Độc tài không đè bẹp được “sức mạnh nhân dân”
VŨ HOÀI-NAM
Dẫn nhập.
Trong các cuộc tranh đấu của các dân tộc bị áp bức dưới chế độ độc tài thường xẩy ra ở các đô thị thì mỗi khi nhân dân biết kết đoàn dù khó khăn cách mấy, lâu dài đến đâu thì cuối cùng thắng lợi cũng về tay nhân dân. Tùy theo hoàn cảnh địa phương, không cứ gì lực lượng nòng cót đấu tranh đều phải là thanh niên, sinh viên như ở Hy-Lạp hiện nay. Gần đây nhất, ở Thái Lan, nòng cốt hàng ngũ tranh đấu phần đông là phụ nữ.
Bangkok (Thái Lan).
Cuộc đụng độ tại tòa nhà Quốc hội, ngày 12/11/2008 Cành Sát đã dùng bạo lực đàn áp người biểu tình là Liên Minh Nhân Dân Vì Dân Chủ (People Alliance for Democracy) như đã dùng súng phóng lựu của Trung quốc bắn lựu đạn cay vào đám đông biểu tình làm 3 người chết và 400 người bị thương. Không những vậy, lực lượng biểu tình còn bị một số người dùng súng Phóng Lựu M.79 bắn bị thương cả thảy là 45 người và chết 1 người.
Tuy bị đàn áp rất mãnh liệt, người chết và người bị thương la liệt nhưng không vì đó mà lực lượng biểu tình chống đối chính phủ nhụt chí, rút lui. Hễ có người bị thương, lại có nhiều người ở xa thủ đô Bangkok, bỏ cả nhà cửa, công ăn việc làm xung phong tăng cường nhân số cứ mỗi ngày một đông.
Cuộc đấu tranh dai dẵng của lực lượng Liên Minh Nhân Dân Vì Dân Chủ kéo dài đến mấy tháng liền. Vì đấu ranh có chính nghĩa nên lực lượng Liên Minh Nhân Dân được dân chúng thủ đô đồng tình và các nhà trí thức cũng như giáo sư, sinh viên ở các trường Đại học nổi tiếng đồng cảm và lên tiếng ủng hộ. Tuy thủ tướng chính phủ Somchai Wongsawat, em rể của cựu thủ tướng Thaksin Chinnawatra có nhiều tiền bỏ ra mua chuộc các đại biểu Quốc hội âm mưu sửa Hiến pháp bằng cách tu chính nhưng bị bẽ gẩy, không làm sao thực hiện được mưu đồ.
Trong lúc tranh đấu, lực lượng Liên Minh Nhân Dân bước đầu chiếm Phủ Thủ tướng, sau bao vây Quốc hội làm cho các đại biểu Quốc hội không vào họp được ở toà nhà Quốc hội; về sau nầy lực lượng Liên Minh Nhân Dân chiếm luôn cả hai sân bay chính làm gián đoạn mọi giao thông hàng không. Tuy việc chiếm giữ sân bay làm thiệt hại không ít cho ngân quỹ quốc gia. Nhưng kể về mặt chính trị thì Dân Chủ đã thắng độc tài. Khi Tòa Án Hiến Pháp tuyên bố 3 chính đảng liên hiệp cầm quyền phải giải tán vì gian lận trong việc bầu cử nên nội các Somchai phải từ chức.
Cứ nhìn lại trong việc chính phủ Thái vừa qua đã dùng lực lượng Cảnh Sát đàn áp biểu tình bằng súng đạn nhưng rồi cuối cùng cũng phải thất bại trước sự kết đoàn của nhân dân.
Athen (Hy-Lạp).
Chính phủ hữu phái do thủ tướng Costas Karamanlis cũng không kém độc tài; không những vậy, chính phủ còn dùng chế độ cảnh sát trị để cai trị dân. Cho nên Cảnh sát mới khinh thường sinh mạng dân chúng. Chẳng thế mà việc không đáng gì mà Cảnh Sát đã dùng súng bắn chết một cậu bé mới 15 tuổi tên Alexandros Grigoropoulos trong tuần vừa qua.
Hy lạp là một xứ sở không có nhiều tài nguyên. Nguồn lợi độc nhất mang lại cho quốc gia là du lịch. Vì ảnh hưởng của Kinh tế đi xuống của thế giới nên dân chúng Hy-Lạp bị ảnh hưởng chung. Tuy nhiên, phần nào cũng ảnh hưởng bởi sự lãnh đạo của thủ tướng chính phủ. Dân chúng, nhiều người than phiền là kiếm không đủ ăn. Sẵn công phẫn với nền cai trị độc tài cho nên sau cái chết của một thiếu niên 15 tuổi; dân chúng ở Athens tức giận đã nỗi loạn đập phá các công sở, tiệm buôn, ngân hàng. Trong tuần qua, không ngày nào là không có đụng độ giữa Cảnh Sát và người bểu tình. Các cuộc biểu tình của dân chúng lây lan sang các thành phồ khác của Hy Lạp.
Phía Cảnh Sát chối bỏ việc bắn chết Grigoropuolos và nói đó là tai nạn.Tuy nhiên, luật sư của gia dình Grigoropoulos nói là Cảnh Sát cố ý bắn. Lực lượng bểu tình chiếm các trường học, ra yêu sách đòi chính phủ không được cắt giảm chi phí xã hội và thả tất cả những người biểu tình bị bắt. Dân chúng còn trưng ra khẩu hiệu ”Chấm dứt Cảnh Sát khủng bố”, “Dân chúng hỏi thăm sức khoẻ của thủ tướng và yêu cầu ông Karamanlis từ chức”.