hổ trướng, hổ bôn, hổ bảng, hổ bộ, hổ phù, hổ tướng.. Tại miền tây nam nước Tàu hiện còn một bộ tộc gọi là Di (6.570.000 người) sống ở Tứ Xuyên, nhận mình là hậu duệ của Khương Tuất có thủy tổ là cọp. Ngoài ra khắp nơi trên thế giới có nhiều dân tộc coi cọp là đấng thần linh của họ như Udeges tại thung lũng Bikin (Tây Bá Lợi Á) gọi quê hương mình là AMBA có nghĩa là chúa cọp huy hoàng, để chỉ loài cọp Siberia được coi như thần hộ mệnh Primonsky Krai hay Kharbara VSK. Cũng tai vùng này bên hai bờ sông Amur (Nga), các nhà khảo cổ đã tìm ra hình ảnh cọp từ 6000 năm về trước do người Gordis vẽ.
Trong thần thoại Ấn Độ có nữ thần Durga cười cọp giống như Lảo Tử (Chang Tao Ling) giáo chủ của Đạo giáo, cũng cưởi cọp để ác chiến với các tà thần khi đi tìm sự vô vi ý nghĩa của cuộc sống. Các đế quốc thực dân Anh, Hòa Lan khi đô hộ Ấn Độ, Mã Lai, Nam Dương cũng giết cọp để tỏ thần uy của mình với dân nô lệ bản xứ. Trong cuộc chiến ngăn chống cộng sản Bắc Việt xâm lăng (1955-1975) hầu hết các binh chủng thuộc QLVNCH như Nhảy Dù, TQLC, LLDB, BDQ.. đều chọn cọp làm phù hiệu cho đơn vị. Trong số này kiệt hiệt nhất là Tiểu Đoàn 42 BĐQ thuộc Khu 44/Vùng IV chiến thuật với hổn danh    Cọp Ba Đầu Rằn . Quân đội Đại Hàn khi tham chiến tại miền Nam VN cũng có một Sư đoàn mang tên Mãnh Hổ trấn đóng tại Phú Yên, Bình Định thuộc Quân Đoàn 2. Trong cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất (1991), Mỹ cũng có một đơn vị thiện chiến là Lữ đoàn Tiger thuộc Sư đoàn 2 Thiết giáp Nhảy dù.
Điều mai mĩa nhất là chính con người đã dựng ra rất nhiều huyền thoại, trong đó có nói tới cọp là tủ thuốc quý của nhân loại, đã đưa nó lên mây xanh do óc tưởng tượng. Nhưng cũng chính điều này đã mang tới tai họa diệt chũng cho cọp. Kể từ đó con người đã dùng mọi phương tiện bắt cọp đem bán cho con buôn. Cọp bị săn lùng từ Phi sang Á, trong đất liền ra tận hải đảo Nam Dương, đến độ LHQ phải can thiệp để duy trì mạng sống và nòi giống của cọp. Nhưng vấn đề càng trở nên phức tạp vì dân số thế giới càng lúc càng tăng mạnh, phải phá rừng khai hoang để lấy đất canh tác, tấn công trực tiếp vào giang sơn của chúa sơn lâm.
Rồi đây nếu tình trạng trên không sớm giải quyết, thế giới không hoạt động hửu hiệu thì trong tương lai gần, cọp sẽ chỉ còn hiện diện trong sở thú, gánh xiệc, sách vở và nơi các đình chùa mà thôi. Thật là... thời oanh liệt nay còn đâu " (Thế Lữ ).
