Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Memorial Day: Tưởng Nhớ Những Chiến Sĩ Đã Hy Sinh…

24/05/200800:00:00(Xem: 5959)

Hạ sĩ TQLC Lê Ngọc Bình.

Ngày lễ Chiến Sĩ Trận Vong (Memorial Day) nguyên thủy là ngày  30 Tháng 5,  được công nhận từ năm 1911. Đây là ngày lễ quốc gia, trước đây được biết đến là “Decoration Day”  để tưởng nhớ  những chiến sĩ thuộc “Union” đã hy sinh trong cuộc nội chiến (American Civil war). Nhưng sau Thế Chiến thứ nhất thì ý nghĩa ngày lễ này được nới rộng, tưởng niệm những chiến sĩ  hy sinh trong bất cứ cuộc chiến tranh nào hay trong lúc phục vụ trong quân đội.  Sau đó, đến năm 1971  ngày lễ này được dời lại ngày Thứ Hai cuối cùng của Tháng Năm để có một  lễ ba ngày cuối tuần (long week- end). Sự dời đổi ngày này đã làm  mất đi phần  nào ý nghĩa cao đẹp  của ngày lễ.

Để cử hành ngày lễ này, một vài thành phố tổ chức diễn hành rình rang, vui chơi với các đoàn diễn hành hướng đạo sinh, xe, hoa, ban nhạc của các trung học hay nhà thờ. Với thời  tiết ấm áp, bắt đầu mùa Hè, phần đông dân chúng  coi  Memorial Day là dịp cuối tuần có ba ngày nghĩ liên tục, rất tiện cho những chuyến du lịch, đi chơi xa, họp mặt gia đình, bè bạn, picnic…hay tìm  kiếm hàng bán “sale” trên các báo.

Ở Hoa Thịnh Đốn, trong ngày  Chiến sĩ Trận Vong , Tổng Thống Hoa Kỳ trang trọng đặt vòng hoa tưởng niệm lên Đài Tử Sĩ ở Arlington National Cemetery và đọc diễn văn ca ngợi sự hy sinh cao quý của những chiến sĩ đã quên mình, hy sinh để bảo vệ sự  tự do, bình yên cho đất nước Hoa Kỳ. Bên cạnh việc đặt vòng hoa ở đài tử sĩ còn có hằng trăm xe mô tô từ các tiểu bang về,  biểu diển ồn ào trên các đường phố ở HTĐ. Ngoài ra cũng có hằng  ngàn người đến viếng thăm Đài tưởng niệm World War II và  Vietnam Veterans Memorial, được khánh thành năm 1982, nằm trong khu du lịch chính ở HTĐ.   Đây là nơi tưởng niệm những chiến sĩ  trong Quân Lực HK đã hy sinh hay đã mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam.

Memorial  Wall do Maya Lin vẽ kiểu, gồm có hai bức tường đá hoa cương màu đen mua từ Ấn Độ, mỗi bức tường có bề  dài 246 ft 9 inches nối kết nhau theo hình chữ V với góc độ 125.12. Đường nối kết hai bức tường, chỗ cao nhất là 10ft.1. Chỗ thấp nhất của bức tường là 8 inches. Trên đó có khắc 58,171 tên những chiến sĩ   HK đã hy sinh trong cuộc chiến ở VN.

Hằng năm có hằng triệu người đến viếng thăm Viêtnam Veterans Memorial . Trước hai bức tường có lối đi,  dưới chân hai bức tường luôn có những kỷ vật do người thân để lại như huy chương, giày, nón, thư, …du khách thích  dùng bút chì và giấy trắng, đồ tên người thân của mình được khắc trên tường, để kỷ niệm. Đây là đài kỷ niệm đã  gợi cho người viếng thăm nhiều xúc cảm nhất  so với những đài tưởng niệm khác. Trong khu vực tưởng niệm này còn có tượng ba chiến sĩ và một đài tưởng niệm những phụ nữ trong Quân Lực HK phục vụ ở VN, phần nhiều là y tá.

Hiện nay chưa có đài tưởng niệm những chiến sĩ HK đã hy sinh ở chiến trường Iraq và A Phú Hãn.  Trong Ngày Chiến sĩ Trận Vong này chúng ta cũng nên dành một phút để tưởng nhớ những chiến sĩ HK đã can đãm , đã đáp lời sông núi, tình nguyện gia nhập ngũ,  ra đi và đã hy sinh mạng sống của họ cho sự tự do và an bình của đồng  bào ở hậu phương (HK), trong đó có người Việt Nam chúng ta.

