Đó là một số việc có thể xảy ra nếu không có sự cứu hộ từ chính phủ đối với thị trường tài chính Mỹ, một số chuyên gia quan ngại tình hình xấu nhất có thể xảy ra. Họ cho rằng chủ các công ty sẽ khó trả tiền lương cho nhân viên vì ngân hàng của công ty bị đóng băng.
Chủ tịch Quỹ Ngân Khố Ben Bernanke nói thẳng với báo chí rằng nếu không có một kế hoạch cụ thể, Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với một cuộc suy thoái trầm trọng kèm với sự gia tăng của nạn thất nghiệp.
Trải qua nhiều tháng trời, thị trường tín dụng chuyên cung cấp sức sống cho hệ thống kinh tế Mỹ bị bó tay, ban đầu là sự lo sợ và hoang mang về các khoản nợ địa ốc.
Bất động sản bị mổ xẻ ra thành nhiều mảng phức tạp khiến giới đầu tư gặp nhiều khó khăn khi phải định giá thị trường địa ốc thời điểm trước đến hiện tại. Những nghi vấn này đã rút đi từ thị trường cảm giác an toàn của giới đầu tư.
Với số lượng đóng cửa của nhiều “ông chủ lớn” những ngân hàng thực sự thấy lo sợ khi phải cho nhà băng khác mượn tiền chớp nhoáng- một hoạt động thiết yếu luôn xảy ra giữa các nhà băng để đảm bảo hệ thống tiền tệ được luân chuyển.
Niềm hy vọng vào sự can thiệp của chính quyền Bush cho đến thời điểm này có vẻ quá mong manh. Bước đường cùng là chính phủ phải mua lại những ngân hàng này để ổn định thị trường. Trên lý thuyết một khi những nhà băng này bán hết những khoản nợ xấu và tìm cách xây dựng lại vốn, họ sẽ tái phát triển và cho các nhà băng khác mượn trở lại.
Krishnan Dandapani, giáo sư khoa tài chính của ĐH Florida International phát biểu “Thị trường tài chính chủ yếu dựa vào niềm tin. Việc thua lỗ của một cơ sở có thể dẫn đến sự đỗ vỡ liên hoàn. Và điều đó sẽ chẳng khác gì một cuộc Đại Suy Thoái.”
Điển hình như sự sụp đổ của Lehman Brothers đã tạo nên một làn sóng lo sợ tài chính thật sự kể từ thời Tổng Thống Franklin Roosevelt vào khoảng thập niên 1930. Thế nhưng cho đến thời điểm này, chính phủ vẫn chưa can thiệp để ngăn ngừa trường hợp thất bại của các nhà đầu tư lớn. Nếu lấy số lượng tài sản ra để so sánh thỉ Lehman lại nhiều hơn Bear Sterns trước ngày định mệnh 16 Tháng Ba.
Nếu cứ tiếp tục đà này, việc sát nhập và nuốt chửng những ngân hàng cổ phần sẽ còn tiếp tục tiếp diễn. Với áp lực lạm phát đang giảm dần những ngân hàng trung ương được tiên đoán sẽ giảm lãi suất hơn nữa. Và có vẻ như chính quyền liên bang có thể giảm lãi dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. ECB và ngân hàng Anh có thể giảm lãi sau khí đã bơm 50 tỉ đồng vào hệ thống tài chính.
Suy cho cùng những sự kiện vừa qua rất khó cân bằng và ổn định trong một thời gian ngắn. Việc tái xác lập sự cân đối trong thị trường nhà đất là yếu tố cần thiết để chấm dứt vấn đề tài chính toàn cầu. Tuy nhiên thất khó để có thể tin rằng thị trường nhà đất sẽ khó trở lại bình thường sớm nhất là khoảng giữa năm 2009. Và điều đó đồng nghĩa với việc đóng cửa những “tay chơi lớn” và tiếp tục một loạt những thất bại tiếp theo.