+ Cọp : Chúa Tể Của Sơn Lâm
Cọp là loài dã thú có sức mạnh và sự tinh khôn gần bằng con người. Theo kinh nghiệm của giới thợ săn và làng võ, những nhân vật từng chạm trán với ác vật trên cho biết tính nết cọp rất kỳ lạ. Đó là khi vồ mồi (bất kể là người hay thú vật) nếu bắt trúng    tai    thì cọp bỏ đi. Khi đã bắt được mồi, bao giờ cọp cũng dựng xác người hay vật ở tư thế ngồi hay nằm rồi mới ăn thịt và luôn luôn moi lục phủ, ngủ tạng ăn trước. Cọp nào làm ngược những qui tắc trên, được giới thợ săn gọi là    cọp trở mồi, một báo hiệu cho biết nó sắp bị giết bởi thợ săn hay sập bẫy. Ngoài ra khi thấy cọp quì chân sau chống chân trước là lúc cọp sắp tấn công. Khi vồ mồi, cọp chạy theo thế bò sát và phóng tới, cái đuôi phe phẩy theo hướng nào là cọp tấn công theo hướng đó. Sau cùng lúc cọp nằm ngữa bụng lên trời là để dưỡng sức đợi dịp tấn công tiếp đối thủ. Nhưng cọp cũng rất yếu bóng vía khi bị tấn công bất thần. Những lúc đó thường cong đuôi bỏ chạy và khi hườn hồn, lại quay về nẽo cũ để bắt mồi.
Với người VN, cọp được gọi bằng nhiều danh xưng như Hổ (miền Bắc), cop miền Nam) hay ông ba muơi, ông Kễnh, ông Hùm.. Cọp thuộc họ Mèo với 240 loài là thú ăn thịt sống lớn nhất hiện nay gồm chó, mèo, chồn, gấu.. Chúng có bộ răng và móng chân đặc biệt để thích nghi trong việc xé mồi sống ăn thịt. Bộ răng gồm răng cửa nhỏ nhưng sắc bén dùng để róc xương, còn răng nanh vừa nhọn lại dài, lớn dùng để xé mồi. Riêng răng hàm được cấu tạo như lưởi kéo có nhiều mấu sắc nên có thể nhai nát thịi lẫn xương. Còn các móng chân của bộ ăn thịt đều có vuốt cong được đệm bằng lớp thịt dầy nên bước đi của chúng rất nhẹ nhàng uyển chuyển, thích hợp cho sự rình mồi. Loài nay có bán cầu não lớn mang nhiều nếp nhăn, con thú mới sinh rất yếu nên thường bị chết yểu.
Họ Mèo (Falidae) là loài thú tiêu biểu nhất trong bộ thú ăn thịt gồm có cọp, beo, sư tử và mèo. Chúng săn mồi bằng cách tình rập và tấn công bất thần vào đối thủ (người hay vật) qua hành động nhảy cao và xa vì hai chân sau của chúng dài hơn chân trước. Chuyên săn mồi vào ban đêm nhờ có thị và thính giác cực mạnh, còn râu chỉ là cơ quan xúc giác phụ mà thôi. Trừ thời gian động động dục và nuôi con, hầu hết các thú thuộc họ Mèo sống đơn độc.
CỌP (Panthera Tigris) hay Hổ là loài thú có kích thước lớn nhất trong họ Mèo. Một con cọp xứ Bengale (Ấn Độ) vào tuổi trưởng thành có trọng lượng hơn 250 kg, dài gần 2m và để nuôi thân, mỗi tuần phải ăn một con nai hay heo rừng. Trong 11 loài cọp còn tồn tại, nhỏ nhất là loài cọp sống trên đảo Sumatra (Nam Dương) nặng chừng 120 kg, còn loài lớn nhất hiện nay là cọp Tây Bá Lợi Á (Amua Panthera Tigris Longipilis) dài 3 m và nặng trên 320 kg. Trong rừng xanh cọp là chúa tể muôn loài trừ voi, sư tử, tê giác và trâu rừng.
Cọp Tây Bắc Á sinh sống tại Nga, Tàu và Bắc Cao Ly, trước đây được mệnh danh là lãnh chúa của rừng Taiga, nay cũng sắp bị diệt vong trước mũi súng của phường săn. Tại Trung Hoa, chúng sống ở hai tỉnh Hắc Long Giang và Cát Lâm (Mãn Châu) có bộ lông phát triển rất mạnh kể cả phần đuôi, biến đổi theo thời tiết từng mùa từ vàng nhạt sang đậm. Tại Tây Bá Lợi Á, cọp Siberia rất hung dữ và là kẻ thù không đội trời chung với chó sói, nên nếu có sự hiện diện của cọp trong vùng thì sói bỏ đi nơi khác để kiếm ăn.