Theo tài liệu thì từ năm 2003 đến nay, Tháng Năm 2008 đã có 4,058 chiến sĩ đã hy sinh và 29,395 người đã bị thương ở Iraq. Trong Nghĩa Trang Quốc Gia ở Arlington, VA có hằng loạt thánh giá dựng bên  những mộ mới, dưới chân thánh giá, người thân thường để lại nhiều kỷ vật như hình ảnh thân yêu của người ra đi với gia đình, con cái, mẹ cha, anh em… Nhìn những hình ảnh này không ai mà không bùi ngùi, rơi lệ xót thương cho những anh hùng cao cả,  vị quốc vong thân. Thật là đau lòng khi thấy có quá nhiều chiến sĩ đã hy sinh khi tuổi đời còn quá trẻ,  đôi mươi.

Trong số 4,058 chiến sĩ HK hy sinh ở Iraq có hơn bảy chiến sĩ gốc Việt là :

- Hạ sĩ  TQLC Victor R. Lữ, 22 tuổi ở Los Angeles, Cali. Phục vụ ở 1st Marine Division thuộc căn cứ Pendleton, Cali. Tử trận ngày 3 tháng 11, 2004  tỉnh Al Anbor, Iraq.

- Chuyên viên Quốc Bình Trần, 26 tuổi Army National Guard, San Berdinato, Cali. Tử trận ngày 7 Tháng 11, 2004, bị trúng bom IED khi quân xa đang di chuyển đến Baghdad.

- TQLC Lê Ngọc Bình, 20 tuổi ở Alexandria, VA . Anh đã anh dũng bắn chận một chiếc xe chở bom tiến vào căn cứ ở Anbar, Iraq. Tử trận ngày 23 Tháng 12, 2004.

- Alan Dinh Lam, 19 tuổi, ở Snow Camp, NC. Thuộc Lữ Đoàn TQLC 2nd, Camp Lejeune, NC.  Tử trận ngày 22 Tháng 4, 2003 tại Kut, Iraq.

- Tung Nguyễn, 38 tuổi, Trung sĩ nhất, thuộc U.S. Special Force, Sư Đoàn Nhảy Dù 102. Tử trận ngày 21/11, 2006.

- Hạ sĩ Jeffrey Lam , 22 tuổi ở Queen NY, thuộc TQLC trừ bị ở Brooklyn, NY. Tử trận ngày 8/11, 2004 tại tỉnh Anbar, Iraq.

- Hạ sĩ Andrew S. Dăng, 20 tuổi ở Foster City, Tiểu Đoàn Công Binh thuộc Lực Lượng Tác Chiến số 1, Camp Pendleton, Cali. Tử Trận ngày 22 Tháng 3, 2004 Ramadi, Iraq.

Trong lúc chúng ta được bình  yên, êm  ấm  dưới mái gia đình thì có  biết bao nhiêu chiến sĩ  đang chịu đựng gian khổ, ngày đêm  giáp mặt với tử thần, từ sự sống bước qua cõi chết chỉ trong gang tấc, trong phút giây. Họ là những anh hùng, sẳn sàng  hy sinh mạng sống của mình cho sự tự do, bình yên của đồng bào ở hậu phương.  

Bên cạnh những người đã vĩnh viễn ra đi, còn có biết bao nhiêu chiến sĩ  bị tàn phế. Có vào thăm thương binh trong một quân y viện, được nhìn tận mắt cảnh một thuơng phế binh ở tuổi đôi mươi, bị cưa mất hai chân, hay cụt hai tay, hay mù mắt bên cạnh người yêu  hay người vợ trẻ với con thơ, lúc đó chúng ta mới hình dung được  sự đớn đau của thể xác cũng như  khổ đau tinh thần của  thương phế binh.

Nhiều người đã tàn phế 100%, wheelchair hay giường bệnh là nơi vô cùng  cô độc cho quảng đời còn lại của họ. Vết thương trên thân thể  đã  kéo theo những  đổ vỡ đau thương trong đời sống tinh thần, gia đình. Những thương phế binh này đã hy sinh tất cả để  gìn giữ sự tự do và bình an và nhờ đó mà chúng ta có được những ngày bình yên hôm nay . Xin đồng hương dành cho một ngày trong năm, ngày hôm nay, ngày “Chiến sĩ Trận Vong” để tưởng nhớ đến những chiến sĩ đã hy sinh …và  làm một điều gì  thực tế để tỏ  lòng tri ân đối với những người đã hy sinh quá nhiều cho chúng ta.

Xin đồng hương  gởi quà đến cơ quan từ thiện giúp những người cựu chiến binh tàn phế HK. Sự giúp đỡ của quý vị sẽ đem lại  hy vọng và làm thay đổi đời sống của những thương phế binh.

Disabled American Veterans

P.O. Box 14301

Cincinnati, OH 45250-0301.

www.dav.org

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.