Hơn một thế kỷ trước tại Ấn Độ có chừng 40.000 cọp, nay chỉ còn lại 3000 trong số 6000 khắp thế giới vì hầu hết cọp sống tại Bali, biển Caspienne và Java sắp bị tuyệt chũng. May mắn nhất có lẽ là loài cọp Felis Paleosinensis cũng thuộc giống Siberia sống ở miền nam nước Tàu, Ấn Độ và vùng Đông Nam Á hiện phân bố thành 8 loài khác nhau qua màu lông, kích thước. Một số cọp Siberia được nuôi dưỡng trong khu vực có rào sắt tại tỉnh Vladisvostok (Nga) và vườn thú Minnesota (Mỹ) nhưng đặc biệt nhất là tại Vân Nam (Trung Hoa), cọp rất được người thiểu số Lolo thuộc bộ tộc Di trọng vọng vì coi nó như vị thần hộ mạng.
Là loài thú sinh sản rất hạn chế, cop nhỏ lên tới 4 tuổi mới trưởng thành. Cọp cái mỗi lần sinh đẽ với khoảng cách 2,3 năm và trong đời chỉ sinh tối đa là 7 lần và tới năm 20 tuổi là chấm dứt. Cọp cái mang thai khoảng 4 tháng thì sinh nở mỗi lứa từ 1-5 con nhưng tới đa chỉ vài con sống sót.Tuy là loài thú dữ nhưng cọp cái rất thương con nên chăm sóc kỹ càng tới năm 3-4 tuổi, cọp con mới rời mẹ để sống một mình.
Về nguồn gốc, theo các nhà động vật học thì cách đây hơn 300.000 năm, tại vùng rừng núi Siberia còn ôn hòa ấm áp nên đã thấy cọp xuất hiện. Chúng là hậu duệ của loài Creodon sống cách đây hơn 60 triệu năm nay đã tuyệt chủng. Sau đó khí hậu vùng này càng lúc càng lạnh lẽo băng giá nên loài cọp mới di cư tới nơi khác ngoại trừ giống cọp to khoẻ Siberia chịu đưng được thời tiết nên ở lại tới ngày nay. Chúng chia thành hai nhóm đi về hướng tây nước Nga tới vùng biển Caspienne, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Afghanistan.. Nhóm khác đi về hướng đông vào Tân Cương, Trung Hoa, Mãn Châu và xuống tận miền Nam vào Ấn Độ hơp với nhóm một, thiên di tới các nước Đông Nam Á ra tận các hải đảo Nam Dương, Phi Luật Tân.. Đó cũng là cuộc di cư cuối cùng của dòng họ cọp. Hiện các nhà khoa học chọn giống cọp Bengale làm con vật trung gian giữa giống cọp lớn nhất (Siberia) và nhỏ nhất (Bali) để đại diện cho dòng họ cọp, vì nó mang đủ các sắc tố điển hình của hai loài cọp trên về sức nặng, kích thước, màu lông và các yếu rố tâm sinh lý. Đặc biệt là loài cọp trắng mắt xanh, chỉ có tại Ấn Độ. Ngoài ra còn có Liger là loài cọp được lai giống từ sư tử đực và cọp cái. Nó có cơ thể giống sư tử với những sọc vằn và thích bơi lội như cọp. Một con thú lai thứ hai giữa cọp đực và sư tử cái được gọi là Tigon, mang đặc tính loài cọp.
Tương cận với cọp có loài Báo bờm (Acinon Jubatus) có bốn chân rất dài với móng vuốt co giản được. Chúng sống tại Châu Phi, Ấn Độ, Afghanistan, Arab Saudi. Người ta thuần dưỡng báo bờm để săn linh dương nhưng rất khó khăn vì chúng thường chết yểu khi xa rừng. Báo Sư Tử hay Puma (Panthera Concolor) hiện có hơn 30 loài sống tại Nam Mỹ săn tất cả các loài thú to bằng con cừu. Báo Tuyết (Unica Ucin) màu lông vàng nhạt với các đốm đen, sống tại vùng núi cao Altai và rặng Hy Mã Lạp Sơn. Ngoài ra còn có loài Báo Gấm (Leo Pardus Pardalis) màu lông có đóm đồng tiền rất đẹp và Báo Panther Padus sống nhiều tại Á Phi, quần đảo Sonde ăn chó, linh dương, chim và thằn lằn. Tất cả các loài Báo đều sợ người.


Sư Tử là chúa tể tại vùng thảo nguyên Phi Châu, có hình dáng rất oai vệ nhất là con đực. Sư tử sống khắp hai châu Âu và Phi, Ấn Độ. Hiện chỉ còn một số ít tại Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, vùng đồng cỏ quốc gia Bom Bay (Ấn Độ). Trừ Voi, Cọp, Tê Giác, Trâu Rừng và Khỉ đột Gorlilla.. sư tử ăn thịt tất cả các loại thú khác. Các loại Mèo Nhà (Mèo Xiêm ố Felix Catus Domestica), Linh Miêu (Lynx Lynx), Mèo Vàng Châu Phi (Profelix Aurata) và Mèo Rừng (Felis Chaus).. đều là loài thú nhỏ nhất trong bộ ăn thịt sống.
VN trước đây có nhiều cọp nhưng nổi tiếng có cọp Hòa Bình, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Quảng Trị, Khánh Hòa, Mỹ Tho, Bến Tre, Cà Mau.. Cọp VN thuộc loại trung bình với chiều cao 1m, dài 2m, đuôi 1m. Trước thập niên 50 của thế kỷ XX VN có nhiều cọp, chúng loạn xuống đồng bằng đột nhập vào các làng xóm ven rừng để bắt gia súc và người. Nhờ có chiến tranh từ 1945-1975 bom đạn tàn phá đồng thời với sự gia tăng dân số kỷ lục, khiến cho con người phải phá rừng xẻ núi để khẩn hoang canh tác. Sau cùng chính huyền thoại    tủ thuốc quý    đã đứ cọp vao tử lộ diệt vong, khiến cho loài thú này gần như sắp vắng bóng tại VN.
Thuở xa xưa, cọp sống khắp miền đất nước làm loạn và tàn sát con người để ăn thịt, mà một số ca dao tục ngữ nay còn truyền tụng    cọp Bảo Hà, ma Trái Hút (Bắc Việt). Cọp Thủy Ba ma Trại Rớ (Quảng Trị). Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận   .Nhưng cọp miền Bắc hay Trung thật nhiều và dữ tợn nhưng tại Nam phần vào thế kỷ 17-18 cũng nhiều và độc dữ không kém đồng loại ở những nơi khác
+ Cọp sắp bị diệt chủng :
Tất cả cũng đều do con người tạo ra mà khởi đầu là vẽ vời những huyền thoại đưa cọp lên tận mây xanh với các mỹ danh như chúa sơn lâm, sơn vương, sơn thần, ông ba mươi.. để sùng bái, thờ phụng. Rồi cũng chính con người mang tai họa tới cho cọp, khi quả quyết rằng tất cả cơ thể của nó đều là thuốc quý giúp người bồi dưởng sức khỏe trở nên    trường sinh bất lảo, làm cả thế giới đều ham muốn, đổ xô đi bắt giết cọp để thỏa mãn dục vọng.
Do đó chẳng có bộ phận nào của cọp phải vứt bỏ kể cả râu mép. Với người Tàu thì xương cọp (cao hổ cốt) giúp sống thọ lại trị được các chúng bệnh cãm cúm, tê thấp. Râu cọp ngoài bào chế thuốc độc còn giúp cường dương tráng thận tăng sức mạnh phòng the. Mắt cọp chế thành thuốc viên trị chứng thần kinh co giật. Da cọp hiện là món hàng thời thượng có giá bán từ 20.000 ố 50.000 USD. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là món    dịch hoàn cọp    và    canh hầm dương vật cọp    giúp cho người lấy lại tuổi thanh xuân hiện có bán khắp các tửu lầu sang trọng của người Tàu khắp thế giới.
Cách đây hơn 11.500 năm, con người đã đóng vai trò quan trọng về việc tiêu diệt các loài thú lớn ăn thịt trong đó có loài cọp răng kiếm, như báo cáo của nhà cổ sinh vật học người Pháp Paul Martin, qua nhiều địa điểm khai quật khắp Châu Mỹ chứng tỏ người Homosapiens tiền sử đã dùng dao silex, một loại vũ khí sắc bén làm từ đá để săn các loài thú trên. Nhưng nguy cơ tuyệt chủng của loài cọp chính thức từ thập niên 70 của thế kỷ XX. Đó cũng là niên lịch mà bà thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi ra lệnh lập các công viên quốc gia khắp nước để bảo tồn loài cọp. Nhờ vậy loài này mới tăng gia số lượng đáng kể vào năm 1980.
Nhưng đó cũng chỉ là lý thuyết vì thực tế đã không có một kế hoạch nào của thế giới có thể ngăn cản được sự tuyệt chũng của loài cọp, trước tình trạng gia tăng dân số và thị trường tiêu thụ cọp càng lúc thêm phát triển khắp mọi nơi. Tại Trung Hoa việc săn giết cọp là hợp pháp với lý do  trừ hại cho dân  dù thực tế là cung cấp cho thị trường. Đến khi Trung Công ban hành lệnh cấm thì bọn con buôi lại chuyển tới Ấn Độ để khai thác.
Mãi tới đầu thập niên 90 người ta mới phát giác được sự lớn mạnh của thị trường tiêu thu cọp khắp nơi. Traffic, một tổ chức theo dõi việc mua bán thú hoang vào tháng 8 năm 1993 đã thông báo cho chính phủ Ấn Độ tịch thu 385 kg xương cọp (tương đương với 42 con) và 8 bộ da của bọn buôn lậu quốc tế nhưng đây chỉ là số lượng nhỏ nhoi vì cọp vẫn bị săn giết hằng ngày. Cọp có giá tuỳ theo lớn nhỏ (100-300 USD), từ rừng được chuyển bằng xe tải tới các cửa hiệu đặc biệt gọi là Sadad Bazaar tại New Delhi. Bộ tộc Mogiva ở quanh công viên quốc gia Rathambhore (Ấn Độ) chuyên cung cấp cọp cho bọn thương buôn.
Cọp được lột da, xe thịt xấy khô đóng thùng gởi đi khắp nơi. Da cọp chuyển tới Âu-Mỹ, Xương, thịt và tất cả các bộ phận khác được đưa về Trung Cộng, Đài Loan, Hồng Kông và các nước Đông Nam Á có Hoa kiều để chế biến thành dược phẩm và món ăn nhậu phục vụ cho các xì thẩu lắm bạc nhiều tiền. Tình trạng cọp tại Ấn Độ hiện nay càng thê thảm hơn vì bộ lạc Boro ở miền bắc đang nổi loạn chống chính phủ, nên giết cọp để đổi lấy súng đạn. Vùng Taiga (Nga) cọp bị tàn sát tập thể bởi các viên chức chính phủ qua các cuộc săn bắn được tổ chức qui mô.
Sau này nhờ có lệnh cấm nên số cọp tăng lên được 400 con nhưng tới năm 1990 Liên Bang Sô Viết tan rã thì tình trạng săn giết cọp lại tái diễn một cách qui mô hơn trước vì dân Nga quá đói nên cần tiền phải săn cọp bán để sống. Theo kết quả nghiên cứu của John Kenney, một nhà sinh vật học người Mỹ tại đại học Minnesota, thì dù mức săn bắn rất thấp cọp cũng vẫn bị tuyệt chũng trong thế kỷ XXI nếu không có biện pháp ngăn chận hửu hiệu.
Ngày 12-11-1996 tòa án Vladivostock (Nga) đã phạt 5 năm tù ở cho tên săn lậu một con báo. Peter Jackson, một nhân viên thiện nguyện của LHQ đã bao cáo cho WWF tình trạng thối nát và hối lộ lan rộng khắp nước Nga, chính là nguyên nhân mở đường cho bọn buôn lậu và săn cọp tung hoàng khắp miền Tây Bá Lợi Á . Bản án 5 năm trên chỉ là sự nực cười của luật pháp, nhằm xoa dịu lòng căm phẩn của lương tâm nhân loại.
 Qua báo cáo trên cho biết cọp lớn ở Siberia (Penthera Tigris Altrica) là một trong 5 ;oài cọp trên thế giới hiện nay bị đe dọa mạng sống nhiều nhất. Tên của nó đã được ghi vào sách đen báo động cùng với các loài cọp khác đã bị tuyệt chũng tại Bali (Java. Nam Dương), Caspienne (Nga).. Cọp Tây Bá LợiÁ càng lúc càng bị săn giết đến độ địa phương phải thành lập một đội quân cãm tử tại Vladivostok và Usserick để chống lại bọn săn lậu.  Amba    là danh hiệu của đội quân trên do Vladimir Shetinin 60 tuổi cầm đầu, qua sự bảo trợ của LHQ (WWF) và viện nghiên cứu Hornocker (Mỹ) cũng như cộng tác với cơ quan Investigative Network (Hình cảnh đặc biệt Mỹ) trong nhiệm vụ trấn áp bọn săn và buôn lậu quốc tế.
 Tai sở thú Nandakada (Ấn Độ) 12 con cọp thuộc loai khan hiếm lần lượt lăn đùng ra chết vì bị đầu độc, một con đã bị xẽ thịt. Biến cố đã xảy ra vào tháng 9-2000. Theo thống kê hiện Đông Dương chỉ còn 1500 cọp, Mãn Châu và toàn vùng đồng bắc Tàu chừng 400 con, Sumatra (Nam Dương còn 450 con. Riêng giống cọp Bengale Ấn Độ từ 40.000 nay chỉ còn 3000 con. Tất cả đều do nạn phá rừng và săn lậu khiến loài này hết đất sống.
Hiện miền tây bắc Thái Lan có một ngôi chùa Phật được gọi là Chùa Hổ (Wat Pha Luang Ta Bua) đang bảo dưỡng một đàn cọp. Chùa thuộc giáo hội Phật Giáo Đại Thừa ở quận Saiyok thuộc tỉnh Kanchanaburi gần biên giới Thái-Miến Điện, lập năm 1994 là nơi tu hành của các vị đại sư và thuần dưỡng các loài thú dữ trong đó có cọp. Tính tới năm 2007 chùa đã có tới 21 con cọp thuộc giống Bengal xuất xứ từ Nam Dương. Cọp được nuôi trong các lòng riêng bằng thịt gà hay bò nấu chín và thịt mèo khô để cọp quên đi bản chất hung hăng khát máu. Muốn vào thăm đàn cọp phải mua vé giá 500 bath, các nhân viên thiện nguyện quốc tế và dân địa phương thường xuyên tới chùa chăm sóc và tắm rữa cho đàn cọp.
Tóm lại cọp đã đi vào đời sống con người như một huyền thoại, được tôn sùng là chúa tể sơn lâm cũng như cúng bái như một vị thần linh dù cọp và con người luôn đối mặt như hai kẻ tử thù. Gì chăng nữa nó cũng chỉ là một con vật không hơn không kém dù tinh khôn và có sức mạnh phi thường nhưng với bản chất tàn ác gian ngoa thì sớm muộn phải bị tiêu diệt, đó cũng là luật trời. Câu chuyện   Hà chánh ư mãnh hổ   của Khổng Phu Tử đã nói lên sự so sánh trên.
   Cọp chết để da, người ta chết để tiếng ý nói cọp và người khi sống làm gì thì lúc chết chưa phải là hết (cọp để lại bộ da..) còn người lưu lại những thị phi mãi mãi. Tóm lại muôn loài trong vũ trụ từ người tới vật không ai có thể cải lại luật trời. Cọp là loài ác thú phá phách giết hại người và vật yếu hơn mình, nay theo luật tuần hoàn bị người tiêu diệt. CSVN rồi cũng sẽ như loài cọp dữ, sau bao chục năm tác quái tham tàn buôn dân bán nước, nên theo luật tuần hoàn chắc chắn không sớm thì muộn cũng sẽ bị diệt vong. Đó là nhân quả chạy đâu cho khỏi luật trời.
 Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 11-2009
Mường Giang

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.